Đề thi chọn học sinh giỏi huyện Năm học 2012 – 2013 Môn: Ngữ Văn 6 huyện Thủy Nguyên Đề số 11

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 2309 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi huyện Năm học 2012 – 2013 Môn: Ngữ Văn 6 huyện Thủy Nguyên Đề số 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2012 – 2013 	----------------------

 MÔN: NGỮ VĂN 6
 Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)

Câu1:(3 điểm ) Em hãy nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vât người anh trong truyện “ Bức tranh của em gái tôi”?
Câu 2:(7 điểm) Cơn dông vừa dứt cũng là lúc ngày khép lại . Vầng trăng lên, đêm mở ra. Cảnh vật đẹp lung linh dưới trăng. Hãy tả lại cảnh đó và phát biểu cảm nghĩ của em. 


......... HẾT..............





























 UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN:NGỮ VĂN 6
 	----------------------


Câu
Đáp án
Điểm
1
- Hình thức một đoạn văn: 
 - Nhận xét về ngôi kể: Thứ nhất ,tác giả để cho nhân vật người anh tự kể chuyện mình, tự bộc lộ ý nghĩ tâm trạng của mình.
 - Với ngôi kể như vậy càng làm cho câu chuyện có ý nghĩa hơn: Người anh không hề nhận được sự phê phán góp ý của ai, những hạn chế của người anh được chính mình soi xét, đánh giá, tự ý thức vươn lên những hạn chế, hoàn thiện nhân cách của chính mình.

(0,5 điểm)


(1,0 điểm)




( 1,5 điểm)

2
*Yêu cầu chung:
-Xác định đúng yêu cầu đề bài: miêu tả kết hợp với phát biểu cảm nghĩ.
- Bài viết cần miêu tả theotrình tự thời gian, không gian; cảnh đêm trăng vừa lên sau cơn giông vừa dứt.



* Mở bài: 
- Giới thiệu cảnh định tả:Cảnh đẹp đêm trăng khi cơn giông vừa dứt.
- Cảm xúc chung của em về cảnh đó.
* Thân bài: 
- Thời gian:Ngày khép lại, đêm mở ra
- Không gian:cảnh ướt đẫm bởi mưa chiều và dần mở ra để rồi đắm mình dưới trăng.
Tập trung miêu tả sự thay đổi và vẻ đẹp của cảnh vật trong sự chuyển hóa của đất trời và đặc biệt là vẻ đẹp của ánh trăng.
Cảm nghĩ phải chân thật sâu sắc và có chiều sâu cảm xúc.
Cần sử dụng một số biện pháp tu từ đãhọc như: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ… để cảnh được miêu tả cụ thể hơn, sinh động và gợi sự liên tưởng.
*Kết bài:
Cảm xúc của em về cảnh

( 0,5 điểm)




(0,5 điểm)
(0,5 điểm)

(2 điểm)


( 1 điểm)


( 1 điểm)


( 0,5 điểm)

*Lưu ý: Tuỳ vào mức độ làm bài của HS, Gv linh hoạt cho điểm.





......... HẾT ..............






















File đính kèm:

  • docadsjkdjkgakldfkldfkldfdfkldfklkglskldsl;dgaood (11).doc