Đề thi chọn học sinh giỏi huyện Năm học 2012 – 2013 Môn: Ngữ Văn 6 huyện Thủy Nguyên Đề số 21

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1101 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi huyện Năm học 2012 – 2013 Môn: Ngữ Văn 6 huyện Thủy Nguyên Đề số 21, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------------------

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II 

MÔN: NGỮ VĂN 6 
(Thời gian 90 phút, không kể thời gian giao đề)

I. Phần trắc nghiệm: (2 điểm)
Đọc kỹ đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu mỗi câu trả lời đúng hoặc chọn từ điền vào chỗ trống, chọn phương án ghép đôi theo yêu cầu câu hỏi.
"Dưới gốc tre tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như những mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy và trỗi dậy, bẹ măng bọc kín, thân cây non như áo mẹ trùm bên ngoài cho đứa con non nớt. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử" (Cây tre Việt Nam - Thép Mới).
1. Văn bản "Cây tre Việt Nam" được viết vào thời gian nào?
A. 1954 	B. 1955	C. 1964	D. 1965
2. Câu văn "Tre là cánh tay của người nông dân" thuộc kiểu câu trần thuật đơn nào?
A. Câu định nghĩa	B. Câu đánh giá	C. Câu miêu tả D. Câu giới thiệu
3. Trong câu văn "Dưới gốc tre tua tủa những mầm măng" từ nào có thể thay thế cho từ "tua tủa" một cách thích hợp nhất?
A. Rất nhiều	B. Có nhiều	C. Chen chúc	 D. Đầy rẫy
4. Câu văn "Măng trồi lên.. non nớt" có sử dụng phép tu từ nào?
A. Nhân hoá	B. So sánh	C. Ẩn dụ	D. Hoán dụ
5. Nối cột A với cột B cho phự hợp	
Cột A
Nối
Cột B
1.Những anh Cò gầy vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng được miếng nào.

 a. So sánh
2. Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

 b. Ẩn dụ
3.Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

 c. Nhân hoá
4. Chú bé loắt choắt
 Cái xắc xinh xinh

 d. Hoán dụ
5. Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
 

II. Phần tự luận: (8 điểm)
 Câu 1(2điểm)
 a.Cho biết điểm giống nhau và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ?
 b. Chỉ ra hoán dụ trong câu sau và chỉ rõ chúng thuộc kiểu hoán dụ nào?
 Áo chàm đưa buổi phân li
 Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
 (Tố Hữu)
 Câu 2 (6 điểm)
 Em hãy tả lại một người thân yêu và gần gũi nhất đối với mình.
.................... HẾT ....................	

 






































 UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN	 HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN NGỮ VĂN 6 KỲ II
 -------------------- 

I. Phần trắc nghiệm: (2 điểm. Mỗi ý đúng 0,25 điểm)	
Câu
1
2
3
4
5/1
5/2
5/3
5/5
Đáp án
B
B
C
D
c
a
b
d
II. Phần tự luận (8 điểm)
Câu
Đáp án
Điểm
1
a/ Điểm giống, khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ
Giống nhau: 
+Đều gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác
+Đều tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt
Khác nhau:
+ẩn dụ: dựa vào quan hệ tương đồng 
+ hoán dụ: dựa vào quan hệ gần gũi


0,5 điểm



0,5 điểm

b/ Chỉ ra hoán dụ trong câu thơ: 
+Hoán dụ: áo chàm chỉ người dân Việt Bắc
 +Thuộc kiểu hoán dụ lấy dấu hiệu sự vật để chỉ sự vật có dấu hiệu

0,5 điểm

0,5 điểm
2
1. Mở bài:
- Giới thiệu người thân yêu em định tả
- Tình cảm của em với người đó

0,5 điểm


2.Thân bài:	
- Tả chân dung của người đó
+ Tả hình dáng.
+ Tả mái tóc.
+ Tả khuôn mặt.
+ Tả nụ cười, ánh mắt.
- Tả hoạt động ,qua đó làm nổi bật tình cảm ,tính tình của người đó.
+ Tả cử chỉ của người đó trong quan hệ với mọi người trong và ngoài gia đình 
+ Tả động tác người đó khi đang làm việc 
 ( Điềm tĩnh, thanh thản, say sưa với công việc của mình.Vui vẻ, hài lòng trước cuộc sống.)



2,5 điểm





2,5 điểm


3. Kết bài 
- Khẳng định tình cảm của em đối với người đó. 
- Suy nghĩ – ước mơ

0,5điểm

.................... HẾT...................
 


File đính kèm:

  • docadsjkdjkgakldfkldfkldfdfkldfklkglskldsl;dgaood (21).doc
Đề thi liên quan