Đề thi chọn học sinh giỏi khối 9 - Môn thi: Sinh vật

doc5 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 812 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi khối 9 - Môn thi: Sinh vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 	ĐỀ THI CHỌN HS GIỎI LỚP 9 - CẤP HUYỆN
 HUYỆN HÒN ĐẤT NĂM HỌC 2012-2013
	 MÔN THI: SINH HỌC
	 THỜI GIAN: 150 PHÚT ( không kể thời gian giao đề)
------------------------------------------------------------------------
Câu 1. (3,0 điểm) 
Trình bày mối liên hệ về chức năng giữa bộ xương, hệ cơ, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa ở người.
Câu 2 . (3,0 điểm) 
a) Cơ thể người có những cơ chế sinh lí nào để đảm bảo tính ổn định của môi trường trong cơ thể? 
b) Cơ thể người có thể phản ứng lại những đổi thay của môi trường xung quanh bằng cách nào để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển? Cho ví dụ minh họa.
Câu 3. (3,0 điểm) 
So sánh kết quả ở F1 và F2 của hai thí nghiệm về phép lai 1 cặp tính trạng và phép lai 2 cặp tính trạng của Menđen. (không viết sơ đồ lai)
Câu 4. (3,0 điểm)
Vợ chồng ông Nam sinh được 2 người con: đứa thứ nhất có kiểu hình bình thường, đứa thứ hai có biểu hiện bệnh Đao. Vợ chồng ông Nam có những thắc mắc sau:
 Tại sao đứa con thứ nhất bình thường mà đứa con thứ hai lại như vậy? Nguyên nhân do đâu?
Em hãy vận dụng những kiến thức đã học giúp vợ chồng ông Nam giải đáp những thắc mắc đó. 
Câu 5. ( 3,5 điểm)
Ở lúa, gen A quy định tính trạng cây cao, a: cây thấp. Gen B quy định tính trạng chín sớm, b: chín muộn. Cho cây lúa cao, chín sớm, lai với cây thấp, chín muộn, F1 thu được: 1901 cây cao, chín sớm; 1899 cây thấp, chín muộn. Xác định kiểu gen của P?
Câu 6. (4,5 điểm) 
Vợ chồng ông Nam sinh được 3 người con (hai trai, một gái), trong đó 1 con trai và con gái máu đông bình thường giống mẹ (1) và bố (2), 1 con trai bi bệnh máu khó đông.
- Người con trai bình thường (3) lấy vợ bình thường (6) sinh được 2 người con (một con trai (7), một con gái (8) đều bình thường.
- Người con trai bị bệnh (4) lấy vợ bình thường (9) sinh được 1 con trai (10) và một con gái (11) đều bị bệnh máu khó đông.
- Người con gái (5) lấy chồng bình thường (12) sinh được 1 cháu trai mắc bệnh máu khó đông (13)
Lập sơ đồ phả hệ của gia đình này về bệnh trên.
Có thể biết chắc chắn kiểu gen của những người nào trong gia đình trên? 
(Biết rằng, ở người, bệnh máu khó đông do gen lặn h nằm trên NST giới tính X quy định; người có gen H máu đông bình thường.)
-------HẾT-------
(Học sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị không giải thích gì thêm)
Phòng Giáo dục và Đào tạo HƯỚNG DẪN CHẤM THI MÔN SINH HỌC
 Huyện Hòn Đất 	KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN –LỚP 9 
 NĂM HỌC 2012-2013
Nội dung trả lời các câu hỏi
Điểm
Câu 1. (3,0 điểm)
- Bộ xương tạo khung cho toàn bộ cơ thể, là nơi bám của hệ cơ và là giá đỡ cho các hệ cơ quan khác.
- Hệ cơ hoạt động giúp xương cử động
- Hệ tuần hoàn dẫn máu đến tất cả các hệ cơ quan, giúp các hệ này trao đổi chất.
- Hệ hô hấp lấy O2 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải CO2 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn
- Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường ngoài và biến đổi chúng thành các chất dinh dưỡng để cung cấp cho tất cả các hệ cơ quan thông qua hệ tuần hoàn.
- Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã, thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn. 
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 2 (3,0 điểm)
a) Cơ thể có những cơ chế sinh lý nào để đảm bảo tính ổn định của môi trường trong cơ thể:
Các tế bào của cơ thể được tắm đẫm trong môi trường trong (máu, nước mô) nên mọi đổi thay của môi trường trong có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sống của tế bào và cũng là của cơ thể. Ví dụ, khi nồng độ các chất hoà tan trong máu tăng giảm sẽ làm thay đổi áp suất thẩm thấu, hoặc làm nước tràn vào tế bào hoặc rút nước ra khỏi tế bào; sự thay đổi độ pH của môi trường trong sẽ ảnh hưởng đến các quá trình sinh lí diễn ra trong tế bào; sự thay đổi nhiệt độ huyết áp cũng gây rối loạn quá trình chuyển hoá trong tế bào...
