Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 11 THPT năm học 2011 - 2012 môn Sinh Học

doc5 trang | Chia sẻ: theanh.10 | Lượt xem: 11288 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 11 THPT năm học 2011 - 2012 môn Sinh Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH THÁI NGUYÊN
ĐỀ CHÍNH THỨC
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 11 THPT
NĂM HỌC 2011 - 2012
MÔN SINH HỌC 
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 28/3/2012
Đề thi gồm có 2 trang, 9 câu hỏi.
Câu 1 (4,0 điểm)
a. Tại sao cây xanh bị vàng khi thiếu một trong các nguyên tố nitơ (N), magiê (Mg), sắt (Fe)?
b. Cho một ví dụ minh họa ánh sáng liên quan trực tiếp với quá trình trao đổi nitơ của cây xanh.
c. Mưa axit là gì? Mưa axit ảnh hưởng đến cây xanh như thế nào?
Câu 2 (2,0 điểm)
a. Thế nào là vận động hướng động? Cho ví dụ. Vì sao vận động hướng động xảy ra chậm, trong khi vận động cảm ứng xảy ra nhanh?
b. Hãy nêu các điểm khác nhau giữa auxin và gibêrelin về cấu tạo hóa học, nồng độ tác dụng, các chất tổng hợp. Dựa trên nguyên tắc để tạo được quả không hạt?
Câu 3 (2,0 điểm) 
a. Theo dõi sự sản sinh ôxi và thải ôxi trong hoạt động quang hợp của một cây C4 theo sự thay đổi của nhiệt độ môi trường, người ta lập được đồ thị dưới đây:
Nhiệt độ môi trường (0C)
ml O2/dm2 lá/h
A
B
10
20
30
40
- Hãy cho biết đường cong nào biểu diễn sự sản sinh ôxi trong mô lá, đường cong nào biểu diễn sự thải ôxi ra môi trường? Vì sao?
- Giải thích sự biến thiên của đường cong A và đường cong B.
b. Trình bày tầm quan trọng của sự hô hấp ở rễ. 
Câu 4 (2,0 điểm)
Người ta đã khẳng định ánh sáng đỏ có hiệu quả quang hợp hơn ánh sáng xanh tím. Hãy thiết kế các thí nghiệm chứng minh và giải thích cơ sở khoa học của các thí nghiệm này.
Câu 5 (2,0 điểm) 
a. Một bệnh nhân bị hở van tim (van nhĩ - thất đóng không kín). Hãy giải thích về sự thay đổi nhịp tim, lượng máu tim bơm lên động mạch trong mỗi chu kì tim (thể tích tâm thu) và huyết áp của bệnh nhân đó.
b. Khi huyết áp giảm hoặc tăng thì hoạt động của tim và hệ mạch sẽ thay đổi như thế nào?
Câu 6 (2,0 điểm) 
a. Vì sao trâu, bò chỉ ăn cỏ (chứa chủ yếu xenlulôzơ, rất ít chất đạm và chất béo) mà vẫn phát triển và hoạt động bình thường?
b. Trình bày những ưu điểm của tiêu hóa ngoại bào so với tiêu hóa nội bào. Vì sao ở các động vật bậc cao tiêu hóa ngoại bào lại chiếm ưu thế?
Câu 7 (2,0 điểm)
a. Tại sao bao miêlin có khả năng cách điện?
b. Tại sao nói chùy xinap có tác dụng bảo vệ hệ thần kinh?
c. Có thể thay đổi được tập tính không? Trong trường hợp nào?
Câu 8 (2,0 điểm)
a. Vì sao trứng được thụ tinh khi đã di chuyển được đoạn đường trong ống dẫn trứng mà hiếm khi xảy ra ở vị trí khác?
b. Trong quá trình tiến hoá, động vật từ dưới nước lên sống trên cạn sẽ gặp những trở ngại gì liên quan đến sinh sản? Những trở ngại đó đã được khắc phục như thế nào?
Câu 9 (2,0 điểm)
Giải thích sự điều hòa hoạt động tiết hoocmôn bằng các cơ chế liên hệ ngược và bằng cơ chế thần kinh ở người. Nêu ví dụ minh họa cho mỗi trường hợp.
------ Hết ------
Họ và tên:  SBD: .
Thí sinh không sử dụng tài liệu khi làm bài. Giám thị không giải thích gì thêm.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH THÁI NGUYÊN
HƯỚNG DẪN CHẤM KÌ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT
NĂM HỌC 2011 – 2012 MÔN SINH HỌC 
Thời gian: 150 phút 
Ngày thi: 28/3/2012
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
1
a. 
