Đề thi chọn học sinh giỏi huyện năm học 2008 - 2009 môn: địa lý - lớp 9

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1120 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi huyện năm học 2008 - 2009 môn: địa lý - lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phòng giáo dục - đào tạo
huyện trực ninh
*****
đề chính thức
Đề thi chọn học sinh giỏi huyện
Năm học 2008 - 2009
Môn: Địa lý - lớp 9 
Ngày thi: 10 tháng 12 năm 2008
Thời gian làm bài 120 phút không kể thời gian giao đề
Phần I - Trắc nghiệm (3,0 điểm) 	Hãy chọn đáp án mà em cho là đúng.
 Câu 1: Cho bảng số liệu:
 Giá trị tổng sản phẩm (GDP) nước ta phân theo khu vực kinh tế năm 2004 
Ngành
Nông, Lâm, Ngư nghiệp
Công nghiệp
và xây dựng
Dịch vụ
GDP(tỉ đồng)
155.992
287.616
271.699
Trong cơ cấu GDP, tỉ trọng của từng khu vực kinh tế nói trên lần lượt là:
 a. 40,21% ; 21,82% ; 37,97% b. 21,81% ; 37,98% ; 40,21%
 c. 21,8% ; 40,2% ; 38,0% d. 40,21% ; 21,81% ; 37,98%
 Câu 2: Nối Hà Nội lần lượt với Hải Phòng và Điện Biên Phủ là vai trò của 2 tuyến quốc lộ nào dưới đây: 
 a. Số 5 và 6 b. Số 2 và 4 c. Số 7 và 8 d. Số 1 và 3
Câu 3: Cho bảng số liệu: Dân số và sản lượng lúa của nước ta thời kì 1981 - 1999
Năm
1981
1984
1986
1988
1990
1996
1999
Số dân (triệu người)
54,9
58,6
61,2
63,6
66,2
75,4
76,3
Sản lượng lúa (triệu tấn)
12,4
15,6
16,0
17,0
19,2
26,4
31,4
Hãy trả lời câu hỏi sau:
Theo bảng số liệu trên, sản lượng lúa bình quân đầu người (kg/người) của nước ta vào các năm 1981 và 1999 lần lượt là:
 a. 225,5(kg/người) và 266 (kg/người) b. 261(kg/người) và 350 (kg/người) 
 c. 225,9(kg/người) và 411,5 (kg/người) d. 266(kg/người) và 314(kg/người) 
Câu 4: Qua bảng số liệu ở câu 3, nếu lấy năm 1981 làm gốc (100%), thì mức tăng số dân , sản lượng lúa và sản lượng lúa bình quân đầu người năm 1999 lần lượt là:
 a. 126,3%; 100,3%; 137,7% b. 106,7%; 126,6%; 118,4% 
 c. 118,6%; 215,9%; 138,8% d. 139%; 253,2%; 182,2%
Câu 5: Với diện tích là 100965 km2 và dân số năm 2002 là 11,5 triệu người, mật độ dân số của Trung du và miền núi Bắc Bộ là:
 a. 141 người/ km2 b. 114 người/ km2 c. 411 người/ km2 d. 441 người/ km2 
Câu 6: Các thành phố tạo thành tam giác kinh tế mạnh cho vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là: 
 a. Hà Nội - Hải Phòng - Hải Dương
 b. Hà Nội - Hà Đông - Hải Phòng 
 c. Hà Nội - Hải Phòng - Bắc Ninh
 d. Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long 
Phần II - Tự Luận (17,0 điểm)
 Câu 1: (7,0 điểm)
Cây công nghiệp ngày càng giữ vai trò quan trọng và chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản xuất nông nghiệp. Em hãy:
 a. Nêu ý nghĩa của việc phát triển cây công nghiệp ở nước ta hiện nay?
 b. Giải thích vì sao cây công nghiệp lại phát triển mạnh trong những năm gần đây?
Câu 2: (5,0 điểm) Dựa vào lược đồ công nghiệp trang 16 átlát Địa lí Việt Nam. Em hãy: 
 a. Xác định hai trung tâm công nghiệp lớn nhất của vùng Đồng bằng sông Hồng và kể tên các ngành sản xuất của hai trung tâm đó?
 b. Giải thích tại sao Đồng bằng sông Hồng và các vùng phụ cận lại có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước? 
