Đề thi chọn học sinh giỏi dự thi cấp tỉnh lớp 9 THCS - Môn thi: Sinh Học - Đề 1

doc6 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 1622 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi dự thi cấp tỉnh lớp 9 THCS - Môn thi: Sinh Học - Đề 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI CHỌN HSG DỰ THI CẤP TỈNH LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2012 
Môn thi: SINH HỌC
 Ngày thi 23/11/2012
Thời gian làm bài 150 phút không kể thời gian giao đề
(Đề thi gồm 10 câu, tổng 20 điểm)
Câu 1 (2,5 điểm) 
 a) So sánh hai quá trình phiên mã và dịch mã? Một gen có chiều dài 2907Ao, gen tiến hành phiên mã 1 lần sản phẩm tạo thành tham gia ngay vào quá trình dịch mã. Môi trường nội bào cần cung cấp bao nhiêu axit amin cho quá trình nói trên?
 b) Quan sát tế bào của một hợp tử ở giai đoạn phôi sớm, người ta đã đưa ra kí hiệu về bộ nhiễm sắc thể của hợp tử này là 44A + Y. Nêu biểu hiện của cơ thể này ở giai đoạn trưởng thành. 
Câu 2 (1,5 điểm) Đặc điểm di truyền của các tính trạng do gen tồn tại trên nhiễm sắc thể thường và gen tồn tại trên nhiễm sắc thể giới tính? Phương pháp chỉnh lí giới tính?
Câu 3 (2,0 điểm) Một gen có 135 chu kì xoắn. Hiệu số T - G = 150. Số lượng nuclêôtít loại T ở mạch 1 là 225, số lượng nuclêôtít loại G ở mạch 2 bằng 315 nuclêôtít. 
 a) Xác định số lượng từng loại ribônuclêôtít của phân tử mARN được tổng hợp từ gen trên?
 b) Số lượng phân tử mARN được tổng hợp?
 Biết rằng khi tổng hợp mARN môi trường đã cung cấp 1575 ribônuclêôtít loại A.
Câu 4 (2,0 điểm) Ở một loài thực vật, xét 3 tế bào sinh dưỡng của 3 thể đột biến khác nhau là thể không, thể bốn và thể bốn kép. Tổng số nhiễm sắc thể đơn trong các tế bào này là 124. 
 a) Xác định bộ nhiễm sắc thể 2n của loài? Tên loài này là gì?
 b) Cơ chế phát sinh các thể đột biến trên?
Câu 5 (2,0 điểm)
 a) Trong sản xuất làm cách nào để tạo ra được thể tứ bội (4n)? Sơ đồ minh họa.
 b) Tại sao giống cấy ăn quả tam bội thường không có hạt? Đặc điểm hình thái của quả tam bội so với quả lưỡng bội.
Câu 6 (1,5 điểm) Cơ sở để giải thích cho hiện tượng ưu thế lai là gì? Tại sao sử dụng cây có ưu thế lai (loài tự thụ phấn) để làm giống ở những vụ sau sản lượng thu được lại giảm sút?
Câu 7 (2,0 điểm) Một nhóm tế bào sinh dục sơ khai đực của một loài có 2n = 38, nguyên phân liên tiếp một số đợt bằng nhau đã tạo ra số tế bào con trong các thế hệ tế bào là 896. Các tế bào con tạo thành ở thế hệ tế bào cuối cùng đã bước vào vùng chín tạo giao tử và số nhiễm sắc thể môi trường cung cấp cho toàn bộ quá trình nêu trên là 33782 . Xác định
 a) Số tế bào sinh dục sơ khai ban đầu và số lần nguyên phân của chúng?
 b) Cho rằng các giao tử tạo thành tham gia thụ tinh với hiệu suất là 6,25%, số nhiễm sắc thể giới tính X có trong các hợp tử là 176. Tỉ lệ đực : cái trong số hợp tử tạo thành là bao nhiêu?
Câu 8 (1,5 điểm) Bệnh máu khó đông do một gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định ( không có alen tương ứng trên Y). Trong một gia đình, bố mẹ đều bình thường sinh được con trai đầu lòng và con gái thứ hai bình thường, con trai thứ 3 bị bệnh máu khó đông.
 a) Lập sơ đồ phả hệ và xác định kiểu gen của từng người trong gia đình trên.
 b) Giải thích hình thành người con trai thứ ba bị bệnh máu khó đông.
