Đề thi chọn học sinh giỏi huyện - Môn thi: Vật lý 9

doc3 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 859 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi huyện - Môn thi: Vật lý 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN
NĂM HỌC 2008-2009
Môn thi: Vật lý 9
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (1,5 điểm) 
Một người gõ một nhát búa vào đường sắt, ở cách đó 1056 m một người khác áp tai vào đường sắt thì nghe thấy 2 tiếng gõ cách nhau 3 giây. Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 330 m/s thì vận tốc truyền âm trong đường sắt là bao nhiêu?
Câu 2: (2 điểm)
	Bỏ một cục nước đá đang tan vào một nhiệt lượng kế chứa 1,5 kg nước ở 300C . Sau khi có cân bằng nhiệt người ta mang ra cân lại, khối lượng của nó chỉ còn lại 0,45 kg. Xác định khối lượng cục nước đá ban đầu. Biết cnước = 4200 J/kg.độ ; λnước đá = 3,4.105 J/kg. (Bỏ qua sự mất mát nhiệt)
Câu 3: (2 điểm)
Hai gương phẳng đặt song song với nhau sao cho các mặt phản xạ hướng vào nhau. Giữa hai gương đặt một ngọn nến.
Vẽ ảnh của ngọn nến được tạo thành bởi hệ gương.
Xác định khoảng cách giữa hai gương biết rằng khoảng cách giữa các ảnh của ngọn nến tạo thành bởi lần phản xạ thứ hai trên các gương là 40 cm.
Câu 4: (3,5 điểm)
	a. Ba điện trở với các giá trị lần lượt là: 2,0 Ω, 4,0 Ω, 6,0 Ω được mắc thành bộ rồi mắc vào một nguồn điện có hiệu điệu thế không đổi. Xác định cường độ dòng điện chạy trong mạch chính ứng với mỗi cách mắc biết rằng giá trị cường độ dòng điện nhỏ nhất đo được trong các mạch là 0,5 A. 
A
B
A
C
Đ
	b. Cho mạch điện như hình bên
AB là một thanh dẫn điện đồng chất, tiết diện 
đều, C là một con trượt tiếp xúc. 
Khi C ở vị trí đầu mút B thì cường
độ dòng điện qua ampe kế là 0,5A.
Khi C nằm ở vị trí sao cho BC = 3 AC
thì cường độ dòng điện qua ampekế là 1,0 A
 Xác định cường độ dòng điện qua ampe kế
Khi C nằm ở đầu mút A. Biết rằng hiệu điện thế luôn luôn không đổi.
Câu 5: (1 điểm)
Em hãy vẽ đường sức từ của một nam châm thẳng và đường sức từ của một ống dây có dòng điện chạy qua rồi từ đó rút ra nhận xét./.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH CHƯƠNG
Ghi chú: Cán bộ coi không được giải thích gì thêm. 
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM VẬT LÝ
Câu 1: 1,5 điểm
+ Xác định được thời gian âm truyền trong không khí là t1 = 1056/330 = 3,2 s. 
	Cho 0,5 đ
+ Biện luận: Vì đề bài cho 2 lần nghe cách nhau 3 s nên có 2 khả năng xảy ra: một là nghe được âm truyền từ sắt trước, hai là âm nghe được từ sắt sau. Nhưng trên thực tế môi trường truyền âm của sắt tốt hơn nhiều so với môi trường truyền âm của không khí nên tai người đó nghe được âm từ sắt trước.	Cho 0,5 đ
+ Xác định đúng vận tốc truyền âm của sắt: vsắt = 1056/(3,2 – 3) = 5280 m/s
	Cho 0,5 đ
Câu 2: (2 điểm)
Nhiệt độ của nước đá đang tan là 00C, vì sau khi có cân bằng nhiệt hỗn hợp bao gồm cả nước và nước đá nên nhiệt độ của nó cũng là 00C.	(0,5 đ)
Nhiệt lượng mà nước (350C) đã tỏa ra:
	Qtỏa = mc (t1 – t0) = 1,5.4200.30 = 189 000 J	(0,5 đ)
Gọi x là khối lượng nước đá đã bị nóng chảy. Nhiệt lượng mà nước đá thu vào để nóng chảy là:
	Qthu = x.λ = 340000.x	(0,5 đ)
Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt:
	Qtỏa = Qthu => 340 000 x = 189 000: 340 000 = 0,55 kg
Vậy khối lượng nước đá ban đầu là: 0,45 + 0,55 = 1,0 kg	(0,5 đ)
G2
G1
S1
S1’
S
 S2
S2’
d
Câu 3: 2 điểm
Vẽ hình đúng (cho 1 điểm)
Gọi d là khoảng cách giữa
 hai gương từ đó xác định được
khoảng cách giữa S1’ và S2’ = 4d
nên d = 10 cm
(cho 1 đ)
Câu 4: 3,5 điểm (ý a: 1,5 đ, ý b: 2,0 đ)
a. + Học sinh biết được trong tất cả các cách mắc thì cách mắc cả 3 điện trở nối tiếp với nhau là cách mắc có điện trở toàn mạch lớn nhất nên cường độ dòng điện trong mạch nhỏ nhất	(cho 0,5 đ)
+ Tính đúng giá trị của Hiệu điện thế U = I.R = 0,5.12 = 6 V 	(cho 0,25 đ)
+ Xác định đúng 3 điện trở có cả thảy 8 cách mắc thành bộ 	(cho 0,5 đ)
+ Tính được các giá trị còn lại 	(cho 0,25 đ)
b. Giả sử bóng đén có điện trở r, điện trở thanh AB là R ta có:
Khi C nằm ở B, điện trở toàn mạch là r + R
Khi C nằm ở vị trí BC = 3 AC giá trị điện trở toàn mạch là r + ¼ R 	1 đ
Khi C nằm ở A, điện trở toàn mạch chỉ còn lại r
Theo bài ra ta có hệ phương trình:
0,5 = U:(R + r)	(1)
1,0 = U:( ¼ R + r) 	(2)
Chia (1) cho (2) vế theo vế rồi tính R theo r ta được R = 2r
Thay vào (1) rồi tính tỷ số U/r ta được U/r = 1,5 đây chính là cường độ dòng điện khi C nằm ở vị trí A	(cho 1 điểm)
Câu 5:
Hình vẽ: Sách giáo khoa Vật lý 9 hiện hành	0,5 đ
So sách để rút ra nhận xét: Đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua cũng giống như đường sức từ của nam châm thẳng. Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua cũng giống như từ trường của nam châm thẳng.
	0,5 đ
Chú ý: Học sinh có thể giải bằng nhiều cách khác nhau, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa

File đính kèm:

  • docDe thi huyen Thanh Chuong mon ly 9.doc