Đề thi chọn học sinh giỏi huyện môn: ngữ văn lớp 9 năm học 2013 - 2014

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1524 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi huyện môn: ngữ văn lớp 9 năm học 2013 - 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND huyƯn kinh M«n
PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN
Mơn: Ngữ văn lớp 9
Năm học 2013 - 2014
 Thời gian làm bài: 150 phút (Khơng kể giao đề)
Đề thi gồm: 01 trang

Câu 1 (2.0 điểm) 
 " - Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng khơng bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa."
 (SGK Ngữ văn 9, tập I, trang 48)
 Ý nghĩa của lời thoại trên trong "Chuyện người con gái Nam Xương"- Nguyễn Dữ?

Câu 2 (3.0 điểm)
 Cảm nhận của em về đoạn thơ: 
"Đồng chiêm phả nắng lên khơng
Cánh cị dẫn giĩ qua thung lúa vàng
Giĩ nâng tiếng hát chĩi chang
Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời."
 (Trích "Tiếng hát mùa gặt" - Nguyễn Duy)
Câu 3 (5.0 điểm)
	Sự vận động của cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người trong "Truyện Kiều" (Nguyễn Du) qua đoạn trích "Cảnh ngày xuân" và "Kiều ở lầu Ngưng Bích".

--------------Hết-------------









UBND huyƯn kinh M«n
PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN
Mơn: Ngữ văn lớp 9
Năm học 2013 - 2014
 Thời gian làm bài: 150 phút (Khơng kể giao đề)
Đề thi gồm: 04 trang

A. YÊU CẦU CHUNG
	- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết cĩ cảm xúc và sáng tạo.
	- Học sinh cĩ thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề.
* Lưu ý: Điểm bài thi cĩ thể để lẻ đến 0,25 và khơng làm trịn số

B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu 1: ( 2,0 điểm)
 Học sinh cĩ thể làm theo những cách khác nhau nhưng phải nêu được các ý sau:
	- Đây là lời thoại của nhân vật Vũ Nương nĩi với Trương Sinh trong cảnh trở về ở phần kết "Chuyện người con gái Nam Xương" - Nguyễn Dữ (0,25điểm)
 - Ý nghĩa của lời thoại:
 + Khẳng định và hồn thiện vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương: trọng ơn nghĩa, bao dung độ lượng và khao khát được phục hồi danh dự. (1,0 điểm)
 + Gĩp phần tạo nên một kết thúc vừa cĩ hậu vừa mang tính bi kịch: mặc dù Vũ Nương được giải oan nhưng sự mất mát của nàng thì khơng thể bù đắp được. (0,5 điểm)
 + Gĩp phần tố cáo xã hội phong kiến bất cơng, khơng cho con người cĩ quyền được sống hạnh phúc nơi trần thế. (0,25 điểm) 
	* Cách cho điểm: Thí sinh trình bày được các ý như trên, lí giải rõ ràng, chính xác; diễn đạt mạch lạc, khơng mắc lỗi về dùng từ, viết câu cho 2 điểm. Giám khảo căn cứ vào mức độ đạt yêu cầu của thí sinh để cho các điểm dưới 2.

