Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường - Môn thi: Sinh học lớp 9 - Trường THCS Thị trấn Cát Hải

doc2 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 454 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường - Môn thi: Sinh học lớp 9 - Trường THCS Thị trấn Cát Hải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN CÁT HẢI
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN CÁT HẢI
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 
CẤP TRƯỜNG
Năm học 2012 – 2013
MÔN THI: SINH HỌC – LỚP 9
Thời gian làm bài : 60 phút
I.Trắc nghiệm khách quan: (3,0 điểm)
Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau:
Câu 1: Kết quả xuất hiện ở sinh vật nhờ hiện tượng phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các cặp tính trạng là:
A. Làm tăng biến dị tổ hợp. B. Làm giảm sự xuất hiện số kiểu hình
C. Làm giảm biến dị tổ hợp. D.Làm giảm sự xuất hiện số kiểu gen.
Câu 2: Ý nghĩa của phép lai phân tích là:
A. Phát hiện được thể đồng hợp để sử dụng trong chọn giống. 
B. Phát hiện được thể dị hợp để sử dụng trong chọn giống. 
C. Phát hiện được tính trạng trung gian để sử dụng trong chọn giống. 
D. Phát hiện thể đồng hợp lặn và thể dị hợp.
Câu 3: Ở các loài sinh sản hữu tính, bộ NST đặc trưng của loài được ổn định qua các thế hệ nhờ: 
 A. Nguyên phân kết hợp với thụ tinh. B. Quá trình nguyên phân.
 C. Nguyên phân, giảm phân kết hợp với thụ tinh. D. Nguyên phân kết hợp với giảm phân. 
Câu 4: Kết quả giảm phân tạo ra tế bào con có bộ NST:
A. Bằng với số NST tế bào mẹ. B. Gấp đôi số NST tế bào mẹ. 
C. Bằng một nửa số NST tế bào mẹ. D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 5: Ở ruồi giấm, bộ NST 2n = 8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kỳ sau của của nguyên phân, vậy số NST trong tế bào đó bằng bao nhiêu?
A. 16 	 B. 8 	C. 4 D. 2 .
Câu 6: Loại tế bào nào có bộ NST đơn bội?
A. Hợp tử ; B. Giao tử; 	C. Tế bào sinh dưỡng; D. Cả A, B và C.
Câu 7: Bộ NST lưỡng bội của người có số lượng NST là:
A. 48 	 B. 44 	 C. 46 D. 50. 
Câu 8: Số lượng NST trong bộ lưỡng bội của loài phản ánh:
A. số lượng gen của mỗi loài. B. mức độ tiến hoá của loài. 
C. mối quan hệ họ hàng giữa các loài. D. tính đặc trưng của của bộ NST ở mỗi loài. 
Câu 9: Trong tế bào có nhân, NST phân bố ở:
A. trong nhân. B. tế bào chất. C. trong nhân và tế bào chất. D. các bào quan . 
Câu 10: Về nguyên tắc, sự thụ tinh là:
A. Sự kết hợp có chọn lọc giữa 1 giao tử đực với 1 giao tử cái. 
B. Sự kết hợp có chọn lọc giữa 1 giao tử cái với nhiều giao tử đực. 
C. Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa 1 giao tử đực với 1 giao tử cái. 
D. Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa nhiều giao tử đực với 1 giao tử cái. 
Câu 11: Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của ADN dẫn đến kết quả là:
A. A = G; T = X; 	B. A/T = G/X ; 	C. A + T = G + X ; 	 D. A = X; G = T. 
Câu 12: Một số loài rùa, trứng ủ ở nhiệt độ nào sẽ nở thành con cái?
A.Trên 32oC ; 	B. Trên 30oC ; 	C. Trên 31oC ; 	 D. Trên 29oC . 
II. Tự luận: (7,0 điểm)
Câu 1: Nêu sự khác nhau giữa NST giới tính và NST thường?
Câu 2: Ở một loài thực vật, quả đỏ là trội so với quả vàng. Cho hai cây bố mẹ giao phấn với nhau, thu được F1 đồng loạt mang một kiểu hình giống nhau. Tiếp tục cho F1 giao phấn với 1 cây khác có kiểu gen chưa biết, thu được F2 có 85 cây quả đỏ và 82 cây quả vàng. Biện luận để xác định kiểu gen, kiểu hình của F1 và của 2 cây ở P. Lập sơ đồ lai từ P đến F2.
------------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
Năm học 2012 – 2013
I.Trắc nghiệm khách quan: (3,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
A
A
C
C
A
B
C
D
A
 C
B
A
II. Tự luận: (7,0 điểm )
Câu 1: ( 3,0 điểm)
NST thường
NST giới tớnh
- Thường tồn tại với số cặp > 1 trong tế bào lưỡng bội
- Luụn luôn tồn tại thành cặp tương đồng
- Chỉ mang gen quy định tính trạng thường của cơ thể.
- Thường tồn tại với số 1cặp trong tế bào lưỡng bội 
- Tồn tại thành cặp tương đồng (XX) hoặc không tương đồng (XY)
- Chủ yếu mang gen quy định giới tính của cơ thể.
Câu 2: (4,0 điểm) 
Quả đỏ trội so với quả vàng. Quy ước: Gen A quy định tính trạng quả đỏ
 Gen a quy định tính trạng quả vàng
F2 thu được kết quả 85 quả đỏ và 82 quả vàng = 1:1. Đây chính là kết quả của phép lai phân tích. Vậy tính trạng đem lai phân tích (F1) phải có kiểu gen dị hợp (Aa).
Để có được F1 đồng tính và có kiểu gen dị hợp thì bố mẹ đem lai phải thuần chủng về 1 cặp tính trạng.
Sơ đồ lai:
 P: Hoa đỏ x Hoa vàng 
 AA aa
	 G A a
 F1 Aa (100% Hoa đỏ)
 F1 lai phân tích: Aa x aa
 G A, a a
 F2 1 Aa: 1 aa (1 Hoa đỏ: 1 Hoa vàng)

File đính kèm:

  • docDe kiem tra hoc sinh gioi Sinh 9 nam hoc 2012 2013.doc
Đề thi liên quan