Đề thi chọn học sinh giỏi huyện năm học: 2013 - 2014 môn thi: sinh học 9

doc7 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1953 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi huyện năm học: 2013 - 2014 môn thi: sinh học 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT HẬU LỘC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN 
 NĂM HỌC: 2013 - 2014 
 MÔN THI: SINH HỌC 9
 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 ( 2 điểm):
a. Thế nào là cặp tính trạng tương phản? Cho ví dụ minh họa.
b. Tại sao các loài giao phối lại tạo ra nhiều biến dị tổ hợp hơn so với các loài sinh sản vô tính?
Câu 2 (3 điểm):
 Thế nào là nhiễm sắc thể (NST) kép? So sánh NST thường và NST giới tính?
Câu 3 (2 điểm):
	Ở gà bộ NST lưỡng bội 2n=78. Có 1 tế bào sinh dưỡng lấy từ phôi gà trải qua 4 lần nguyên phân liên tiếp.
a. Tính số tế bào con thu được và tổng số NST trong các tế bào con.
b. Nếu tế bào sinh dưỡng trên đã tạo ra các tế bào con với tổng số 9984 NST đơn thì tế bào đó phải trải qua bao nhiêu lần nguyên phân liên tiếp.
Câu 4 (2,5 điểm):
a. Tại sao nói trong phân bào giảm phân thì giảm phân I mới thực sự là phân bào giảm nhiễm, còn lần phân bào II là phân bào nguyên nhiễm?
b. Điểm giống và khác nhau giữa 4 tế bào con được tạo ra qua giảm phân II?
Câu 5 (4 điểm) :
	Ở đậu Hà lan, cho 10 cây đậu đều có kiểu hình hoa đỏ, mọc ở thân ( có kiểu gen giống nhau) tự thụ phấn. Đời F1 thu được 105 cây hoa đỏ, mọc ở thân : 36 cây hoa trắng, mọc ở thân : 34 cây hoa đỏ, mọc ở ngọn : 12 cây hoa trắng, mọc ở ngọn.
a. Giải thích kết quả và viết sơ đồ lai.
b. Nếu cho cây F1 hoa đỏ, mọc ở thân được sinh ra từ phép lai trên lai phân tích thì đời con sẽ như thế nào về kiểu gen và kiểu hình?
Câu 6 (3 điểm):
	Hai gen có tổng số 210 vòng xoắn. Số nucleotit của gen thứ nhất bằng 2/5 của gen thứ 2. Hai gen nhân đôi với tổng số 8 lần. Riêng gen thứ nhất đã nhận của môi trường 8400 nucleotit. Xác định:
a. Chiều dài tính bằng micromet và số lần nhân đôi của mỗi gen.
b. Số lượng nucleotit môi trường nội bào cung cấp cho quá trình nhân đôi của 2 gen.
Câu 7 ( 1,5 điểm):
	Tại sao người ta có thể điều chỉnh tỉ lệ đực, cái ở vật nuôi? Điều đó có ý nghĩa gì trong thực tiễn?
Câu 8 ( 2 điểm):
Gen là gì? Chức năng của gen?
 Người ra đề Ban giám hiệu
 Lý Thị Minh Nguyệt Nguyễn Xuân Hồng 
PHÒNG GD&ĐT HẬU LỘC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN 
 Năm học: 2013 - 2014
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH HỌC 9
Câu
Nội dung
Biểu chấm
1
(2 đ)
a, Cặp tính trạng tương phản là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng loại tính trạng.
Ví dụ: cây cao và cây thấp; hoa đỏ và hoa trắng...
b, Vì: - các loài giao phối trong quá trình giảm phân xảy ra cơ chế phân li, tổ hợp tự do của NST và của gen đã tạo nên nhiều loại giao tử, nhờ đó khi thụ tinh đã tạo nên nhiều loại biến dị tổ hợp.
 - Đối với các loài sinh sản vô tính là hình thức sinh sản bằng con đường nguyên phân nên bộ NST, bộ gen ở đời con vẫn giống với bộ NST, bộ gen so với thế hệ mẹ.
0,75
0,25
0,5
0,5
2
(3 đ)
 NST kép là NST được tạo ra từ sự nhân đôi NST gồm hai crômtit giống hệt nhau và đính nhau ở tâm động, mang tính chất một nguồn gốc.
+) So sánh NST thường và NST giới tính:
* Giống nhau: 
- Đều có tính đặc trưng theo loài và có các hoạt động giống nhau trong phân bào. 