Câu 3: (5,0 điểm)
Cho bảng số liệu sau:
 Khối lượng hàng hoá vận chuyển phân theo ngành vận tải của nước ta thời kì 1990 - 2005 
(Đơn vị: Nghìn tấn)
Năm
Đường sắt
Đường Bộ
Đường Sông
Đường Biển
1990
1998
2000
2003
2005
2341
4978
6258
8385
8838
 54640
123911
141139
172799
212263
27071
38034
43015
55259
62984
 4359
11793
15553
27449
33118
 a. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng khối lượng vận chuyển hàng hoá phân theo ngành vận tải của nước ta thời kì 1990 - 2005?
 b. Qua biểu đồ hãy rút ra nhận xét và giải thích sự tăng trưởng đó?
(Học sinh được sử dụng átlát Địa lí Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành để làm bài)
Họ và tên thí sinh:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ... .Chữ kí của giám thị số 1: . . . . . . . . . . . . . . 
Số báo danh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .Chữ kí của giám thị số 2: . . . . . . . . . . . . . .
 phiòng gd - đt hướng dẫn chấm đề thi chọn học sinh giỏi 
huyện trực ninh Môn Địa lí 9 
 năm học 2008 - 2009
Phần I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng cho 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
c
a
c
d
b
d
Phần II. tự luận (17.0 điểm)
Câu 1. (7,0 điểm)
a. ý nghĩa của việc phát triển cây công nghiệp (2,0 điểm)
- Kinh tế: Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.Tạo mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao(cao su, cà phê, chè...) đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế(0,5 điểm)
- Xã hội : Tạo công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, cải thiện đời sống người dân. (0,5 điểm) Sử dụng hợp lí nguồn lao động và tài nguyên thiên nhiên ở trung du và miền núi cũng như ở khu vực nông thôn. (0,5 điểm)
- Môi trường:Trồng các loại cây công nghiệp thực chất là trồng rừng góp phần tăng độ che phủ cho đất, hạn chế xói mòn, điều hoà khí hậu, điều hoà nguồn nước, hạn chế lũ lụt... (0,5 điểm) 
b. (5,0 điểm)
Giải thích vì sao cây công nghiệp lại được phát triển mạnh trong những năm gần đây: 
* Thuận lợi về tự nhiên:(2,0iểm)
- Đất : (0,5 điểm) Nước ta có nhiều loại đất thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp 
+ Đất Feralit phân bố ở trung du, miền núi và các cao nguyên thích hợp trồng các loại cây công nghiệp. 
+ Đất phù sa phân bố ở các vùng đồng bằng thích hợp trồng các loại cây công nghiệp hàng năm.
- Khí hậu: (0,5 điểm) mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm, có sự phân hoá đa dạng theo mùa, theo độ cao, theo vĩ độ. Tạo điều kiện cho cây công nghiệp phát triển quanh năm, trồng được nhiều loại cây có nguồn gốc khác nhau như cây công nghiệp nhiệt đới: cao su, cà phê, cây công nghiệp cận nhiệt : chè . Giúp cơ cấu cây trồng đa dạng 
- Nguồn nước: (0,5 điểm) nước ta có nguồn nước tương đối phong phú bao gồm nước trên mặt và nước ngầm, đảm bảo nước tưới cho cây công nghiệp phát triển. 
- Ngoài ra nước ta còn có các thế mạnh khác: (0,5 điểm)
+ Địa hình đồi núi, cao nguyên tương đối bằng phẳng thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp với quy mô lớn
+ Tập đoàn các loại cây công nghiệp bản địa... 
* Thuận lợi về kinh tế xã- hội(3,0điểm)
- Nước ta có nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến cây công nghiệp(0,5 điểm)
- Thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước ngày càng mở rộng với nhu cầu ngày càng cao(0,5 điểm)
- Cơ sở hạ tầng : mạng lưới giao thông, điện, thông tin liên lạc.. được đầu tư phát triển. Cơ sở vật chất kĩ thuật : hệ thống thuỷ lợi, trại giống, trạm bảo vệ thực vật , các cơ sở chế biến...phục vụ cho việc trồng và chế biến cây công nghiệp ngày càng được đảm bảo 
(0,5 điểm)
- Sự hoàn thiện của công nghệ sau thu hoạch cùng với trang thiết bị hiện đại góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của chúng trên thị trường 
(0,5 điểm)
- Có nhiều đường lối, chính sách mới, phù hợp của Đảng và nhà Nước khuyến khích sản xuất cây công nghiệp phát triển(0,5 điểm)
