Đề thi chọn học sinh giỏi huyện - Môn thi: Sinh học 9 - Đề 3

doc4 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 722 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi huyện - Môn thi: Sinh học 9 - Đề 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 TRIỆU SƠN	
 Đề chính thức
 Số báo danh
.......................
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN
Năm học 2012 - 2013
Môn thi: Sinh học 9
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 25/11/2012
Câu 1( 3đ ).a. Để xác định một tính trạng nào đó trội hay lặn người ta làm bằng phương pháp nào ?Trình bày nội dung của phương pháp đó ?
b.Theo dõi sự di truyền của tính trạng tăng trọng của Lợn người ta thực hiện các phép lai sau :
Phép lai 1 : Lợn tăng trọng chậm x Lợn tăng trọng chậm F1 100% Lợn tăng trọng chậm
Phép lai 2 : Lợn tăng trọng chậm x Lợn tăng trọng nhanh F1 50% Lợn tăng trọng chậm và 50% Lợn tăng trọng nhanh.
Phép lai 3: Lợn tăng trọng nhanh x Lợn tăng trọng nhanh F1 75% Lợn tăng trọng nhanh và 25% Lợn tăng trọng chậm.
 Xác định tính trạng trội, lặn và viết sơ đồ lai phép lai 1.
Câu 2(3đ).a.Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong cấu trúc và cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử ?Hệ quả của nguyên tắc bổ sung thể hiện như thế nào trong cấu trúc của ADN ?
 b.Do đâu mà NST ở các tế bào con sinh ra do quá trình giảm phân bình thường, lại giảm đi một nửa so với tế bào mẹ ban đầu ? 
Câu 3 ( 2đ ).a.Thế nào là biến dị tổ hợp?Tính chất biểu hiện của biến dị tổ hợp là gì?
 b.Để gây đột biến đa bội có hiệu quả cần cho cônsixin tác động vào giai đoạn nào của chu kì tế bào?Giải thích?
Câu 4 (2,5đ).Có 2 hợp tử của loài lúa nước 2n=24 đã nguyên phân liên tiếp đòi hỏi môi trường cung cấp nguyên liệu tương đương là 2256 NST đơn.
 Tìm tổng số tế bào con thu được và số tổng số NST trong các tế bào con đó ở trạng thái chưa nhân đôi.
Câu 5 (2,5đ).Người ta phát hiện một số trứng của một con ruồi giấm cái thấy trong đó có các NST giới tính sau XX, O, X. Hãy giải thích cơ chế sự hình thành các loại trứng trên?
Câu 6(2đ).Một số bà con nông dân đã mua hạt giống rau cải có năng xuất cao từ một vùng khác về trồng nhưng cây sau khi nảy mần thì số cây giống đồng loạt rụi, chết dần và không cho năng xuất.
 Theo kiểm định thì hạt giống đạt tiêu chuẩn và không bị bệnh.Hãy giải thích nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên? Tình trạng đó được gọi là gì trong sinh học?
Câu 7.(3đ).Ở thực vật, gen A quy định hoa đỏ trội so với gen a quy định hoa trắng.Người ta lai hai thứ hoa đỏ và hoa trắng với nhau được F1 có 1001 cây hoa đỏ và 1000 cây hoa trắng. Cho các cơ thể F1 giao phấn với nhau được F2 thống kê kết quả của cả quần thể có tỉ lệ 9 cây hoa trắng : 7 cây hoa đỏ.
a.Hãy biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2 ?
b.Nếu cho các cây ở F2 tự thụ phấn bắt buộc thì kết quả F3 sẽ như thế nào?
Câu 8.(2đ).Mạch khuôn của 1 gen có trình tự nucleotit như sau :
Mạch khuôn ADN : TAX-AAT-AAA-ATA-AXG-XXX-XXG-AXT
+Viết trình tự nucleotit trên mARN tổng hợp từ gen trên.
+Nếu mARN trên được giải mã thì sẽ thu được bao nhiêu axit amin?
---------------- Hết ---------------
 Thí sinh không được sử dụng tài liệu. 
 Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
 HƯỚNG DẪN CHẤM đề chính
 Câu
 Nội dung đáp án
 điểm
Câu 1
(3đ)
 a
*Để xác định tính trạng trội, lặn ta dùng phương pháp phân tích thế hệ lai của menđen
-Nội dung :+ Đem lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về cặp tính trạng tương phản rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của các tính trạng đó trên đời con cháu .
+Dùng toán thống kê để xử lý số liệu và rút ra quy luật di truyền.
0,5
0,5
0,5
 b
*Xét phép lai 3 :Nhanh/chậm = 3 : 1 nên nhanh là tính trạng trội.
+Quy ước : Nhanh A ; chậm a
Kiểu gen chậm ở phép lai 1 là aa
