Đề thi chọn học sinh giỏi huyện - Môn Sinh học lớp 9 - Trường THCS Mễ Sở

doc4 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 760 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi huyện - Môn Sinh học lớp 9 - Trường THCS Mễ Sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ THI: CHọN HọC SINH GIỏI HUYệN. NĂM HọC 2012-2013
Đề MÔN: SINH HọC. LớP: 9
Họ Và TÊN NGƯờI RA Đề: Đỗ THị Duyên
ĐƠN Vị CÔNG TáC:TRƯờNG THCS Mễ Sở 
Đề BàI
Câu 1: (1 điểm) 
	Thế nào là biến dị tổ hợp? ý nghĩa của biến dị tổ hợp đối với chọn giống và tiến hoá? 
Câu 2: (2điểm) 
	Mỗi cặp trong 3 cặp gen Aa, Bb, Dd quy định 1 tính trạng và phân li độc lập với nhau. Các gen ký hiệu bằng chữ cái in hoa là trội so với các gen kí hiệu bằng chữ cái in thường, tính trạng trội là trội hoàn toàn.
1. Hãy xác định:
a. Tỉ lệ giao tử ABD từ cơ thể có kiểu gen AaBbDd
	b. Tỉ lệ giao tử ABD từ cơ thể có kiểu gen AABBDd
2. Thực hiện phép lai P: AaBbDd x AaBbDd. Bằng cách nhanh nhất em hãy xác định:
a. Tỉ lệ kiểu hình mang 3 tính trạng trội ở F1
b. Tỉ lệ kiểu gen AABBDD ở F1
c. Tỉ lệ kiểu gen AaBbDd ở F1
Câu 3: (2 điểm)
	1. Vật chất di truyền ở cấp độ phân tử là gì? Nêu những cơ chế di truyền xảy ra ở cấp độ phân tử? 
	2. Điểm khác nhau trong cấu trúc của ARN và ADN? 
Câu 4: (1 điểm) 
	Khi nhuộm tế bào của một người bị mắc bệnh di truyền và quan sát dưới kính hiển vi người ta thấy các NST có hai đặc điểm sau đây :
	- NST số 21 có 3 cái giống nhau.
	- NST giới tính gồm 1 đôi giống nhau.
	a. Bệnh nhân này là nam hay nữ? Tại sao biết?
	b. Người đó mắc bệnh gì? Biểu hiện của bệnh như thế nào ?
	c. Nguyên nhân và cơ chế hình thành bệnh.
Câu 5: (2 điểm)
	1. Thể đa bội là gì? Trình bày cơ chế hình thành thể tứ bội
2. Vận dụng kiến thức về kiểu gen, kiểu hình, môi trường em hãy phân tích vai trò của giống và kĩ thuật sản xuất trong việc nâng cao năng suất vật nuôi, cây trồng?
Câu 6: (2 điểm) 
 Trong 1 lò ấp trứng, người ta thu được 4000 gà con
Xác định số tế bào sinh tinh và tế bào sinh trứng đủ để tạo ra đàn gà con nói trên. Biết rằng hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 50%, hiệu suất thụ tinh của trứng là 100% và tỉ lệ sống sót của hợp tử là 100%.
Tính số tế bào trứng mang NST X và số tế bào trứng mang NST Y được thụ tinh. Biết trong đàn gà con nói trên gà mái chiếm 60%.
-----------------Hết---------------
ĐáP áN Và HƯớNG DẫN CHấM MÔN SINH HọC LớP 9
NĂM HọC 2012 – 2013
Câu
Nội dung
Điểm
1
(1 điểm)
1.
* 1. Biến dị tổ hợp là loại biến dị xảy ra do sự sắp xếp lại các đặc điểm di truyền của bố mẹ trong quá trình sinh sản, dẫn đến ở thế hệ con, cháu xuất hiện các kiểu hình mới khác với bố mẹ. 
- ý nghĩa của biến dị tổ hợp đối với chọn giốngvà tiến hoá:
Biến dị tổ hợp tạo ra tính phong phú, đa dạng ở sinh vật, sự đa dạng này có ý nghĩa quan trọng trong chọn giống và tiến hoá
+ Trong chọn giống : tính đa dạng ở vật nuôi và cây trồng giúp con 
người có nhiều điều kiện để chọn và giữ lại những đặc điểm mà nhà sản xuất muốn.
+ Trong tiến hoá : Tính đa dạng ở sinh vật là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên và giúp cho loài có thể sống và phân bố được ở nhiều môi trường sống khác nhau.
0,25
0,25
0,25
0,25
2
(2 điểm)
1.
a. Cơ thể có kiểu gen AaBbDd cho 23 = 8 loại giao tử
=>Tỉ lệ giao tử ABD là 1/8 
b. Cơ thể có kiểu gen AABBDd cho 21 = 2 loại giao tử
=>Tỉ lệ giao tử ABD là 1/2 
2.
P: AaBbDd x AaBbDd
Phân tích sự di truyền của từng cặp tính trạng ta có:
(Aa x Aa)(Bb x Bb)( Dd x Dd) . Kết quả ở F1
	*Về kiểu gen:
(1/4AA: 2/4Aa : 1/4aa)(1/4BB:2/4 Bb : 1/4bb)(1/4DD: 2/4Dd: 1/4 dd)
*Về kiểu hình :
(3/4 A - : 1/4 aa)(3/4B - : 1/4bb)(3/4D - : 1/4 dd) 
