Đề thi chọn học sinh giỏi khối 9 - Môn: Sinh Học

doc6 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 571 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi khối 9 - Môn: Sinh Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHỐI 9 NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn: Sinh học
Thời gian làm bài 150 phút
(Không kể thời gian giao và phát đề)
Câu 1 (4đ):
	Cho lai 2 cây đậu Hà Lan thuần chủng hoa đỏ, hạt nhăn với hoa trắng, hạt trơn. F1 thu được toàn cây có hoa đỏ, hạt trơn. Cho các cây F1 giao phấn với nhau. Đời F2 thu được 898 cây hoa đỏ, hạt trơn; 301 hoa đỏ, hạt nhăn; 299 hoa trắng, hạt trơn; 102 hoa trắng, hạt nhăn.
a) Các cặp tính trạng đã di truyền theo quy luật nào? Giải thích.
b) Cho các cây F1 trên lai phân tích. Đời con sinh ra sẽ phân li về kiểu gen, kiểu hình như thế nào?
Câu 2 (4đ):
	Một gen dài 0,51m (Micromet), có A=600 Nucleôtit.
a) Hãy tính số Nu mỗi loại của gen?
b) Số lượng chu kỳ xoắn của gen đó?
Câu 3 (4đ): 
a) Trình bày sơ đồ cơ chế sinh con trai, con gái ở người. Từ đó giải thích tại sao trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam : nữ » 1:1?
b) Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân?
Câu 4 (4đ): 
a) Thế nào là thể dị bội? Có những dạng nào?
b) Bộ NST của ngô 2n=20, hãy xác định số lượng NST ở các cá thể có các dạng đột biến: Thể ba nhiễm; Đột biến thể 1 nhiễm.
Câu 5 (4đ):
a) So sánh những đặc điểm cơ bản của ARN với ADN về cầu trúc và chức năng.
b) Mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Stt
Nội dung
điểm
Câu 1.
4 
a/ 
- Xét riêng từng cặp tính trạng ta có:
 + Về màu sắc:
Đỏ
Trắng
 Tuân theo qui luật phân li của Men đen.
 Tính trạng đỏ là trội so với trắng
 KG của F1 dị hợp
Trơn
Nhăn
 Tuân theo qui luật phân li của Men đen.
 Tính trạng trơn là trội so với nhăn
 KG của F1 dị hợp
Tổ hợp 2 cặp tính trạng ở F2 là 898 đỏ, trơn : 301 đỏ, nhăn : 299 trắng, trơn : 102 trắng, Nhăn ~ 9: 3: 3: 1= (3:1) (3:1). Vậy
Tỉ lệ kiểu hình F2= tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành nó => 2 cặp tính trạng trên đã di truyền độc lập với nhau và di truyền theo quy luật phân ly độc lập của Menden.
b/ 
Vì Pt/c, F1 đồng tính đỏ, trơn => 	
	Nên ta gọi 	A quy định hoa đỏ
	a quy định hoa trắng
	B quy định hạt trơn
	b quy định hạt nhăn
Thì ta có F1 đỏ, trơn có kiểu gen: AaBb
- Lai phân tích F1 nghĩa là lai với cây có kiểu hình lặn là: trắng, nhăn có KG là aabb
* Sơ đồ lai
F1	KH	Đỏ, trơn	x	 	Trắng, nhăn	
	KG	AaBb	x	aabb
G	AB: Ab: aB: ab	 1ab
Fb Tỉ lệ KG: AaBb: Aabb: aaBb: aabb
Tỉ lệ KH: 1 đỏ trơn: 1 đỏ nhăn: 1 trắng trơn: 1 trắng nhăn .
Vậy khi lai phân tích F1 thì tỉ lệ KG, KH phân li theo tỉ lệ 1: 1: 1:1.
2
Câu 2
4
a) 
Đổi 0,51m=0,51.104A0=5100A0
- Áp dụng Công thức: 
=> Số lượng Nu của gen là: N=
Hay A + T + G + X=3000
Theo đề bài ta có: A=T=600 (Nu) => G=X= - 600 = 900 (Nu)
2
b/ 
Biết một chu kỳ xoắn gồm 10 cặp Nu hay 20 Nu.
=> Số chu kỳ xoắn của gen là: 3000:20=150.
2
Câu 3 
4
a.1/ 
Cơ chế xác định giới tính là sự phân li của cặp NST trong quá trình phát sinh giao tử và tổ hợp lại trong quá trình thụ tinh.
Sơ đồ cơ chế sinh con trai, con gái ở người:
P. 	Bố	x	Mẹ
	44A+XY	44A+XX
G.	1(22A+X): 1(22A+Y)	22A+X
F1	1(44A+XX): 1(44A+XY)
	1 con gái: 1 con trai.
1đ
a.2/ 
Ở người:
+ Sự phân li của cặp NST XY ở nam phát sinh ra 2 loại tinh trùng (X và Y) có số lượng ngang nhau (giới dị giao tử).
+ Trong khi phụ nữ chỉ có 1 loại trứng mang NST X (giới đồng giao tử).
+ Quá trình thụ tinh giữa tinh trùng và trứng diễn ra hoàn toàn ngẫu nhiên.