Nhờ cơ chế điều hoà thần kinh và nội tiết diễn ra thường xuyên nên đã giữ được tính ổn định tương đối của môi trường trong, đảm bảo cho các quá trình sinh lí tiến hành được bình thường. 
b) Cơ thể có thể phản ứng lại những đổi thay của môi trường xung quanh để tồn tại và phát triển bằng cơ chế phản xạ.
Ví dụ khi trời nóng, cơ thể phản ứng lại bằng cách dãn các mao mạch dưới da, tiết mồ hôi để tăng sự thoát nhiệt giữ cho thân nhiệt được bình thường. Ngược lại, khi trời lạnh thì mạch co, da săn lại (sởn gai ốc) để giảm sự thoát nhiệt, đồng thời tăng sinh nhiệt bằng rung cơ (run). 
Lưu ý: Thí sinh có thể lấy ví dụ khác vẫn đạt điểm tối đa nếu đúng.
1,0
0,5
0,5
1,0
Câu 3. (3,0 điểm)
* Giống nhau:
- Bố mẹ đều thuần chủng về các cặp tính trạng mang lai dẫn đến F1 đêu đồng tính và mang kiểu gen dị hợp.
- F2 phân tính (xuất hiện nhiều hơn 1 kiểu hình)
* Khác nhau:
Lai 1 cặp tính trạng
Lai 2 cặp tính trạng
F1 dị hợp về 1 cặp gen
F1 dị hợp về 2 cặp gen
F2 có 4 tổ hợp
F2 có 16 tổ hợp
F2 có 2 kiểu hình với tỉ lện 3:1
F2 có 4 kiểu hình với tỉ lện 9 : 3 : 3 : 1
F2 có 3 kiểu gen
F2 có 9 kiểu gen
F2 không xuất hiện biến dị tổ hợp
F2 xuất hiện biến dị tổ hợp
0,25
0,25
2,5 (mỗi ý đúng 0,25 điểm)
Câu 4. (3,0 điểm)
- Đứa con thứ nhất bình thường do quá trình giảm phân ở bố mẹ xảy ra bình thường, bố mẹ đều cho giao tử n= 23; khi thụ tinh, đứa con có bộ NST bình thường (2n = 46).
- Đứa con thứ hai: do quá trình giảm phân diễn ra không bình thường: Trong quá trình giảm phân, cặp NST 21 của mẹ hoặc bố không phân li tạo ra loại giao tử chứa cả 2 chiếc của cặp 21, Loại giao tử này khi kết hợp với giao tử bình thường sẽ cho ra hợp tử chứa 3 NST của cặp 21; đứa trẻ mang 3 NST của cặp 21 này mắc bệnh Đao.
- Nguyên nhân gây bệnh: Có thể do ảnh hưởng của các tác nhân lí hóa của môi trường ngoài như phóng xạ, hóa chất; có thể do người vợ tuổi đã cao (trên 35 tuổi), quá trình sinh lí, sinh hóa nội bào bị rối loạn do tế bào đã bị lão hóa.
1,0
1,0
1,0
Câu 5. (3,5 điểm)
* Xác định kiểu gen của P
- Xét tính trạng chiều cao của cây:
1
1
1901
1899
Cao 
Thấp
+ Tỉ lệ phân tính:
»
=
+ Tỉ lệ 1:1 là kết quả của phép lai phân tích.
+ Kiểu gen P qui định cặp tính trạng chiều cao cây: Aa x aa
- Xét cặp tính trạng chín sớm – chín muộn:
1
1
»
1901
1899
Chín sớm
Chín muộn
+ Tỉ lệ phân tính:
=
+ Tỉ lệ 1: 1 là kết quả của phép lai phân tích.
+ Kiểu gen P quy định cặp tính trạng này là: Bb x bb
- Mỗi tính trạng đều phân tính theo tỉ lệ 1: 1, mà tỉ lệ phân tính chung về cả 2 tính trạng ở F1 là 1901: 1899 » 1:1 – Điều đó chứng tỏ 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng trên liên kết hoàn toàn trên một cặp NST.
)
(
- Vì F1 xuất hiện kiểu hình cây thấp, chín muộn ab , chứng tỏ 2 bên bố mẹ 
 ab
 đều phải cho giao tử ab suy ra kiểu gen cây lúa thân cao, chín sớm đem lai phải là: AB. Còn cây thân thấp, chín muộn là ab 
 ab ab
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
1,0
1,0
Câu 6. ( 4,5 điểm)
a) Sơ đồ phả hệ.
b) Xác định kiểu gen của những người trong gia đình:
- Bệnh do gen lặn trên X, không có alen tương ứng trên Y quy định, nên nam chỉ cần mang một gen đã bị bệnh, nữ phải đồng hợp về cặp gen này mới mắc bệnh.
- Con trai nhận X của mẹ và Y của bố.
- Con gái nhận X của mẹ và X của bố.
* Từ những điều nêu trên có thể biết chắc chắn kiểu gen của những người sau:
- (2), (3), (7), (12) đều có kiểu gen XHY
- (4), (10), (13) đều có kiểu gen XhY
- (11) có kiểu gen XhXh.
- (1), (5), (9) đều có kiểu gen XHXh (con trai của họ mắc bệnh có kiểu gen là: XhY, Xh do mẹ di truyền)
1,0
0,5
0,125
0,125
1,0
0,75
0,25
0,75

File đính kèm:

  • docDe thi HSG cap huyen mon Sinh hocco dap an.doc
Đề thi liên quan