Câu 2: (3,0 điểm)
A.Yêu cầu: 
	1. Về kĩ năng:
- Viết được một bài văn cảm thụ cĩ bố cục đủ ba phần, thể hiện được sự cảm thụ tinh tế về cái hay, cái đẹp của đoạn thơ.
- Văn viết mạch lạc, trong sáng, cĩ cảm xúc; khơng mắc lỗi diễn đạt, chính tả.
2. Về kiến thức: 
Bài làm cĩ thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
	- Đoạn thơ đã khắc họa được một bức tranh đồng quê mùa gặt thật đẹp. Đĩ là hình ảnh đồng lúa chín được miêu tả với màu vàng của đồng lúa, của nắng; âm thanh của tiếng hát, của khơng khí lao động; hình ảnh gần gũi, sống động, nên thơ, hữu tình ("Cánh cị dẫn giĩ qua thung lúa vàng", "Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời").
 - Bức tranh đã thể hiện được niềm vui rộn ràng của người nơng dân trước vụ mùa bội thu. 
	- Bức tranh đồng quê mùa gặt được khắc họa bằng những nét nghệ thuật đặc sắc: hình ảnh nhân hĩa, ẩn dụ, nĩi quá, liên tưởng thú vị, tinh tế (đồng chiêm phả nắng lên khơng, cánh cị dẫn giĩ, giĩ nâng tiếng hát chĩi chang, lưỡi hái liếm ngang chân trời... ); thể thơ lục bát quen thuộc; từ ngữ gợi hình, gợi cảm (phả, chĩi chang, long lanh, liếm). 
	B. Tiêu chuẩn cho điểm: 
- Điểm 3: Bài làm đáp ứng tốt các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, hấp dẫn, cĩ những cảm thụ tinh tế, sáng tạo. 
- Điểm 2: Bài làm cơ bản đạt được các yêu cầu trên. Văn viết rõ ràng, trơi chảy; cĩ thể cịn mắc vài lỗi diễn đạt.
- Điểm 1: Nội dung bài viết sơ sài, cảm nhận chưa tinh tế; cịn mắc lỗi về diễn đạt, lỗi chính tả.
- Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp.
* Lưu ý: Khi cho điểm giáo viên cần trân trọng những cảm nhận tinh tế, cách viết sáng tạo của học sinh để cho điểm phù hợp.

