Đề thi chọn học sinh giỏi huyện Năm học 2012 – 2013 Môn: Ngữ Văn 6 huyện Thủy Nguyên Đề số 18

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1433 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi huyện Năm học 2012 – 2013 Môn: Ngữ Văn 6 huyện Thủy Nguyên Đề số 18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
----------------

ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ II


MÔN: NGỮ VĂN 6
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

I. Phần trắc nghiệm (2 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.
1.Văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" là của ai?
A.Tố Hữu B.Nguyễn Tuân
C.Trần Đăng Khoa D.Tô Hoài
2.Đoạn trích "Sông nước Cà Mau"miêu tả vẻ đẹp vùng đất nào?
A.Miền Tây Nam Bộ B.Miền Đông Nam Bộ
C.Miền cực nam Nam Bộ D.Miền đước nhiều ,cá lắm.
3.Trong câu thơ sau nhà thơ đã sử dụng kiểu ẩn dụ nào?
 "Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng
 Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ"
A.Ẩn dụ hình thức B.Ẩn dụ cách thức
C.Ẩn dụ phẩm chất D.Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
4.Câu văn "...nhú lên dần dần ,rồi lên cho kì hết" thiếu thành phần nào?
A.Trạng ngữ B.Chủ ngữ
C.Vị ngữ D.Bổ ngữ
5.Câu trần thuật có từ"là" sau đây thuộc kiểu câu nào?
 Quê hương là chùm khế ngọt
A.Câu định nghĩa B.Câu giới thiệu
C.Câu miêu tả D.Câu đánh giá 
6.Thành phần vị ngữ của câu:"Sau trận bão,chân trời,ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây,hết bụi" có cấu tạo là:
A.Cụm danh từ B.Cụm động từ
C.Cụm tính từ D.Danh từ
7.Những mục nào không thể thiểu trong một lá đơn?
A.Quốc hiệu, tiêu ngữ,tên đơn,người gửi
B.Quốc hiệu, tiêu ngữ,tên đơn, lí do gửi đơn
C.Nơi gửi,nơi làm đơn,ngày tháng
D.Đơn gửi ai,ai gửi đơn,lí do gửi đơn
8.Nhận xét nào sau đây chưa chính xác về vai trò và đặc điểm của văn miêu tả?
A.Giúp hình dung được những đặc điểm nổi bật của một sự vật,sự việc,con người
B.Làm hiện ra trước mắt những đặc điểm nổi bật của một sự vật,sự việc ,con người
C.Bộc lộ rõ nhất năng lực quan sát của người viết,người nói
D.Bộc lộ rõ nhất tâm trạng của người, vật được miêu tả
II..Phần tự luận: 8.0 điểm
Câu 1 (2điểm)
So sánh để thấy được điểm giống nhau và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ.Lấy ví dụ minh hoạ.
Câu 2 (6điểm)
Hãy tả lại hình ảnh một cụ già đang ngồi câu cá bên hồ.

--------------- HẾT --------------








































UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
----------------

HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁTHỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN 6


I. Phần trắc nghiệm (2 điểm)(Mỗi câu đúng:0,25điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
D
C
B
B
A
C
D
D

II. Phần tự luận (8điểm)

Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
(2 điểm)
+So sánh ẩn dụ và hoán dụ:
Giống:
-Đều gọi tên sự vật,hiện tượng này bằng tên sự vật ,hiện tưọng khác.
-Đều có tác dụng làm tăng sức gợi hình ,gợi cảm cho sự diễn đạt.
Khác:
Ẩn dụ
Hoán dụ
Giữa hai sự vật,hiện tượng có nét tương đồng.
Ví dụ:
"Ngày ngày Mặt Trời đi qu trên lăng
Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ
-> Hình ảnh Bác Hồ được ví với mặt trời>Mặt trời soi sáng đem lại sự sống cho muôn loài,muôn vật.Bác Hồ là người soi đường chỉ lối cho dân tộc Việt Nam.

Giữa hai sự vật,hiện tượng có quan hệ gần gũi.

 "Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm."

->Bàn tay là chỉ sức lao động của con người (bàn tay và con người có mối quan hệ gần gũi ,quan hệ giữa bộ phận và toàn thể.



