Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường - Môn Sinh học - Lớp 9

doc4 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 631 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường - Môn Sinh học - Lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT TÂY TRÀ	 ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
TRƯỜNG THCS TRÀ THANH BẬC THCS NĂM HỌC 2013-2014
Đề chính thức
 MÔN SINH HỌC - Lớp 9
	Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (3 điểm)
	a. Tại sao Menđen thường tiến hành thí nghiệm trên loài đậu Hà Lan? 	
	b. Những định luật của Menđen có thể áp dụng trên các loài sinh vật khác được không? Vì sao? 
Câu 2 (3 điểm)
	Kiểu gen nào sau đây cho 1,2,3,4 loại giao tử? Hãy viết các giao tử tạo thành.
	a. AA 	 	c. aa
	b. Aa 	d. Aabb
	e. AaBB 	f. BbCc
Câu 3 (6 điểm)
	a. Nêu ví dụ về tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài sinh vật. Trình bày cơ chế của tính đặc trưng và ổn định của bộ NST ở các loài sinh sản hữu tính.
	b. Ba hợp tử nguyên phân 1 số lần bằng nhau tạo ra 96 tế bào con. Xác định số lần nguyên phân của mỗi hợp tử.
Câu 4 ( 8 điểm)
	Ở lúa, hạt gạo đục là tính trạng trội hoàn toàn so với hạt gạo trong.
Giao phấn giữa giống lúa thuần chủng hạt gạo đục với giống lúa có hạt gạo trong thu được F1 và tiếp tục cho F1 tự thụ phấn thu được F2.
a. Lập sơ đồ lai từ P đến F2.
b. Nếu cho F1 nói trên lai phân tích thì kết quả sẽ như thế nào?
---Hết---
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG
 MÔN SINH HỌC 9
Năm học 2013-2014
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM 
Câu 1
3 điểm
Menđen thường tiến hành các thí nghiệm trên loài đậu Hà Lan vì:
- Khả năng tự thụ phấn nghiêm ngặt của nó.
- Đặc điểm này của đậu tạo điều kiện thuận lợi cho Menđen trong quá trình nghiên cứu các thế hệ con lai từ đời F1, F2... từ một cặp bố mẹ ban đầu.
- Đặc điểm gieo trồng của đậu Hà Lan cũng tạo điều kiện dễ dàng cho người nghiên cứu.
- Những định luật di truyền của Menđen không chỉ áp dụng cho loại đậu Hà Lan mà còn ứng dụng đúng cho nhiều loài sinh vật khác.
- Vì: Các thí nghiệm thường tiến hành trên đậu Hà Lan và để khái quát thành định luật, Menđen phải lặp lại các thí nghiệm đó trên nhiều đối tượng khác nhau. Khi các thí nghiệm thu được kết quả đều và ổn định ở nhiều loài khác nhau, Menđen mới dùng thống kê toán học để khái quát thành định luật
2điểm
1đ
Câu 2
3 điểm
- Kiểu gen a, c cho 1 loại giao tử: A và a.
- Kiểu gen b, d, e cho 2 loại giao tử: A-a; Ab-ab; AB-aB.
- Kiểu gen f cho 4 loại giao tử: BC, Bc, bC, bc.
1đ
1đ
1đ
Câu 3
6 điểm
a. * Tính đặc trưng: Bộ NST trong tế bào của mỗi loài sinh vật được đặc trưng bởi số lượng, hình dạng, cấu trúc.
- Ví dụ: Số lượng: người 46 NST, gà 78 NST, ruồi giấm 8 NST.
Hình dạng như hình que, hình cầu, hình chữ V, ....
* Cơ chế: Bộ NST đặc trưng của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ nhờ sự kết hợp giữa 3 cơ chế: NP- GP- Thụ tinh:
 + Qua GP : Bộ NST phân li dẫn đến hình thành các giao tử đơn bội.
 + Trong thụ tinh: Sự kết hợp giữa các giao tử à 2n trong các hợp tử.
 + Qua NP: Hợp tử phát triển thành cơ thể trưởng thành. Trong NP có sự kết hợp giữa nhân đôi và phân đôi NST về 2 cực TB à bộ NST 2n được duy trì ổn định từ thế hệ TB này sang thế hệ TB khác của cơ thể. 
b. 
- Gọi k là số lần nguyên phân của mỗi hợp tử.
- Theo đề: 3.2n = 96 ó 2n = 32 ó 2n = 25 ó n = 5.
- Vậy, mỗi hợp tử nguyên phân 5 lần liên tiếp.
1đ
3đ
2điểm
Câu 4
8 điểm
a. Sơ đồ lai từ P	 F2
- Theo qui ước đề bài:
A: ( hạt gạo đục ), a: ( hạt gạo trong). 
Giống lúa thuần chủng hạt gạo đục mang kiểu gen AA
 Giống lúa có hạt gạo trong mang kiểu gen aa. 
- Sơ đồ lai:
P: Hạt đục x Hạt trong
 AA aa 
GP: A a 
F1: Aa 100% hạt đục 
F1 xF1: Hạt đục x Hạt đục 
 Aa Aa 
GF1: A a A a 
F2: 1AA, 2Aa, 1aa 
 Kiểu hình: 75% hạt gạo đục, 
 25% hạt gạo trong, 
b. Cho F1 lai phân tích:
 F1 ta đã biết là Aa lai với cây mang tính trạng lặn có hạt gạo trong là aa.
F1: Hạt đục x Hạt trong 
 Aa aa 
GF1: A a a 
F2: 1Aa 1aa 
 50% hạt gạo đục 
 50% hạt gạo trong 
1đ
1đ
1đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
1đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.25đ
0.25đ
PHÒNG GD&ĐT TÂY TRÀ MA TRẬN ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG
TRƯỜNG THCS TRÀ THANH MÔN: SINH HỌC KHỐI 9 
 NĂM HỌC 2013-2014	 
 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) 
 Cấp độ
Chủ đề
Các mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng cấp thấp
Vận dụng cấp cao
TL
TL
TL
TL
Các định luật di truyền của Menden
Đối tượng nghiên cứu của Menđen
Áp dụng định luật di truyền vào các đối tượng sinh vật khác
Cách viết giao tử
Bài tập lai 1 cặp tính trạng
Số câu
3
1/2
1/2
1
1
Số điểm
14
2 điểm = 14,3%
1 điểm =7,1%
3 điểm=21,4%
8 điểm=57,2%
Nhiếm sắc thể
Đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể
Bài tập xác định số lần phân bào.
Số câu
1
1/2
1/2
Số điểm
6
4 điểm = 66,7%
2 điểm=33,3%
Tổng số
4 câu
20 điểm
1 câu
6 điểm = 30%
1/2 câu
1 điểm = 5%
1 câu
3 điểm=15%
3/2 câu
10điểm=50%

File đính kèm:

  • docde thi HSG cap huyen 2013.doc
Đề thi liên quan