Đề thi chọn học sinh giỏi huyện - Môn thi: Sinh học 9 - Đề dự bị
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi huyện - Môn thi: Sinh học 9 - Đề dự bị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRIỆU SƠN Đề dự bị Số báo danh ....................... KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN Năm học 2012 - 2013 Môn thi: Sinh học 9 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 12/01/2012 Câu 1 (3đ).a- Phát biểu nội dung quy luật phân li độc lập của menđen? Có phải các gen quy định tính trạng ở sinh vật điều di truyền theo quy luật này hay không ? Tại sao? b- Nêu điều kiện cần có thể để khi lai các cá thể khác nhau về 2 tính trạng ta thu được đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình xấp xỉ 9 : 3 : 3 : 1. Câu 2 ( 3đ).a- NST kép là gì ? Nó xuất hiện ở những kì nào của quá trình giảm phân ? b- Quan sát 1 tế bào sinh dục đang giảm phân tạo giao tử người ta thấy có 24 NST đang phân li về 2 cực của tế bào. Bộ NST lưỡng bội của loài có thể là bao nhiêu ? Câu 3 ( 3đ).a-Mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN ?Đặc điểm mấu chốt nào trong cơ chế tự nhân đôi của ADN đó đảm bảo cho 2 phân tử ADN con có cấu trúc giống hệt ADN mẹ ? b-Giả sử một mạch đơn ADN có tỉ lệ : (A+G)/(T + X)=0,25.Cho biết tỉ lệ này ở mạch bổ sung và trên cả phân tử ADN ? Câu 4 (4đ).a-Thể dị bội là gì ?Thể dị bội có bộ NST khác như thế nào so với bộ NST của thể đa bội ? b- Cho P thuần chủng có bộ NST 2n lai với nhau được F1 có kiểu gen AAaaBBbb. Viết sơ đồ lai giải thích cơ chế hình thành kiểu gen F1 trên ? Câu 5 (3đ). Xét 3 cặp NST tương đồng của 1 người phụ nữ. - Cặp NST thứ 21 chứa 1 cặp gen dị hợp (A, a). - Cặp NST thứ 22 chứa 2 cặp gen dị hợp (B, b , D, d) - Cặp NST thứ 23 chứa 1 cặp gen đồng hợp trội (E, e) Tìm kiểu gen có thể có của người phụ nữ trên và viết giao tử của kiểu gen đó (Giả sử không có hiện tượng hoán vị gen) ? Câu 6 (4đ). Cho 1 cặp ruồi giấm lai với nhau thu được F1 được 600 ruồi con còn sống trong đó có 200 con đực. Biết rằng tỉ lệ đực/cái = 1 : 1 và gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính X. a-Tính trạng được theo dõi ở đây theo em là loại tính trạng nào ? b-Biện luận và viết sơ đồ lai từ P – F1. ---------------- Hết --------------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM Câu Nội dung chấm điểm Điểm Câu 1 (3đ) a - Nội dung của quy luật plđl : Các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử. - Không vì. + Quy luật plđl đề cập đến 1 nhân tố di truyền ( gen ) nằm trên 1 NST phân li độc lập với nhau + Thực tế số lượng gen của 1 loài sinh vật nào đó luôn lớn hơn nhiều so với số lượng NST nên luôn có nhiều gen trên 1 NST (di truyền liên kết ) đây là hiện tượng phổ biến. 0,5 0,5 0,5 0,5 b Điều kiện cần để cho tỉ lệ phân li kiểu hình 9 : 3 : 3 : 1. - Bố mẹ dị hợp 2 cặp gen -Có hiện tượng trội lặn hoàn toàn -Số lượng cá thể con lai phải đủ lớn -Các cá thể có kiểu gen khác nhau phải có sức sống và sức sinh sản như nhau. 0,25 0,25 0,25 0.25 Câu 2 (3đ) a -NST kép là : NST có 2 cromtit chị em gắn với nhau ở tâm động. -NST kép xuất hiện trong các kì của giảm phân : Kì đầu I , giữa I, sau I, cuối I, đầu II và giữa II 0,5 1,5 b -Nếu tế bào đang quan sát là ở kì sau I thì bộ NST lưỡng bội của loài là 2n=24. -Nếu tế bào đang quan sát là ở kì sau II thì bộ NST lưỡng bội của loài là 2n=48. 