- Cặp NST thường và cặp NST giới tính XX đều là cặp tương đồng gồm hai chiếc giống nhau.
- Chứa gen qui định tính trạng của cơ thể.
- Đều được cấu tạo từ hai thành phần: ADN và một loại prôtêin loại histon.
* Khác nhau:
NST thường
NST giới tính
- Tồn tại nhiều cặp, các NST trong mỗi cặp luôn luôn tồn tại ở dạng tương đồng, giống nhau ở cả giới đực và cái.
- Gen tồn tại trên NST thành cặp gen tương ứng.
- Gen trên NST chi phối các tính trạng khi biểu hiện các tính trạng không liên quan tới giới tính.
- Chỉ tồn tại một cặp, có thể đồng dạng(XX) hoặc không đồng dạng(XY).
- Gen có thể tồn tại thành cặp, có thể tồn tại thành từng alen riêng rẽ ở các vùng khác nhau trên NST.
- NST giới tính biểu hiện các tính trạng sinh dục phụ và các tính trạng liên kết với giới tính.
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
3
(2 đ)
a) Số tế bào con thu được và tống số NST trong các tế bào con:
- Số tế bào con thu được: 24=16 tế bào
- Tống số NST trong các tế bào con: 2n x 24 = 78 x 16 = 1248 NST
b) Số lần nguyên phân:
Gọi x là số lần nguyên phân của tế bào sinh dưỡng
Số tế bào con được tạo ra sau x lần nguyên phân liên tiếp là: 2x
Theo bài ra ta có: 2x.78=9984 2x=9984:78 2x = 27 x=7
1,0
1,0
4
(2,5 đ)
a) - Nói rằng trong phân bào giảm phân thì giảm phân I mới thực sự là phân bào giảm nhiễm vì kết thúc lần giảm phân này bộ NST trong tế bào con giảm đi một nửa về nguốn gốc NST so với tế bào ban đầu.
 - Còn ở lần phân bào II là lần phân bào nguyên nhiễm vì ở lần phân bào này chỉ xảy ra sự phân chia các crômatit trong mỗi NST đơn ở dạng kép đi về 2cực của tế bào. Nguồn gốc NST trong tế bào con không thay đổi, vẫn giống như kết thúc phân bào I.
b) - Giống nhau: Đều mang bộ NST đơn bội
 - Khác nhau: Các tế bào con có bộ NST khác nhau về nguồn gốc bố mẹ.
0,75
0,75
0,5
0,5
5
(4 đ)
a) Giải thích và viết sơ đồ lai:
* Xét cặp tính trạng màu sắc hoa:
Tỉ lệ hoa đỏ: hoa trắng ≈ 3:1 hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng.
- Qui ước: gen A qui định hoa đỏ
 gen a qui định hoa trắng
Mặt khác, tỉ lệ 3:1 tuân thủ theo qui luật phân li của Menđen. Vì vậy P phải có KG dị hợp . KG của P là Aa x Aa.
* Xét cặp tính trạng vị trí hoa:
Tỉ lệ hoa mọc ở thân: hoa mọc ở ngọn ≈ 3:1 hoa mọc ở thân trội hoàn toàn so với hoa mọc ở ngọn.
- Qui ước: gen B qui định hoa mọc ở thân
 gen b qui định hoa mọc ở ngọn
Mặt khác, tỉ lệ 3:1 tuân thủ theo qui luật phân li của Menđen. Vì vậy P phải có KG dị hợp . KG của P là Bb x Bb.
* Xét chung cả 2 cặp tính trạng:
(Hoa đỏ : hoa trắng)(Hoa mọc ở thân : hoa mọc ở ngọn) ≈ (3:1)(3:1)
≈ 9 : 3 : 3 : 1 2 cặp gen này phải nằm trên 2 cặp NST tương động khác nhau tuân thủ theo qui luật phân li độc lập của Menđen
- Từ đó ta có KG của P đem lai: 
 P. AaBb( hoa đỏ, mọc ở thân) x AaBb( hoa đỏ, mọc ở thân) 
Sơ đồ lai:
 P. AaBb( hoa đỏ, mọc ở thân) x AaBb( hoa đỏ, mọc ở thân)
 Gp: AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab
 TLKG F1: 1AABB : 2AABb : 1 AAbb
 2AaBB : 4AaBb : 2Aabb
 1aaBB : 2aaBb : 1aabb
TLKH: 
 F1: 9 cây hoa đỏ, mọc ở thân : 3 câyhoa đỏ, mọc ở ngọn : 3 cây hoa trắng, mọc ở ngọn : 1 cây hoa trắng, mọc ở ngọn.