1.0

1.0
Câu 2
(6 điểm)










a. Yêu cầu về kĩ năng:
 - Học sinh biết cách làm bài tự sự
 - Bài làm có bố cục cân đối, lời văn có cảm xúc, chân thật.
 - Bài viết sạch sẽ, trình bày rõ ràng.
 - Ít sai lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp.
 b. Yêu cầu về kiến thức : 
 - Thể loại: Văn tự sự-Kể chuyện đời thường.
 - Nội dung: Kể người, kể về người ông của em.

*Mở bài
-Một buổi chiều hè em đang dạo bước trên con đường làng, bên một đầm nước rộng để thư giãn sau một ngày học tập căng thẳng. -Ngắm nhìn cảnh đầm nước thơ mộng em gặp một cụ già ngồi câu cá dưới gốc phi lao cuối đầm. 
-Hỏi ra mới biết đó là cụ Ngà nổi tiếng là "sát cá" ở xóm trong.

*Thân bài
-Đầm nước rộng mênh mông đã được gia đình con trai cụ Ngà đấu thầu thả cá đã 
mấy năm nay. 
-Xung quanh bờ đầm cây cối um tùm, trên mặt nước hoa sen, hoa súng tha hồ soi bóng làm duyên với tấm gương khổng lồ.
-Em lại gần ngắm nhìn mới thấy vẻ đẹp quắc thước của cụ. 
-Bộ quần áo nâu giản dị, nước da đồi mồi, ánh mắt vẫn còn tinh lắm.
- Chiếc cần câu Cụ cầm trong tay bằng tre trúc vàng óng, chỗ tay cầm bóng loáng.
- Cụ thong thả buông cần trúc đoạn cức khá dài có gắng cái phao bằng lông ngỗng, đầu dây được nối với lưỡi câu nhỏ và sắc. 
-Đôi bàn tay nhăn nheo nhưng tóm mồi vẫn còn khéo léo lắm. Ngắm cụ tóm mồi, buông cần thật là thiện nghệ. 
-Em đến bên bờ khẽ chào cụ. Cụ đáp lại bằng giọng thật là hiền từ, ấm áp, nụ cười hiền hậu khiến em thấy cụ gần gũi như ông nội của mình.
- Mái tóc bạc trắng càng tôn thêm vẻ quắc thước của cụ.
-Thế rồi cụ Ngà nói với em rất nhiều chuyện nhưng ánh mắt cụ không rời chiếc phao trên mặt nước. Cụ ôn tồn chậm rãi kể về thời trai trẻ cuả mình.
- Cách đây mấy năm cụ đã bàn với cậu con trai xin đấu thầu khu đầm này.
- Tuy tuổi cao nhưng cụ rất nhiều kinh nghiệm về nghề nuôi cá… Chiều chiều cụ ra đây câu cá vừa để trông nom giúp con trai vừa để thư giãn rồi cụ đọc một câu thơ rất hay.
- Bất chợt cụ giật phắt một chú trắm to dễ đến hơn một cân giãy đành đạch trên vệ cỏ. Cụ cất tiếng cười sảng khoái. 
-Rồi cụ dạy em các gỡ cá, mắc mồi, buông cần. Em làm thử tưởng dễ mà cũng thật khó. 
*Kết bài:
-Mặt trời sắp lặn, ráng chiều đỏ sẫm, em chia tay cụ Ngà trong lòng hiểu được bao điều mới mẻ. 
-Đi câu là một thú vui lành mạnh bổ ích giúp tâm hồn ta thanh thản sau những giờ làm việc căng thẳng. 
-Hình ảnh và câu chuyện của cụ Ngà mãy còn khắc ghi trong tâm hồn em .














0,5
0,5
0,5



0,5


0,25

0,25
0,5

0,5

0,5


0,25

0,25


0,5
0,5


0,5

0,5


0,5

0,5




0,5

0,5

0,5
Tæng


8.0 ®
* Chú ý : Trong quá trình chấm, giáo viên cần chú ý đến sự sáng tạo của học sinh, nếu đúng, hợp lý vẫn cho điểm tối đa, không căn cứ quá cứng vào hướng dẫn chấm.

--------------------------------------

File đính kèm:

  • docadsjkdjkgakldfkldfkldfdfkldfklkglskldsl;dgaood (18).doc