- Thu hút sự đầu tư của nước ngoài vào việc trồng và chế biến cây công nghiệp. Việc bảo đảm an toàn thực phẩm đã được quan tâm . Sự gia nhập của nước ta vào Tổ chức thương mại thế giới(0,5 điểm)
Câu 2. (5 điểm)
a. (1,5 điểm)
- Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất của Đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hải Phòng(0,5 điểm)
- Các ngành sản xuất của hai trung tâm công nghiệp:
+ Hà Nội : luyện kim đen, cơ khí, điện tử, hoá chất, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, chế biến nông sản, sản xuất giấy, xenlulô, sản xuất ô tô(0,5 điểm)
+ Hải Phòng: luyện kim đen, cơ khí, điện tử, hoá chất, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, chế biến nông sản, đóng tàu(0,5điểm)
(Yêu cầu học sinh kể ít nhất 6 ngành công nghiệp của mỗi trung tâm mới đạt điểm tối đa cho câu hỏi này)
b. (3,5 điểm)
Giải thích:
- Vị trí thuận lợi: giáp với vùng Trung du - miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, biển Đông, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thuận lợi cho việc trao đổi giao lưu kinh tế với các vùng kinh tế trong và các nước trong khu vực, trên thế giới (0,5 điểm)
- Có nguồn nguyên liệu cho công nghiệp dồi dào từ nông nghiệp và thuỷ sản(0,5 điểm)
- Tài nguyên khoáng sản phong phú tập trung chủ yếu ở các vùng lân cận như than, các loại quặng ... (0,5 điểm)
- Dân cư tập trung đông nhất cả nước thị trường tiêu thụ rộng lớn, nguồn lao động dồi dào , có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao(0,5 điểm)
- Cơ sở hạ tầng , cơ sở vật chất kĩ thuật tốt, có Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, khoa học kĩ thuật của cả nước. (0,5 điểm)
- Có nhiều chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp. Thu hút sự đầu tư của nước ngoài (0,5 điểm)
- Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời (0,5 điểm)
Câu 3. Thực hành
a. Xử lí số liệu (1,0 điểm) (Đơn vị %)
Năm
Đường sắt
Đường Bộ
Đường Sông
Đường Biển
1990
1998
2000
2003
2005
100,0
212,6
267,3
358,2
377,5
100,0
226,8
258,3
316,3
388,5
100,0
140,5
158,9
204,1
232,7
100,0 
270,5
356,8
629,7
759,8 
b. Vẽ biểu đồ(1,5 điểm)
Yêu cầu
- Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ đường biểu diễn
- Chia tỉ lệ thích hợp:
+ Chia khoảng cách thời gian chính xác khớp với bảng số liệu
+ Chia tỉ lệ % chính xác
- Có kí hiệu cho các đường biểu diễn khớp với chú thích 
- Có tên biểu đồ
- Đẹp 
- Trừ điểm với các trường hợp:
+ Nếu chọn biểu đồ khác hoặc thiếu kí hiệu cho các đường biểu diễn không cho điểm
+ Chia khoảng cách thời gian sai, chia tỉ lệ % sai không cho điểm
+Thiếu tên biểu đồ, thiếu chú thích trừ 0,5 điểm.
c. Nhận xét và giải thích
* Nhận xét: (1,5 điểm)
- Thời kì 1990 - 2005, tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hoá vận chuyển của 4 ngành vận tải của nước ta đều tăng nhưng mức độ tăng khác nhau (0,5 điểm)
- Tăng nhanh nhất là vận tải đường biển năm 2005 tăng 759,8% so với năm 1990(0,25điểm)
- Tăng nhanh thứ 2 là vận tải đường bộ năm 2005 tăng 388,5 % so với năm 1990(0,25điểm)
- Tiếp đến là đường sắt năm 2005 tăng 377,5 % so với năm 1990(0,25điểm)
- Đường sống tăng chậm nhất năm 2005 tăng 232,7 % so với năm 1990(0,25điểm)
* Giải thích:(1,0điểm)
- Do kết quả của công cuộc đổi mới đã tác động đến toàn bộ nền kinh tế nước ta, làm tăng nhu cầu vận đối với tất cả các ngành vận tải. (0,25điểm)
- Tốc độ tăng trưởng phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế, kĩ thuật và nhu cầu khả năng vận chuyển của từng ngành vận tải. (0,25điểm)
- Đường biển gắn liền với thế giới bên ngoài theo xu thế mở cửa và hội nhập của nước ta hiện nay(0,25điểm)
- Đường sông chủ yếu vận chuyển hàng hoá trong nước, quá trình vận chuyển phụ thuộc nhiều vào tự nhiên do đó gặp nhiều khó khăn hơn. (0,25điểm)
Chú ý : Trong quá trình chấm giáo viên có thể linh hoạt trong cách cho điểm từ 0,25điểm đến 0,5 điểm nếu học sinh có hay, đúng với yêu cầu đề bài

File đính kèm:

  • docDe thi mon Dia 9 nam hoc 0809.doc
Đề thi liên quan