N, Mg là thành phần của clorôphin, 
Fe hoạt hóa enzim tổng hợp clorôphin do đó thiếu một trong các loại nguyên tố trên lá cây không tổng hợp đủ clorôphin nên lá cây sẽ bị vàng.
b. 
Trong quá trình trao đổi N có quá trình khử NO3- với 2 bước:
 NO3- (1) → NO2- (2) → NH3 
Bước (1) cần lực khử là NADH, bước (2) cần lực khử là FredH2 thì hình thành trong pha sáng quang hợp. 
c. 
- Mưa axit là trong nước mưa có axit (axit nitric, axit sunfuric) do các nhà máy thải NO3- và SO42-, các oxit này kết hợp với nước mưa tạo thành axit.
- Mưa axit ảnh hưởng gián tiếp (không mưa vào cây) gây nên đất chua làm các iôn khoáng bị rửa trôi và ảnh hưởng trực tiếp (mưa trên cây) làm lá cây bị hỏng. 
0.5
0,5
0,5
0,5
1
0,5
0,5
2
- Hướng động là hình thức vận động đáp ứng lại sự tác động có hướng của nhân tố môi trường.
- Ví dụ: Ánh sáng chiếu vào một phía của ngọn cây và ngọn cây vận động theo phía chiếu của ánh sáng. Người ta gọi đó là sự vận động theo ánh sáng.
-Vận động hướng động xảy ra chậm, trong khi vận động cảm ứng xảy ra nhanh vì vận động hướng động liên quan đến sự phân bố lại hàm lượng auxin và sự sinh trưởng của tế bào, trong khi vận động cảm ứng chỉ liên quan đến đồng hồ sinh học và sự thay đổi sức căng trương nước.
- Khác nhau giữa auxin và gibêrelin
Tiêu chí
Auxin
Gibêrelin
Cấu tạo hóa học,
Auxin trong phân tử có nguyên tố nitơ
Gibêrêlin thì không
Nồng độ tác dụng
Auxin kích thích hay ức chế phụ thuộc vào nồng độ
Gibêrelin thì không ưc chế
Các chất tổng hợp
Auxin có tất cả các chất tự nhiên lẫn các chất tổng hợp nhân tạo
Gibêrelin thì chỉ có các chất tự nhiên, không có các chất tổng hợp nhân tạo
- Trong quá trình nghiên cứu sự tạo quả sau thụ tinh, người ta biết rằng sau khi thụ tinh, phôi sẽ phát triển thành hạt và trong quá trình hình thành hạt đó, phôi sản xuất ra auxin nội sinh. Auxin này được đưa vào bầu, kích thích các tế bào phân chia, lớn lên thành quả. Như vậy, nếu hoa không được thụ phấn, tức là phôi không được thụ tinh thì hoa sẽ rụng, tức bầu không hình thành quả. Biết được điều đó, để tạo quả không hạt, người ta không cho hoa thụ phấn, như vậy phôi sẽ không được hình thành hạt và auxin nội sinh cũng sẽ không được hình thành. Người ta đã thay thế auxin nội sinh bằng auxin ngoại sinh, bằng cách phun hoặc tiêm auxin vào bầu và bầu vẫn hình thành quả. Quả này sẽ không có hạt.GA cũng có tác dụng tương tự
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
3
a.
- Đường cong A biểu diễn sự sản sinh ôxi trong mô lá, đường cong B biểu diễn sự thải ôxi ra môi trường. Đường cong A luôn có giá trị lớn hơn đường cong B tại mỗi nhiệt độ xác định. 
- Bởi vì lượng ôxi thải ra thực tế qua khí khổng (đường B) chính là lượng ôxi sinh ra trong quang hợp sau khi đã bị hao hụt một phần do sử dụng vào hô hấp, nên có trị số nhỏ hơn so với lượng ôxi sinh ra do quang hợp (đường A).
b.
- Đường cong A: Khi nhiệt độ còn thấp, quang hợp diễn ra yếu, khi nhiệt độ tăng thì quang hợp tăng dần do vậy lượng ôxi cũng tăng dần đạt tối đa ở khoảng 400C, sau đó quang hợp không tăng theo nhiệt độ nữa thậm chí có biểu hiện giảm. 