0,5 0,5 Câu 3 (3đ) a -Quá trình tự nhân đôi của ADN : + E . ADN polymezara vào tháo xoắn và cắt liên kết hidro tách dần 2 mạch đơn. + Các nucleotit tự do trong môi trường nội bào đi vào và liên kết với các nucleotit ở 2 mạch khuôn theo nguyên tắc A – T ; G – X và ngược lại. + Khi quá trình tự nhân đôi kết thúc, 2 phân tử ADN con được tạo ra giống hệt ADN mẹ. -ADN con sinh ra giống hệt mẹ vì :ADN con được sinh ra theo 2 nguyên tắc : +Nguyên tắc bổ sung : các nucleotit ở 2 mạch khuôn liên kết với các nucleotit ngoài môi trường nội bào theo nguyên tắc A – T ; G – X và ngược lại. +Nguyên tắc giữa lại một nửa ( bán bảo toàn) : Trong ADN con có 1 mạch của ADN mẹ (mạch củ) và mạch còn lại được tổng hợp mới. 0,25 0,5 0,25 0,5 0,5 b - Theo NTBS A1=T2 ; A2=T1 ; G1=X2 ; G2=X1 và A=T ;G=X +Ta có (A+G)/(T+X)=1/4 thì mạch bổ sung tỉ lệ (A+G)/(T+X)=4 +Tỉ lệ (A+G)/(T+X) ở gen là 1 0,5 0,5 Câu4 (4đ) a -Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lượng. -Thể dị bội có bộ NST khác với thể đa bội là : +Thể dị bội có bộ NST bị thay đổi về số lượng ở 1 hoặc 1 số cặp NST.VD 2n-1; 2n+1; 2n-1-1; 2n+1+1 .... +Thể đa bội có bộ NST là bội số của n (thay đổi toàn bộ số cặp NST). VD 3n, 4n, 5n, 6n ...... 0,5 0,5 0,5 b Cơ chế hình thành cơ thể AAaaBBbb. - F1 xuất hiện A, a ; B, b nhận từ P. - P thuần chủng nên kiều gen của P là AABB, aabb hoặc aaBB, AAbb. -Sơ đồ hình thành F1. +Đa bội thể. P : AABB aabb hoặc AAbb aaBB (2n) (2n) (2n) (2n) G : AABB ;O aabb ;O AAbb ;O aaBB ;O (2n) (0n) (2n) (0n) (2n) (0n) (2n) (0n) F1 : AAaaBBbb AAaaBBbb (4n) (4n) +Thể dị bội. P : AABB aabb hoặc AAbb aaBB (2n) (2n) (2n) (2n) G : AABB ;O ; aabb ;O AAbb;O aaBB ;O (n+2) (n-2) ; (n+2) (n-2) (n+2),(n-2) (n+2),(n-2) F1 : AAaaBBbb AAaaBBbb (2n+4) (2n+4) 0,5 1 1 Câu 5 (3 đ) -Kiểu gen có thể có ở người phụ nữ là. BD Bd Aa XEXE (1) Hoặc Aa XEXE (2) bd bD -Giao tử (1) : A BD XE ;A bd XE ; a BD XE ; a bd XE -Giao tử (2) : A Bd XE ; A bD XE ; a Bd XE ; a bD XE 1 1 1 Câu 6 (4đ) a Tìm tính trạng. -Số lượng con cái ở F1 = 600 – 200 = 400 -Do tỉ lệ đực/cái = 1 : 1 nên số lượng con đực thực tế phải là 400 con nhưng F1 ta thu được 200 con như vậy 200 con còn lại đã bị chết. -Vậy tính trạng được theo dõi ở đây là loại tính trạng : Chết và sống. 0,5 0,5 0,5 b - Ta thấy ruồi sống 600 chiếm tỉ lệ cao hơn ruồi chết là 200 như vậy ruồi sống là tính trạng trội, ruồi chết là tính trạng lặn. -Quy ước : Tính trạng sống A ; Chết a. -Xét tính trạng chết/tổng số ruồi= 200 : (600+200)=1/4 hay 2gtx2gt -Do gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính X nên kiểu gen P là. XAXa ( sống) và XAY(sống). -Sơ đồ lai : P XAXa (sống) x XAY (sống) G XA ;Xa XA ; Y F1 XAXA ; XAY ; XAXa ; XaY -Tỉ lệ kiểu gen : 1 : 1 : 1 : 1 -Tỉ lệ kiểu hình : 3 sống : 1 chết 0,5 0,5 0.5 0,5 0,5 Hết
File đính kèm:
- HSH 9.doc