a.Tỉ lệ kiểu hình mang 3 tính trạng trội ở F1 là : 
(3/4A -) .(3/4B -) .(3/4 D -) = 27/64 
b. Tỉ lệ kiểu gen AABBDD ở F1 là : 1/4 AA .1/4BB .1/4 DD = 1/64 
c. Tỉ lệ kiểu gen AaBbDd ở F1 là : 2/4Aa . 2/4 Bb . 2/4 Dd = 8/64 
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
3
(2 điểm)
1. 
Vật chất di truyền ở cấp độ phân tử là: Axit đêôxiribônuclêic (ADN)
* Các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử là:
- Tự nhân đôi của ADN
 - Phiên mã (tổng hợp ARN)
 - Dịch mã (tổng hợp chuỗi axit amin)
2. Điểm khác nhau trong cấu trúc của ADN và ARN
ADN
ARN
- Có cấu trúc 2 mạch xoắn
- Có nuclêôtit loại Timin (T) không có nuclêôtit loại Uraxin (U)
- Có kích thước và khối lượng lớn hơn ARN
- Có cấu trúc 1 mạch 
- Có nuclêôtit loại Uraxin (U)
không có nuclêôtit loại Timin (T) 
- Có kích thước và khối lượng nhỏ hơn ADN
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
4
(1 điểm)
a. Bệnh nhân có 3 NST 21 và có cặp NST số 23 gồm có 2 chiếc giống nhau vậy đây là bệnh nhân nữ. 
b. Người đó mắc bệnh Đao: Bề ngoài bệnh nhân có các dấu hiệu : Bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, khoảng cách giữa hai mắt xa nhau. Về sinh lí, bị si đần bẩm sinh và không có con 
c. Nguyên nhân : Trong giảm phân tạo giao tử, cặp NST số 21 trong tế bào sinh giao tử của bố( hoặc mẹ) không phân li dẫn đến tạo ra 2 loại giao tử: loại giao tử chứa 2 NST số 21 và loại giao tử không chứa NST số 21. Giao tử chứa 2 NST số 21 kết hợp với giao tử bình thường chứa 1 NST số 21 đã tạo ra hợp tử có 3 NST 21, hợp tử này phát triển thành cơ thể mắc bệnh Đao.
0,25
0,25
0,5
5
(2 điểm)
1.
* Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n( lớn hơn 2n)
* Cơ chế: Do tác nhân đột biến dẫn đến không hình thành thoi phân bào làm cho toàn bộ NST không phân ly được trong quá trình phân bào.
- Trong nguyên phân: Thoi phân bào không hình thành dẫn đến tạo ra tế bào 4n từ tế bào mẹ 2n (Nếu xảy ra ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử) 
 đa bội hoá
 Tế bào mẹ 2n nguyên phân Tế bào con 4n
- Trong giảm phân và thụ tinh: Không hình thành thoi phân bào tạo ra giao tử đột biến lưỡng bội 2n. Giao tử đực và cái đều bị đột biến (2n) kết hợp tạo ra hợp tử 4n
P: 2n x 2n
 đb	 đb
GF1: 2n 2n
F1:	 4n
2. 
- Vai trò của giống (kiểu gen): qui định giới hạn năng suất. Kĩ thuật sản xuất (môi trường): Qui định năng suất cụ thể của một giống, trong giới hạn mức phản ứng do giống qui định. Năng suất (kiểu hình) là kết quả của sự tương tác giữa giống và kĩ thuật sản xuất.
- Nếu có giống tốt mà kĩ thuật sản xuất không phù hợp thì không tận dụng được năng suất của giống. Nếu kĩ thuật sản xuất phù hợp nhưng giống không tốt cũng không thu được năng suất cao. Để thu được năng suất cao nhất phải biết kết hợp giữa giống tốt và biện pháp kĩ thuật phù hợp. 
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
6
(2 điểm)
a. 
– Ta có: Số tinh trùng được thụ tinh = số trứng được thụ tinh = số hợp tử = 4.000( vì tỉ lệ sống sót của hợp tử là 100%)
 - Vì hiệu suất thụ tinh của trứng = 100% đ Số tế bào sinh trứng = số trứng được thụ tinh = 4.000 (tế bào)
 - Vì hiệu suất thụ tinh của tinh trùng = 50% đ Tổng số tinh trùng được tạo ra là: ( tế bào)
 - Số tế bào sinh tinh là: (tế bào) 
b. - Gà mái có cặp NSTgiới tính : XY
- Số lượng gà mái trong đàn là: 60%. 4000 = 2400 (con)
đ 2400 con gà mái XY được hình thành từ 2400 tế bào trứng loại Y được thụ tinh
- Số lượng gà trống trong đàn gà con:
 4000 – 2400 = 1600( con)
đ 1600 con gà trống được hình thành từ 1600 TB trứng loại X được thụ tinh. 
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5

File đính kèm:

  • docHSG Sinh 9(1).doc
Đề thi liên quan