Đề thi chọn học sinh giỏi huyện Năm học 2012 – 2013 Môn: Ngữ Văn 6 huyện Thủy Nguyên Đề số 15

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1252 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi huyện Năm học 2012 – 2013 Môn: Ngữ Văn 6 huyện Thủy Nguyên Đề số 15, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ II
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 

------------------

 
MÔN : NGỮ VĂN 6
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
 
I. Phần trắc nghiệm (2 điểm)	
Chọn và chỉ ghi một trong các chữ cái A, B, C, D đứng trước kết quả đúng vào bài làm (mỗi ý đúng được 0,25 điểm)
1. Văn bản “Sông nước Cà Mau” của Đoàn Giỏi sử dụng phương thức biểu đạt chính nào ?
A. Tự sự.	B. Miêu tả.	
C. Biểu cảm.	D. Nghị luận.
2. Vị trí quan sát của người miêu tả trong đoạn trích “Sông nước Cà Mau” là ở đâu?
A. Tại một địa điểm nhất định.	
B. Trên con thuyền xuôi theo các kênh rạch.
C. Từ trên cao bao quát toàn cảnh.	
D. Trên đường bộ bám theo các kênh rạch.
3. Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ là bài thơ trữ tình nhưng có nhiều yếu tố tự sự. Nhận xét này đúng hay sai ?
A. Đúng 	B. Sai
4. Hai câu thơ: “Bóng Bác cao lồng lộng - Ấm hơn ngọn lửa hồng” đã sử dụng nghệ thuật gì ?
A. Nhân hoá.	B. Ẩn dụ.	
C. So sánh.	D. Hoán dụ.
5. Văn bản “Cây tre Việt Nam” thuộc thể loại gì ?
A. Kí.	B. Hồi kí.	
C. Truyện ngắn.	D. Truyện thơ.
6. Biện pháp nghệ thuật nổi bật được tác giả sử dụng để thể hiện những phẩm chất của cây tre trong bài “Cây tre Việt Nam” là gì ?
A. So sánh.	B. Nhân hoá.	
C. Hoán dụ.	D. Ẩn dụ.
7. Nếu viết "Những câu chuyện dân gian mà chúng tôi thích nghe kể." thì câu văn mắc lỗi nào ?
A. Thiếu chủ ngữ.	B. Thiếu vị ngữ.
C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.	D. Không thiếu chủ ngữ, vị ngữ.
8. Văn bản “Động Phong Nha” đặt ra vấn đề gì ?
A. Cần phải có tình cảm với quê hương đất nước
B. Cần phải biết nâng niu trân trọng với các di tích lịch sử
C. Bảo vệ và gìn giữ sự trong sạch của thiên nhiên, môi trường
D. Bảo vệ môi trường thiên nhiên, bảo vệ danh lam thắng cảnh và phát triển du lịch.
II. Phần tự luận (8 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
Viết một đoạn văn từ 6 đến 8 câu, nói về ý nghĩa của tình bạn, trong đó có sử dụng một câu có chủ ngữ là một cụm danh từ. Gạch dưới câu có chủ ngữ là một cụm danh từ.
Câu 2( 8 điểm):
 	Em đã có dịp ngắm một đêm trăng đẹp ở quê mình. Hãy tả lại cảnh đó.

------------------ Hết ------------------




































UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HK2
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
MÔN : NGỮ VĂN 6
------------------


I. Trắc nghiệm (2 điểm) Xác định đúng mỗi phương án trả lời được 0,25 điểm/câu

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
B
A
C
A
B
C
D

II. Tự luận (8 điểm)
Câu 1: 2 điểm
Đảm bảo về hình thức : Bắt đầu bằng một chữ viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng một dấu chấm xuống dòng (0.25 đ)
Đủ số câu (0.25 đ)
Các câu chính xác về nội dung, cùng hướng về chủ đề tình bạn (1đ)
Sử dụng câu có chủ ngữ là một cụm danh từ và gạch chân câu đó (1đ)
Câu 2: 6 điểm

Nội dung
Điểm số
Mở bài 
 Giới thiệu chung
- Quê em ở đâu?
- Em được thưởng thức đêm trăng đẹp vào dịp nào?
0.5 




Thân bài
5 điểm
Tả cảnh đêm trăng.
Vẻ đẹp đêm trăng cần được tả theo trình tự thời gian và ở những không gian khác nhau.

* Bầu trời khi vầng trăng đang ló rạng
Quầng vàng sáng đằng đông, trăng xuất hiện đỏ thắm, tròn và to khác thường. HS quan sát, so sánh, liên tưởng để khắc họa vẻ đẹp của trăng mới mọc và cảm xúc của người ngắm trăng.
1.5 

* Trăng lên: ánh trăng toả xuống mặt đất, chiếu sáng mọi nơi. In bóng những ngôi nhà, hàng cây, ánh trăng dát vàng xuống mặt nước.	
- Càng lên cao, trăng càng sáng. Vầng trăng tròn vành vạnh như đĩa bạc.
2 

- Sinh hoạt của con người dưới ánh trăng. Các trò chơi, những câu chuyện kể của các bà, các mẹ. Cảm xúc về khung cảnh quê hương thanh bình.
1 

Liên tưởng đến những hình ảnh trăng trong thơ ca, trở thành biểu tượng của quê hương xứ sở.
0.5 
. Kết bài
- Đêm trăng sáng ở quê thật đẹp.
- Yêu mến, gắn bó với quê hương.
0.5 
 
-----------------------------------------

File đính kèm:

  • docadsjkdjkgakldfkldfkldfdfkldfklkglskldsl;dgaood (15).doc