+Sơ đồ lai : P chậm (aa) x chậm(aa) 
 G a a
 F1 
 + Tỉ lệ kiểu gen 100% aa
 + Tỉ lệ kiểu hình 100% chậm
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
Câu 2
(3đ)
a
*Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cấu trúc và cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử là :
-Cấu trúc ADN và tổng hợp ADN : A-T ; G-X và ngược lại
-Trong quá trình tổng hợp mARN : Agốc với Umôi trường ,Tgốc với Amôi trường ; Ggốc với Xmôi trường và ngược lại
-Trong quá trình tổng hợp Prôtêin : A-U ;U-A và G-X ;X-G
*Hệ quả của NTBS :
-Khi biết trình tự nu của mạch này ta có thể biết được trình tự nu của mạch kia.
- A=T, G=X nên A+G=T+X hoặc A+G/T+X=1
0.5
0,5
0,5
0,5
0,5
b
*Tế bào con sinh ra trong quá trình giảm phân bình thường lại giảm đi ½ so với mẹ là vì : NST nhân đôi 1 lần ở kì trung gian và phân ly đồng điều 2 lần về 2 cực của tế bào ở kì sau I và sau II.
0,5
Câu 3
(2đ)
a
*Biến dị tổ hợp là sự sắp xếp lại vật chất di truyền của bố mẹ cho con cái thông qua quá trình sinh sản.
*Tính chất biểu hiện của BDTH
-Chỉ xuất hiện ở hình thức sinh sản hữu tính.
-Có tính trạng mới xuất hiện ở đời con, hoặc tính trạng có ở bố mẹ nhưng sắp xếp theo những kiểu khác nhau ở đời con.
-Vô hướng nếu không biết đặc điểm di truyền của bố mẹ.
-Có hướng nếu biết đặc điểm di truyền của bố mẹ
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
 b
*Để gây đột biến đa bội bằng consixin người ta tác động vào: cuối kì trung gian của chu kì tế bào
Vì :Cuối kì trung gian là thời điểm thoi vô sắc hình thành.
0,25
0,25
Câu 4
(2,5đ)
*Gọi n là số lần nguyên phân của hợp tử 1
 m là số lần nguyên phân của hợp tử 2
 ( m, n nguyên dương)
*Số lượng NST do môi trường cung cấp cho hợp tử 1 và 2 lần lượt là: 2n(2n - 1) và 2n(2m – 1) .
*Vậy ta có : 2n(2n – 1) + 2n(2m – 1) = 2256
* Hay 2n(2n + 2m – 2)=2256 hay 2n + 2m = 96 ( tế bào con)
*Số lượng NST trong các tế bào con là : 96 x 24 = 2304 NST
 (HS giải cách khác vẫn cho điểm tối đa)
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 5
(2,5đ)
*Cơ chế hình thành các loại trứng : XX, X. O
-Do tác nhân gây đột biến tác động vào quá trình giảm phân làm cho NST không phân li ở lần phân bào I, lần phân bào II NST phân li bình thường tạo giao tử XX và O
-Lần I bình thường, lần II không bình thường tạo giao tử : XX, O, X
- Lần I và II bình thường tạo ra :X 
 (HS giải thích bằng sơ đồ vẫn cho điểm tối đa)
1
1
0,5
Câu 6
(2đ)
*Nguyên nhân : 
-Mỗi giống cây trồng điều đòi hỏi một loạt các điều kiện môi trường thích hợp
- Vì vậy cây không cho năng xuất là do đất hoặc khí hậu không thích hợp hoặc giao trồng không đúng thời vụ.
*Cây giống có biểu hiện đồng loạt như vậy người ta gọi là thường biến.
0,5
0,75
0,75
Câu 7
(3đ)
a-Biện luận và sơ đồ lai.
-Cây hoa đỏ có kiểu gen AA và Aa ; hoa trắng aa
-Cho Hoa đỏ x Hoa trắng – F1 = 1 : 1 đây là kết quả phép lai phân tích
Nên cây hoa đỏ ở P là Aa cây hoa trắng aa.
*Sơ đồ lai : Aa(H.đỏ) x aa ( H.trắng) HS tự viết
-F1 có 2 kiểu gen là Aa và aa khi giao phấn cho các phép lai sau.
¼(Aa x Aa)=1/16 AA : 2/16Aa : 1/16aa
½(Aa x aa)=1/4Aa : 1/4aa
¼(aa x aa) = 1/4aa
Kết quả :F2
-Tỉ lệ kiểu gen: 1/16AA : 6/16Aa : 9/16aa
-Tỉ lệ kiểu hình : 7 đỏ : 9 trắng
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
b.Khi F2 tự thụ phấn ta có các phép lai sau:
*1/6(AA x AA)=1/6AA
*6/16(Aa x Aa)=6/16(1/4AA: 2/4Aa : 1/4aa)=6/64AA:12/64Aa : 6/64aa
*9/16(aa x aa)=9/16aa
+ Tỉ lệ phân li kiểu gen: (1/16 + 6/64) AA : 12/64 Aa : (9/16 + 6/64) aa = 10/64AA : 12/64Aa : 42/64aa.
+ Tỉ lệ phân li kiểu hình : 22 Đỏ : 42 trắng=11 Đỏ : 21 trắng	
0,5
0,5
Câu 8
(2đ)
- Mạch khuôn ADN: TAX-AAT-AAA-ATA-AXG-XXX-XXG-AXT
 mARN: AUG-UUA-UUU-UAU-UGX-GGG-GGX-UGA
-Số axit amin được tổng hợp từ mạch trên là : 7 do bộ ba UGA không mã hóa axit amin.
1
1
 Hết

File đính kèm:

  • docDEDA HSG MON SINH HOC 9 HUYEN TRIEU SON NAM HOC 20122013.doc
Đề thi liên quan