Câu 9 (1,5 điểm) Thế nào là hiện tượng khống chế sinh học? Cho lưới thức ăn sau:
E
B
A
K
H
G
F
D
C
Nếu loài A bị nhiễm độc thuốc trừ sâu DDT, loài động vật nào trong lưới thức ăn trên sẽ bị nhiễm độc nặng nhất? Vì sao?
Câu 10 (3,5 điểm) Cho thứ đậu hà lan thân cao, hoa trắng, hạt màu vàng thụ phấn với thứ đậu thân thấp, hoa đỏ, hạt màu xanh, ở F1 thu được toàn cây cao, hoa đỏ, hạt màu vàng. Cho cây F1 thụ phấn với cây chưa biết kiểu gen, ở F2 thu được tỉ lệ phân li kiểu hình 3:3:3:3:1:1:1:1.
 Cho biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng tác động riêng rẽ và nằm trên các cặp NST đồng dạng khác nhau.
 a) Giải thích kết quả và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
 b) Nếu muốn ngay từ F1 thu được 75% cây cao, hoa đỏ, hạt xanh : 25% cây cao, hoa trắng, hạt xanh thì phải chọn các cây bố mẹ như thế nào?
---------------------Hết----------------------
ĐÁP ÁN HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH HỌC
ĐỀ THI CHỌN HSG DỰ THI VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2012
Ngày thi 23/11/2012
Câu
ý
Nội dung
Điểm
1
2,5đ
a
So sánh quá trình phiên mã và dịch mã
* Giống nhau:
- Đều có sự lắp ráp giữa các nu theo nguyên tắc bổ sung (A-U; G-X và ngược lại).
- Có sự tham gia của các enzim.
* Khác nhau:
Phiên mã
Dịch mã
-Nguyên liệu là các ribonuclêôtít 
-Nguyên liệu là các axit amin.
-Sự gắn kết giữa các nu của môi trường với nu trên mạch gốc của gen
-Sự gắn kết nu giữa bộ ba đối mã (tARN) và bộ ba mã phiên (mARN).
-Enzim ARN pôlimeraza trượt trên mạch gốc của gen.
-Ri bô xôm trượt trên ARN thông tin
-Tạo liên kết hóa trị giữa các nu
- Tạo liên kết peptit giữa các axit amin và giải phóng các phân tả nước.
- sản phẩm tạo thành là phân tử ARN thông tin mang thông tin của gen cấu trúc tham gia quá trình dịch mã
- Sản phẩm tạo thành là các chuỗi pôlipeptit hoàn thiện cấu trúc không gian 4 bậc tham gia cấu tạo nên tế bào (ezim, chất ức chế...)
0.25
0.25
1,0
b
- Số nuclêôtít của gen: 
- Số bộ ba mã phiên trên mARN = 1710 : 6 = 285 bộ ba
- Số aa môi trường cần cung cấp = 285 - 1 = 284 a.a
Hợp tử có kí hiệu 44A + Y. Ta thấy các cặp NST tương đồng đều đầy đủ về số lượng 44
riêng cặp NST giới tính bị đột biến dạng OY khuyết mất NST X. Do dạng đột biến này chết ngay ở giai đoạn đầu sau khi thụ tinh nên không có giai đoạn trưởng thành.
0,25
0,25
0,5
2
1,5đ
Đặc điểm của gen tồn tại trên NST thường:
- Gen tồn tại thành từng cặp gen alen, mỗi gen có 2alen thuộc 2 nguồn gốc.
- Các gen lặn chỉ biểu hiện thành tính trạng khi ở trạng thái đồng hợp tử.
- Các gen có thể biểu hiện tính trạng theo quy luật trội lặn, di truyền độc lập, liên kết,...
- Các gen trên cùng một nhiễm sắc thể tạo thành nhóm gen liên kết
Đặc điểm của gen tồn tại trên NST giới tính.
- Gen nằm trên vùng không tương đồng của NST X và Y vai trò bố mẹ đóng góp cho con không như nhau.
- Các gen nằm trên X không có alen trên Y tuân theo quy luật di truyền chéo.
- Gen nằm trên Y không có alen trên X di truyền theo quy luật di truyền thẳng chỉ con trai mới biểu hiện tính trạng.
- Số gen trên NST giới tính ít nên chỉ chi phối số ít tính trạng của loài.	