- Đường cong B: Sự thải ôxi ra môi trường phụ thuộc cả cường độ quang hợp và cường độ hô hấp. Lượng ôxi thải ra đạt giá trị cực đại khi cường độ quang hợp mạnh nhất, nhưng cường độ hô hấp chưa tăng cao, khi nhiệt độ tiếp tục tăng thì cường độ hô hấp tăng mạnh tiêu hao nhiều ôxi do đó đường cong B đi xuống.
* Tầm quan trọng của sự hô hấp ở rễ: 
- Tạo năng lượng ATP sử dụng vào quá trình hút khoáng chủ động và các hoạt động khác.
- Tạo ra CO2 từ đó → các iôn H+ và HCO3-, H+ được sử dụng vào cơ chế trao đổi iôn, làm cho các iôn như K+, Ca2+, Mg2+tách khỏi keo đất, giúp cây hấp thụ được.
0,25
0,25
0,5
0,5
0,25
0,25
4
- Thí nghiệm 1: Chiếu ánh sáng đơn sắc màu đỏ và màu xanh tím vào các lá cây rồi so sánh số lượng tinh bột hình thành bằng cách nhuộm màu với Iôt.
- Thí nghiệm 2: Chiếu ánh sáng qua lăng kính vào sợi tảo trong môi trường có vi khuẩn hiếu khí. VK sẽ tập trung ở hai đầu sợi tảo nhưng tập trung nhiều hơn ở đầu chiếu ánh sáng đỏ
Giải thích:
- Hiệu quả quang hợp chỉ phụ thuộc vào số lượng phôtôn ánh sáng mà không phụ thuộc vào năng lượng phôtôn, cứ 48 phôtôn → tổng hợp được 1 glucôzơ
- Trên cùng một mức năng lượng thì số phôtôn ánh sáng đỏ nhiều gấp đôi số phôtôn ánh sáng xanh tím.
1,5
0,25
0,25
5
a.
- Nhịp tim tăng, đáp ứng nhu cầu máu của các cơ quan 
- Lượng máu giảm, vì tim co một phần nên máu quay trở lại tâm nhĩ. 
- Thời gian đầu, nhịp tim tăng nên huyết áp động mạch không thay đổi. Về sau, suy tim nên huyết áp giảm 
b.
 - Khi huyết áp giảm Thụ quan áp lực ở cung động mạch chủ và xoang động mạch cảnh → phát xung thần kinh → Trung khu điều hòa tim mạch ở hành não → Tim đập nhanh, mạch co lại → huyết áp trở về trạng thái bình thường 
 - Khi huyết áp tăng → Thụ quan áp lực ở cung động mạch chủ và xoang động mạch cảnh → phát xung thần kinh → Trung khu điều hòa tim mạch ở hành não → Tim đập chậm, mạch giãn ra → huyết áp trở về trạng thái bình thường 
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
6
a.
- Tuy thức ăn ít chất nhưng lượng nhiều nên cũng đủ bù nhu cầu prôtêin cần thiết.
- Trong dạ dày của trâu, bò có một số lượng rất lớn VSV (đặc biệt trong dạ cỏ) sẽ được tiêu hóa ở dạ múi khế – nguồn cung cấp prôrtêin quan trọng cho cơ thể. 
- Chúng tận dụng triệt để được nguồn nitơ trong urê.
+ Urê đi theo đường máu vào tuyến nước bọt.
+ U rê trong nước bọt lại được vi sinh vật trong dạ dày sử dụng để tổng hợp các hợp chất chứa ni tơ mà chủ yếu là prôtêin, cung cấp cho cơ thể động vật nhai lại. 
b.
- Tiêu hóa ngoại bào tiêu hóa dược các loại thức ăn có cấu trúc phức tạp, tiêu hóa nội bào chỉ tiêu hóa được các loại thức ăn có cấu trúc đơn giản, 
- Tiêu hóa ngoại bào tiêu hóa dược các loại thức ăn có kích thước lớn, tiêu hóa nọi bào chỉ tiêu hóa được các loại thức ăn có kích thước nhỏ 
- Tiêu hóa ngoại bào tiêu hóa được số lượng thức ăn tương đối lớn trong thời gian ngắn, tiêu hóa nội bào chỉ tiêu hóa được một lượng ít thức ăn với tốc độ chậm
* ĐV bậc cao có TH ngoại bào ưu thế vì: Kích thước cơ thể lớn, tuổi thọ cao, hoạt động phúc tạp... nhu cầu lớn, tổ chức cơ thể chuyên hóa cao đảm bảo tiêu hóa ngoại bào 
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
7
a.