+ Vì tinh trùng X và Y có số lượng ngang nhau nên khi thụ tinh cho trứng, tạo ra hợp tử XX và XY có tỉ lệ ngang nhau. Vì vậy trong cấu trúc dân số của mỗi quốc gia, dựa trên số lượng lớn, bao giờ tỉ lệ nam, nữ cũng xấp xỉ bằng nhau là 1:1.
1
b/ 
Những đặc điểm khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân.
Đặc điểm so sánh
Nguyên phân
Giảm phân
Vị trí
- Xảy ra ở TB sinh dưỡng và TB mầm
- Xảy ra ở giai đoạn chín của TB sinh dục, hình thành giao tử
Cơ chế
- 1 lần phân bào
- 2 lần phân bào liên tiếp nhưng NST chỉ nhân đôi một lần
KĐ
- Các NST kép trong cặp NST tương đồng không xảy ra hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo
- Có xảy ra kì đầu của lần phân bào 1
KG
- NST kép xếp hành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- Các NST kép tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
KS
- NST kép chẻ dọc thành 2 NST đơn phân li độc lập về 2 cự của TB
GP1: Các NST kép trong cặp NST tương đồng phân li độc lập về 2 cực TB
KC
- Các NST đơn nằm gọn trong 2 nhân mới được hình thành với số lượng là(2n)
GP1: Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được hình thành với số lượng NST là n kép còn GP2 là n đơn
KQ
- tạo ra 2 Tb con có số bộ NST là 2n giống TB mẹ.
- tạo ra 4 TB có bộ NST là n giảm đi 1 nửa so với TB me.
2
Câu 4.
4
a/
Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lượng.
Có các dạng:
+ Thể một nhiễm: 2n-1
+ Thể ba nhiễm: 2n+1
+ Thể đa nhiễm: 2n+2
+ Thể không nhiễm: 2n-2.
2
b/
Ở ngô 2n = 20. Áp dụng kiến thức câu a, ta thấy thể 3 nhiễm của ngô có 20 + 1 = 21 NST đơn.
Thể một nhiễm của ngô có 20- 1= 19 NST đơn.
2
Câu 5.
4
a/
So sánh những đặc điểm cơ bản của ADN và ARN về cấu trúc và chức năng.
* Giống nhau:
- Về cấu trúc:
+ Đều thuộc loại axit Nucleic, thuộc loại đại phân tử
+ Đều được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P
+ Đều là những đa phân tử
+ Đơn phân là Nucleotit. Có 4 loại Nu. Mỗi đơn phân đều có cấu tạo gồm 3 thành phần: 1 gốc đường, 1 axit photphoric. 1 bazơ nitrơ.
- Về chức năng: Đều có vai trò trong quá trình di truyền và tổng hợp protein.
* Khác nhau:
Đặc điểm so sánh
ADN
ARN
Cấu tạo
- Đường C5H10O4
- Khối lượng, kích thước lớn
- Có 4 loại đơn phân A, T, G, X
- Là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song xoắn đều các nu giữa 2 mạch liên kết với nhau theo NTBS A-T, X-G và ngược lại.
Đường C5H10O5
- Khối lượng kích thước nhỏ
- Có 4 loại đơn phân: A, U, G, X.
- Gồm có 1 mạch ở dạng thẳng hoặc dạng xoắn được tổng hợp trên khuôn mẫu là mạch của gen theo NTBS A-U, T-A, X-G, G-X.
Chức năng
- Lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền.
- Là khuôn mẫu tổng hợp ARN.
+ mARN: truyền đạt thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất.
+ tARN: vận chuyển axit amin tới riboxom- nơi tổng hợp protein.
+ rARN: là thành phần cấu tạo nên riboxom. 
2
b/
Mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN
- Thời gian, địa điểm: diễn ra trong nhân tế bào, ở kì trung gian, khi đó NST ở dạng sợi mảnh duỗi xoắn.
- Quá trình:
+ Phân tử ADN tháo xoắn
+ Hai mạch đơn tách nhau dần dần.
+ Các Nu trên mỗi mạch đơn lần lượt liên kết với các Nu tự do trong môi trường nội bào theo NTBS: A-T, G- X và ngược lại để hình thành mạch mới.
+ Trong quá trình nhân đôi của ADN có sự tham gia của các enzim
- Kết thúc:
Từ 1 phân tử ADN mẹ tạo ra 2 ADN con giống nhau và giống hệt mẹ.
2

File đính kèm:

  • docDe dap an thi HSG mon GDCD 9 THCS Thanh Cao.doc
Đề thi liên quan