b) Cho F1 hoa đỏ, mọc ở thân lai phân tích:
- Cây hoa đỏ, mọc ở thân có các KG như sau: 
 AABB hoặc AaBB hoặc AABb hoặc AaBb
Sơ đồ lai:
+ Trường hợp 1: 
 F1: Hoa đỏ, mọc ở thân x Hoa trắng, mọc ở ngọn 
 AABB aabb
 GF: AB ab
 FB : AaBb (100% hoa đỏ, mọc ở thân)
+ Trường hợp 2: 
 F1: Hoa đỏ, mọc ở thân x Hoa trắng, mọc ở ngọn 
 AaBB aabb
 GF: AB, aB ab
 TLKG FB : 1AaBb : 1aaBb 
 TLKH 1 Hoa đỏ, mọc ở thân : Hoa trắng, mọc ở thân
+ Trường hợp 3: 
 F1: Hoa đỏ, mọc ở thân x Hoa trắng, mọc ở ngọn 
 AABb aabb
 GF: AB, Ab ab
 TLKG FB : 1AaBb: 1Aabb 
 TLKH 1 Hoa đỏ, mọc ở thân : 1 Hoa đỏ, mọc ở ngọn
+ Trường hợp 4: 
 F1: Hoa đỏ, mọc ở thân x Hoa trắng, mọc ở ngọn 
 AaBb aabb
 GF: AB, Ab, aB, ab ab
 TLKG FB : 1AaBb : 1Aabb : 1aaBb 1: aabb
 TLKH : 
 1 hoa đỏ, mọc ở thân :1 hoa đỏ, mọc ở ngọn : 1 hoa trắng, mọc ở thân: 1 hoa trắng, mọc ở ngọn. 
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
 0,25
0,25
0,25
6
(3 đ)
a) Chiều dài và số lần nhân đôi của mỗi gen:
 * Tổng số nucleotit của 2 gen là:
 210 x 20 = 4200
 Gọi a, b lần lượt là số nucleotit của gen 1 và gen 2
 Ta có: a + b = 4200
 Theo bài ra: a = + b = 4200 b = 3000 ; a = 1200
 Chiều dài của gen 1 là: 1200 : 2 x 3,4 A0 = 2040 A0
 Chiều dài của gen 2 là: 3000 : 2 x 3,4 A0 = 5100 A0
* Gọi x, y lần lượt là số lần nhân đôi của gen 1 và gen 2
 Ta có: x + y = 8
 - Số nucleotit cung cấp cho môi trường gen1 là:
 (2x - 1) . 1200 = 8400 x = 3
 y = 8 - 5 = 3
b) Số lượng nucleoti môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi của 2 gen:
 Số lượng nucleotit môi trường cung cấp cho gen 2 là:
 ( 25 - 1) . 3000 = 93000
 Số lượng nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi của 2 gen là: 
 8400 + 93000 = 101400
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
7
(1,5 đ)
- Có thể điều chỉnh tỉ lệ đực : cái ở vật nuôi vì tính trạng giới tính được hình thành dần trong quá trình sinh trưởng và phát triển cá thể và lệ thuộc vào điều kiện bên trong và bên ngoài cơ thể.
- Trong thực tiễn, có thể dùng các yếu tố bên rong và bên ngoài để điều chỉnh tỉ lệ đực : cái ở mức kiểu gen, kiểu hình phù hợp với yêu cầu sản xuất.
0,75
0,75
8
(2 đ)
- Gen là một đoạn của phân tử ADN, có chức năng di truyền xác định.
- Chức năng của gen:
 + Là nơi lưu trữ thông tin di truyền đặc trưng cho mỗi loài
 + Mỗi gen giữ một chức năng khác nhau trong việc qui định hình thành tính trạng.
 + Có khả năng tự nhân đôi, đây là cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền và sinh sản, duy rì các đặc tính của loài ổn định qua các thế hệ, đảm bảo sự sinh sản, kế tục thế hệ.
 + Là khuôn mẫu để tạo ra các sản phẩm trung gian từ đó hình thành nên các tính trạng.
 + Có khả năng biến đổi đột biến nhằm tạo ra các thông tin di truyền mới, tạo ra nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
0,5
0,5
0,25
0,5
0,25
0,25
 Người ra đề Ban giám hiệu
 Lý Thị Minh Nguyệt Nguyễn Xuân Hồng 

File đính kèm:

  • docsinh9_hsg_tuyloc.doc
Đề thi liên quan