- Dòng điện có bản chất là điện hóa 
- Ở mỗi bao miêlin trên 1 sợi TK có 1 TB soan → không có gian bào → không có nước → không dẫn điện
- Vòng quấn đầu tiên với axôn quấn rất chặt nên đẩy nhân, TBC ra ngoài → không có nước trong TB → ko dẫn điện
b. Trong chuỳ xinap có bóng chứa chất hoá học trung gian
- Kích thích có nghĩa → phã vỡ chất hoá học trung gian cho xung TK lan truyền tiếp.
- Kích thích không có nghĩa → không phá vỡ chất hoá học trung gian → xung thần kinh bị chặn lại 
- Điều chỉnh xung điện 
c.Có thay đổi được trong trường hợp đó là loại tập tính học được hay tập tính hỗn hợp
Thay đổi tập tính là thành lập các phản xạ - chuỗi phản xạ có điều kiện 
- Trường hợp thay đổi tập tính: quá trình thuần hoá vật nuôi, dạy thú làm xiếc, chó trinh sát....
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
8
a. Trước khi được đoạn đường trứng còn quá non, màng trứng chưa thuận lợi cho sự kết hợp với tinh trùng để thụ tinh 
- Không thụ tinh sau, vì: vận tốc dẫn trứng chậm mà thời gian tồn tại trứng chưa thụ tinh ngắn. 
b. Những trở ngại liên quan đến sinh sản:
+ Thụ tinh ngoài không thực hiện được vì không có môi trường nước. 
+ Trứng đẻ ra sẽ bị khô và dễ bị các tác nhân khác làm hư hỏng như nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, ánh sáng mặt trời mạnh, vi trùng xâm nhập. 
Khắc phục:
+ Đẻ trứng có vỏ bọc dày hoặc phôi thai phát triển trong cơ thể mẹ. 
+ Thụ tinh trong. 
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
9
* Điều hòa bằng cơ chế liên hệ ngược: là kiểu điều chỉnh của các tuyến nội tiết khi tuyến nội tiết tiết hoon môn tới cơ quan đích. cơ quan đích tiết hooc môn lại tác động trở lại tuyến nội tiết ban đầu.
+ Cơ chế âm tính: Tuyến nội tiết nhạy cảm với nồng độ hoocmôn trong máu. Khi nồng độ hoocmon trong máu đạt đến mức nhất định sẽ gây ức chế tuyến nội tiết làm cho hoạt động tiết của chúng giảm, khi đó nồng độ của hoocmon của tuyến giảm làm cho nồng độ của hoocmon điều hòa giảm dẫn đến ức chế dừng lại. Khi tuyến nội tiết không bị ức chế nó lại bắt đầu tiết ra hoocmon.
+ Cơ chế dương tính: Tuyến nội tiết nhạy cảm với nồng độ hoocmôn trong máu. Khi nồng độ hoocmon trong máu đạt đến mức nhất định sẽ gây kích thích tuyến nội tiết làm cho hoạt động tiết của chúng tăng, khi đó nồng độ của hoocmon của tuyến tăng làm cho nồng độ của hoocmôn điều hòa tăng dẫn đến hưng phấn tuyến nội tiết ban đầu tiết ra hoocmôn.
Thực tế khi hàm lượng hooc môn của cơ quan đích tiết ít thì có tác dụng kích thích( + tính) khi hàm lượng hooc môn của cơ quan đích tiết nhiều thì có tác dụng ức chế (- tính)
Ví dụ: 1 ví dụ minh họa cho cơ chế điều hòa ngược âm tính hoặc dương tính. 
* Điều hòa bằng cơ chế thần kinh:Cơ chế điều hòa tiết hoocmôn bằng thần kinh – thể dịch: Khi cơ thể nhận được kích thích từ môi trường, các kích thích được mã hóa thành xung thần kinh theo dây hướng tâm về trung ương thần kinh, từ trung ương thần kinh xuất hiện xung theo dây li tâm đến tuyến nội tiết và gây tiết hoocmôn vào máu.
Ví dụ: Hoocmôn của tủy thận được tiết ra, những chất này được coi là trả lời kích thích của xung thần kinh giao cảm trước hạch có nguồn gốc từ Hipothalamus trong não bộ.
hoặc vùng dưới đồi của não tiết một số chất GnRH... điều hòa hoạt động của tuyến yên
(Nếu hs vẽ sơ đồ đúng cũng cho điểm)
0,25
0,25
0,25
0,5

File đính kèm:

  • docHDC LI THUYẾT 11.doc