Phương pháp chỉnh lí giới tính: Sử dụng hooc ôn làm thay đổi tính trạng giới tính phụ. 
thiến hoặc ghép tuyến sinh dục có thể làm cái thành đực hoặc ngược lại. Thay đổi điều kiện chiếu sáng, nhiệt độ ấp để chi phối giới tính.
0,75
0,5
0,25
3
2,0đ
a
- Tổng số nuclêôtít của gen là : N = 135. 20 = 2700 nuclêôtít 
- Số lượng từng loại nu trên toàn bộ gen: 
- Ta có T1 = 225 = A2 => T2 = A1 = T - T1 = 750 - 225 = 525 nu.
* G2 = X1 = 315 => G1 = X2 = G - G1 = 600 - 315 = 285 nu.
=> Cả hai mạch đểu thỏa mãn: - Nếu là Mạch 1 thì phiên mã 7 lần
 - Nếu là Mạch 2 thì phiên mã 3 lần.
- Theo bài ra môi trường cung cấp 1575 nu loại A cho phiên mã => 1575 : Tgốc ( thuộc N*)
=> 1575 : T1 = 1575 : 225 = 7
 1575 : T2 = 1575 : 525 = 3
Số ribônuclêôtít trên mARN được tổng hợp từ gen trên là:
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
b
Số phân tử mARN tạo thành:
- Mạch 1 là mạch gốc : phiên mã 7 lần => 7 phân tử mARN
- Mạch 2 là mạch gốc: phiên mã 3 lần => 3 phân tử mARN
0,5
4
2,0đ
a
- Gọi bộ MST lưỡng bội của loài là x, theo bài ra ta có:
 (x - 2) + (x + 2) + (x + 2 + 2 ) = 124 => 3x = 120 => x = 40. => 2n = 40 (NST).
- Tên gọi của loài này là : Chuột
0,5
0,25
b
- Thể 2n - 2: Trong quá trình giảm phân đã xảy ra sự không phân li ở cùng một cặp của cả bố và mẹ => tạo ra giao tử (n - 1) và (n + 1) . Trong quá trình thụ tinh 2 giao tử (n - 1) kết hợp với nhau => hợp tử (2n - 2).
- Thể 2n + 2 : Cũng như trên, nhưng hai giao tử (n + 1) kết hợp với nhau trong thụ tinh => hợp tử (2n + 2).
Thể 2n + 2 + 2: Trong quá trình giảm phân đã xảy ra sự không phân li ở 2 cặp NST giống nhau ở bố và mẹ => tạo ra giao tử (n - 1 - 1);(n + 1+1); (n+1-1); (n-1+1) . Trong quá trình thụ tinh 2 giao tử (n +1+1) kết hợp với nhau => hợp tử (2n +2+2).
0,5
0,25
0,5
5
2,0đ
a
Trong sản xuất người ta sản xuất thể tứ bội (4n) bằng những cách sau.
2n
- Tứ bội hóa thể lưỡng bội (2n): 
4n
4n
n
 TT: Thụ tinh
4n
4n
4n
2n
2n
P: x GP	 TT NP NP NP: Nguyên phân
n
 ĐB GP: Giảm phân
 ĐB: Gây đột biến
2n
- Gây đột biến 2 thể lưỡng bội => giao tử lưỡng bội. Sau đó cho hai giao tử lưỡng bội 2n kết hợp với nhau => thể tứ bội 4n.
4n
4n
4n
2n
4n
4n
4n
2n
P: x ĐB TT NP NP	
4n
2n
0,5
0,5
b
Những giống quả tam bội thường không có hạt vì
- Bộ NST của chúng là 3n (lẻ) vì vậy việc giảm phân (phân chia VCDT) là rất khó thường gặp rối loạn nên không có khả năng tạo giao tử => không có hạt.
Đặc điểm của giống cây tam bội:
- Kích thước tế bào, cơ quan sinh dưỡng lớn.
- Sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh.
- Chống chịu tốt với điều kiện môi trường.
- Chất lượng sản phẩm tốt, quả không hạt.
0,5
0,5
6
1,5đ
Cơ sở để giải thích hiện tượng ưu thế lai là:
- Giả thuyết siêu trội: Người ta thấy nếu như các gen trội quy định cho những tính trạng tốt mong muốn thì những cây có kiểu gen dị hợp về những gen này luôn luôn biểu hiện tốt hơn các thể đồng hợp trội hoặc lặn. Điều này được giải thích bởi sự tương tác giữa các alen trong cùng một lôcut -> tăng hiệu quả của alen trội.
