Đề thi chọn học sinh giỏi khối 10 năm học 2006 – 2007 Môn Ngữ Văn Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1396 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi khối 10 năm học 2006 – 2007 Môn Ngữ Văn Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Mạc Đĩnh Chi
Đề thi chọn học sinh giỏi khối 10
Năm học 2006 – 2007
Môn Ngữ Văn
Thời gian làm bài 120 phút

Phần trắc nghiệm ( 3 đ)
 Anh(chị) hãy khoanh tròn vào đáp án đúng hoặc trả lời đúng theo những câu hỏi dưới đây ?
1, Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về văn học Việt Nam ?
Văn học Việt Nam ra đời tồn tại và phát triển gắn liền với sự phát triển của lịch sử dân tộc.
Văn học Việt Nam có hai bộ phận tồn tại và phát triển song song là văn học dân gian và văn học viết.
Văn học dân gian phản chiếu tư tưởng, tính cách, tâm hồn và cuộc sống của dân tộc Việt Nam.
2. Hãy xếp các tác giả sau theo tiến trình lịch sử văn học ?
(1) Nguyễn Công Trứ, (2) Phan Bội Châu, (3) Nguyễn Đình Chiểu, (4) Nguyễn Du, (5) Nguyễn Bính, (6) Xuân Quỳnh, (7) Hồ Xuân Hương, (8) Tố Hữu, (9) Nguyễn Trãi.
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………....
…………………………………………………………………………………………
3, Phép ẩn dụ dựa trên quan hệ tương đồng (sự giống nhau); còn phép hoán dụ dựa trên quan hệ tương cận (gần gũi) giữa các sự vật được nói đến.
A. Nhận định trên là đúng.
B. Nhận định trên là sai.
4. Câu thơ: “ Em đi lửa cháy trong bao mắt/ Anh đứng thành tro, em biết không ?” có sử dụng phép tu từ nào sau đây ?
A. Hoán dụ B. ẩn dụ
5, Chỉ ra biện pháp tu từ nào sau đây đã được sử dụng trong câu sau: “ Họ là hai choc tay sào, tay chèo, làm ruộng cũng giỏi mà làm thuyền cũng giỏi.” (Nguyễn Tuân).
A. So sánh. B. ẩn dụ C. Hoán dụ D. Nhân hoá
6, Phong cách thơ Lí Bạch được thể hiện ở ý nào sau đây ?
A. Sự thống nhất giưa cái cao cả và cái đẹp.
B. Hào phóng, bay bổng mà lại tự nhiên tinh tế, giản dị.
C. ước mơ vươn tới lí tưởng cao đẹp.
D. Khát vọng giải phóng cá nhân, bất bình với hiện thực tầm thường.
7, Trong thơ Hai cư bắt buộc phải có loại từ ngữ nào sau đây ?
A. Từ chỉ màu sắc. B. Từ chỉ người. C. Từ chỉ mùa.
8. Trong các địa danh sau, địa danh nào không có trong bài Phú sông Bạch Đằng ?
A. Đại Than - Đông Triều B. Tam Ngô Bách Việt
C. Lục Ngạn – Hồng Hà. D. Cửu Giang – Ngũ Hồ.
9. Lối đúng ý nghĩa nội dung của mỗi tác phẩm sau ?
A. Cáo Bình Ngô 1, Có sức mạnh như mười vạn quân.
B. Quân trung từ mệnh tập. 2, Bản tuyên ngôn độc lập thứ hai.
C. Dư địa chí 3, Cuốn sách viết về địa lí Việt Nam cổ nhất.

10, Điền những từ ngữ còn thiếu vào đoạn văn sau: 
“ Về nội dung, văn chương Nguyễn Trãi hội tụ hai nguồn cảm hứng lớn của văn học dân tộc là…………………………….và……………………………………………
11. Nếu ghi đầy đủ phần Lạc khoản gồm những nội dung gì ?
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
12. Ngô Sĩ Liên đã viết tác phẩm có tên là ?
A. Đại Việt sử kí. B. Sử kí tục biên. C. Tên khác………………………

Phần Tự Luận. (7đ)

Câu 1 (1 đ): Cho đoạn văn sau:
“ Qua hai câu đầu bài thơ miêu tả dất trân thành cuộc sống và tâm chạng con người. Câu thứ nhất “Trong tù không riệu cũng không hoa” sự thiếu thốn về vật chất. Câu thứ hai “ Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ” những sao động tâm hồn. Bác Hồ của chúng ta là thế. Dù cuộc đời có khó khăn và dan khổ đến đâu, vẫn lạc quan, hướng ra phía trước, hướng tới cái đẹp trong thiên nhiên vũ trụ.”
Anh(chị) hãy chép lại đoạn văn sau khi đã sửa hết lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp, cố gắng không làm thay đổi ý người viết muốn diễn đạt ?

Câu 2 (6đ)
Anh(chị) hãy giải thích và làm rõ vì sao người phụ nữ lại là nhân vật trữ tình chủ yếu của ca dao ?

 Hết
























Đỏp ỏn
Phần Trắc nghiệm:
Cõu
1
2


Đỏp ỏn
A
914
732
586



 
Phần tự luận:
Câu 1:
Sai chính tả: rất, chân, trạng, rượu, xao, gian.
Sai ngữ pháp: Câu thứ 1,2,3,5. Chú ý sửa cả dấu câu.
Câu 2:
Học sinh cần trình bày được những ý cơ bản sau (có thể không đúng thứ tự nhưng tối thiểu phải đủ, chấp nhận những sáng tạo hợp lí).
Trong xã hội phong kiến, do những hủ tục, luật lệ thối nát, thân phận người phụ nữ bị khinh rẻ, không được coi trọng, chẳng có chút giá trị nào. (Chế độ bất bình đẳng trọng nam khinh nữ).
Ngược lại những người phụ nữ đã ý thức được giá trị của bản thân họ nhưng lại không có quyền bày tỏ nỗi lòng buồn bực, tủi nhục, khốn khổ đó một cách trực tiếp.




File đính kèm:

  • docDe thi HSG 10.doc