Câu 3: (5,0 điểm)
A.Yêu cầu: 
	1. Về kĩ năng:
 - Viết được một bài nghị luận văn học cĩ bố cục đủ ba phần, luận điểm rõ ràng, dẫn chứng cụ thể, chọn lọc, lập luận thuyết phục.
- Văn viết mạch lạc, trong sáng, cĩ cảm xúc; khơng mắc lỗi diễn đạt, chính tả.
2. Về kiến thức: 
Bài làm cĩ thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: 
	* Sự vận động của cảnh thiên nhiên trong hai đoạn trích:
- Nguyễn Du rất tinh tế khi tả cảnh thiên nhiên. Nhà thơ luơn nhìn cảnh vật trong sự vận động theo thời gian và tâm trạng nhân vật. Cảnh và tình luơn gắn bĩ, hịa quyện.
+ Sự vận động của cảnh thiên nhiên trong đoạn trích "Cảnh ngày xuân":
 ./ Bốn câu mở đầu đoạn thơ là cảnh ngày xuân tươi sáng, trong trẻo, tinh khơi, mới mẻ và tràn đầy sức sống; hình ảnh quen thuộc nhưng mới mẻ trong cách cảm nhận của thi nhân, màu sắc hài hịa đến tuyệt diệu, từ ngữ tinh tế, nghệ thuật ẩn dụ, đảo ngữ... (dẫn thơ và phân tích)
 ./ Sáu câu cuối đoạn trích vẫn là cảnh thiên nhiên ngày xuân nhưng khi chiều về lại cĩ sự thay đổi theo thời gian và theo tâm trạng con người. Cảnh vẫn mang cái thanh, cái dịu nhưng mọi chuyển động đều rất nhẹ nhàng, nhuốm màu tâm trạng: hình ảnh xinh xắn, nên thơ; sử dụng tinh tế, khéo léo những từ láy gợi hình, gợi cảm (dẫn thơ và phân tích).
+ Sự vận động của cảnh thiên nhiên trong đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích":
 ./ Sáu câu mở đầu đoạn thơ là cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích với vẻ đẹp hoang sơ, lạnh lẽo, vắng vẻ, mênh mơng, rợn ngợp, đượm buồn: hình ảnh ước lệ (núi, trăng, cồn cát, bụi hồng), từ ngữ gợi hình gợi cảm (bốn bề bát ngát, xa - gần, nọ - kia...) (dẫn thơ và phân tích).
 ./ Tám câu thơ cuối đoạn trích vẫn là cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích nhưng đã cĩ sự vận động theo dịng tâm trạng con người. Ngịi bút điêu luyện của Nguyễn Du đã thể hiện khá sinh động bức tranh thiên nhiên với những cảnh vật cụ thể được miêu tả từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt sang đậm, âm thanh từ tĩnh đến động: hình ảnh ẩn dụ, ước lệ (cửa bể chiều hơm, cánh buồm, con thuyền, ngọn nước, cánh hoa, nội cỏ, chân mây, sĩng giĩ); hệ thống từ láy gợi tả, gợi cảm (thấp thống, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm.)
 * Sự vận động của tâm trạng con người trong hai đoạn trích:
- Nguyễn Du khơng chỉ tinh tế khi tả cảnh thiên nhiên mà cịn rất tài tình khi khắc họa tâm trạng con người. Tâm trạng của nhân vật trong "Truyện Kiều" luơn cĩ sự vận động theo thời gian, khơng gian và cảnh ngộ.
+ Sự vận động của tâm trạng con người trong đoạn trích "Cảnh ngày xuân": Tâm trạng nhân vật cĩ sự biến đổi theo thời gian, khơng gian ngày xuân. Thiên nhiên ngày xuân tươi đẹp, lễ hội mùa xuân đơng vui, lịng người cũng nơ nức, vui tươi, hạnh phúc, hào hứng, phấn khởi, tha thiết yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. Nhưng khi lễ hội tan, cảnh xuân nhạt dần, tâm trạng con người trở nên bâng khuâng, xao xuyến, nuối tiếc, buồn man mác: khơng khí lễ hội vui tươi, rộn ràng, nhộn nhịp qua hệ thống danh từ, động từ, tính từ kép và những hình ảnh ẩn dụ, so sánh sinh động; bút pháp tả cảnh ngụ tình điêu luyện qua những từ láy như: tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao (phân tích dẫn chứng).
 + Sự vận động của tâm trạng con người trong "Kiều ở lầu Ngưng Bích": Tâm trạng con người cĩ sự biến đổi khá rõ rệt. Từ tâm trạng bẽ bàng, tủi hổ, nặng suy tư khi đối diện với chính nỗi niềm của mình nơi đất khách quê người, Thúy Kiều đã day dứt, dày vị khi tưởng nhớ đến chàng Kim và lo lắng, xĩt xa khi nghĩ về cha mẹ, để rồi càng đau đớn, tuyệt vọng, lo sợ, hãi hùng khi đối diện với cảnh ngộ trớ trêu, với tương lai mịt mờ, tăm tối của cuộc đời mình. (Phân tích dẫn chứng để làm nổi bật nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật bằng ngơn ngữ độc thoại nội tâm, bút pháp tả cảnh ngụ tình, hình ảnh ẩn dụ ước lệ, điển cố điển tích, điệp ngữ, câu hỏi tu từ, các từ láy giàu sắc thái gợi tả gợi cảm...)
	* Khái quát và nhấn mạnh: tài năng tả cảnh, tả tình và tấm lịng nhân đạo của Nguyễn Du trong "Truyện Kiều"; giá trị nội dung, nghệ thuật và sức sống của tác phẩm. (Cĩ thể liên hệ, mở rộng vấn đề) 
B. Tiêu chuẩn cho điểm:
- Điểm 5: Bài làm đáp ứng tốt các yêu cầu trên; lập luận chặt chẽ, thuyết phục; hành văn trong sáng, hấp dẫn, cĩ những cảm thụ tinh tế, sáng tạo. 
- Điểm 3-4: Bài làm cơ bản đạt được các yêu cầu trên; lập luận tương đối chặt chẽ, thuyết phục; diễn đạt rõ ràng, trơi chảy; cĩ thể cịn mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt, chính tả.
- Điểm 1-2: Nội dung bài viết sơ sài, lập luận chưa chặt chẽ, thiếu thuyết phục; cịn mắc lỗi về diễn đạt, chính tả.
- Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp.
* Lưu ý: Khi cho điểm giáo viên cần trân trọng những cảm nhận tinh tế, cách viết sáng tạo của học sinh để cho điểm phù hợp.


--------------Hết-------------
















File đính kèm:

  • docDe HSG KInh mon 1314.doc
Đề thi liên quan