Sử dụng cây có ưu thế lai để làm giống thì năng suất thấp: Vì cây ưu thế lai có kiểu gen 
dị hợp về các cặp nên ở các vụ sau, tỉ lệ gặp nhau của các gen lặn ( có hại) cao -> xuất hiện thể đồng hợp lặn . Tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm => xuất hiện nhiều tính trạng xấu làm giảm năng suất cây trồng. 
0,75
0,75
7
2,0đ
a
- Gọi x là số tế bào SDSK đực ban đầu, theo bài ra ta có:
+ Số tế bào con trải qua các thế hệ = x.2k+1 = 896.=> x.2k = 896 :2 = 448
+ Số nhiễm sắc thể mt cung cấp = 2n.x.(2k - 1) + x.2k.2n = 33782 => x = 7; k = 6
0,25
0,25
0,5
b
- Số hợp tử tạo thành = 448.4.0,0625 = 112 
- Gọi x là số con đực, y là số con cái, ta có: 
=> tỉ lệ đực : cái = 48 : 64 = 3 : 4.
0,25
0,5
0,25
8
2,0đ
a
Sơ đồ phả hệ:
 Quy ước: , Nam, nữ bình thường
	 , Nam nữ bị máu khó đông
Kiểu gen của những người trên:
- Đứa con trai thứ 3 mắc bệnh nên có kiểu gen XaY.
- Đứa con trai đầu không mắc bệnh nên có KG là XAY.
- Bố có kiểu gen: XAY ; mẹ có kiểu gen XAXa.
- Đứa con gái thứ hai có thể có kiểu gen: XAXA hoặc XAXa.
0,5
0,5
b
- Bố có kiểu gen , giảm phân tạo ra 2 loại giao tử XA hoặc Y.
- Mẹ giảm phân cho 2 loại giao tử XA hoặc Xa.
- Hai giao tử Xa và Y kết hợp với nhau => con trai thứ 3 mắc bệnh.
0,5
9
1,5đ
Hiện tượng khống chế sinh học:
Là hiện tượng số lượng cá thể của một quần thể bị số lượng cá thể của một quần thể khác kìm hãm.
Loài G bị nhiễm độc cao nhất:
Vì: Nó là bậc dinh dưỡng cao nhất và là mắt xích chung của nhiều chuỗi thức ăn
0,75
0,25
0,5
10
3,5 đ
a
- F1 toàn cây cao, hoa đỏ, hạt vàng ( theo ĐL đồng tính của menđen => F1 mang các tính trạng trội và P đều thuần chủng).
- Quy ước: A- thân cao ; a -thân thấp D- hạt vàng ; d- hạt xanh
 B- hoa đỏ ; b - hoa trắng
- Sơ đồ lai P-> F1 (hs tự viết)
- F1 lai với cây chưa biết kiểu gen (X) => 3:3:3:3:1:1:1:1 = (3:1)(1:1)(1:1)
Các trường hợp
Tỉ hệ KH ở F2
Biện luận
Kiểu gen
Thân
Hoa
Hạt
 F1
 X
1
 3 : 1
Theo định luật phân tính
Aa x Aa
Aabbdd
1 : 1
Lai phân tích dị hợp
 Aa x aa
1 : 1
Lai phân tích dị hợp
 Aa x aa
2
1 : 1
Giai thích tương tự trên
 Aa x aa
aaBbdd
3 : 1
 Aa x Aa
1 : 1
 Aa x aa
3
1 : 1
Giải thích tương tự trên
 Aa x aa
aabbDd
1 : 1
 Aa x aa
3: 1
 Aa x Aa
* Viết 3 sơ đồ lai từ F1 --> F2 
0,25
0,25
 0,25
0,25
0,5
0,75
b
Thân: F1 toàn cây cao => KG của P là: AA x AA hoặc AA x Aa hoặc AA x aa. 
Hoa: F1 75% đỏ : 25% trắng => KG của P là Bb x Bb
Hạt: 100% xanh => Kg của P là : dd x dd
=> Xét chung các tính trạng ta suy ra kiểu gen của bố mẹ thỏa mãn là:
+ AABbdd x AABbdd
+ AABbdd x AaBbdd
+ AABbdd x aaBbdd
0,25
0,25
0,25
0,5
Điểm thi làm tròn đến 0,25. Nếu thí sinh làm cách khác đúng và ra kết quả chính xác thì vẫn cho điểm tối đa!

File đính kèm:

  • docDeDA CHON HSG CAP TINH 2012.doc