Đề thi chọn học sinh giỏi Lớp 12 cấp tỉnh môn Hóa học - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Ninh Bình
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi Lớp 12 cấp tỉnh môn Hóa học - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Ninh Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH NINH BÌNH ĐỀ THI CHÍNH THỨC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 CẤP TỈNH NĂM HỌC 2021 – 2022 MÔN: HÓA HỌC - THPT Ngày thi: 14/12/2021 Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề thi 132 (Đề thi gồm 64 câu TNKQ trong 08 trang) Họ và tên thí sinh: ........................................................ Số báo danh: ................................................ Họ và tên, chữ ký: CBCT thứ nhất: .................................................................................................... CBCT thứ hai: ...................................................................................................... Cho nguyên tử khối trung bình của các nguyên tố: H = 1; Li = 7; Be=9; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Ni = 59; Cu = 64; Zn=65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137. Câu 1: Hòa tan hoàn toàn 14,40 gam kim loại M (hóa trị II) trong dung dịch H2SO4 loãng (dư) thu được 13,44 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là A. Ca. B. Ba. C. Be. D. Mg. Câu 2: Số nguyên tố hóa học có cấu hình electron lớp ngoài cùng 4s1 là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 3: Cho m gam Zn vào 200 ml dung dịch X gồm CuSO4 1M và Fe2(SO4)3 0,5M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch có khối lượng tăng lên 6,62 gam so với dung dịch X. Giá trị của m là A. 14,30. B. 11,70. C. 16,25. D. 13,00. Câu 4: Hỗn hợp X gồm metyl fomat, anđehit acrylic và axit metacrylic. Đốt cháy hoàn toàn m gam X rồi hấp thụ hết sản phẩm cháy vào 70 ml dung dịch Ca(OH)2 1M, thu được 5 gam kết tủa và khối lượng phần dung dịch tăng thêm 0,22 gam. Giá trị của m là A. 1,22. B. 2,02. C. 1,95. D. 1,54. Câu 5: Đun nóng m1 gam este X (C4H8O2) với dung dịch NaOH vừa đủ thì thu được m2 gam muối. Biết rằng m1 < m2, tên gọi của X là A. etyl axetat. B. isopropyl fomat. C. metyl axetat. D. metyl propionat. Câu 6: Cho 2a mol bột Fe vào dung dịch chứa 5a mol AgNO3, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch gồm các chất là A. Fe(NO3)3. B. Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3. C. Fe(NO3)2, AgNO3. D. Fe(NO3)3 và AgNO3. Câu 7: Este X có công thức phân tử là C5H10O2. Thủy phân X trong dung dịch NaOH thu được ancol Y. Đề hiđrat hóa ancol Y thu được hỗn hợp 3 anken. Tên gọi của X là A. tert-butyl fomat. B. sec-butyl fomat. C. isopropyl axetat. D. etyl propionat. Câu 8: Cho các phát biểu sau: (1) Thủy phân vinyl axetat bằng NaOH đun nóng, thu được natri axetat và fomanđehit. (2) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. (3) Ở điều kiện thường, anilin là chất khí. (4) Xenlulozơ thuộc loại polisaccarit. (5) Sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân hoàn toàn anbumin thu được hỗn hợp α-amino axit. (6) Ở điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng H2. Số phát biểu đúng là A. 5. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 9: Cho các phát biểu sau: (1) Đốt cháy hoàn toàn amin no, đơn chức, mạch hở thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. (2) Gly–Ala phản ứng được với dung dịch NaOH. (3) Dung dịch protein có phản ứng màu biure. (4) Dung dịch axit glutamic làm quỳ tím chuyển thành màu hồng. Số phát biểu sai là A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 10: Cho các phát biểu sau: (1) Sợi bông khi đốt cháy có mùi khét như tóc cháy. (2) Glucozơ có vị ngọt hơn fructozơ. (3) Để phân biệt glucozơ và fructozơ có thể dùng dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng. (4) Gạo nếp dẻo hơn gạo tẻ do trong gạo nếp chứa nhiều amilopectin hơn. Số nhận xét đúng là A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 11: X có công thức C4H14O3N2. Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH thì thu được hỗn hợp Y gồm 2 khí ở điều kiện thường và đều có khả năng làm xanh quỳ tím ẩm. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là A. 3. B. 5. C. 4. D. 2. Câu 12: Cho dung dịch chứa 14,6 gam Lysin tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là: A. 21,90. B. 18,25. C. 16,43. D. 10,95. Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn 1,48 gam một este X no, đơn chức, mạch hở bằng oxi dư thu được 1,344 lít CO2 (đktc). Số công thức cấu tạo của X là A. 6. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 14: Cho các polime sau: poli(vinyl clorua); teflon; polietilen; cao su buna; tơ axetat; tơ nitron; cao su isopren; tơ nilon-6,6. Số polime được điều chế từ phản ứng trùng hợp là A. 7. B. 8. C. 6. D. 5. Câu 15: Cho mẩu sắt nặng 16,8 gam Fe vào 200 ml dung dịch CuSO4 0,75M. Sau một thời gian lấy mẩu sắt ra cân nặng 17,6 gam. Khối lượng Cu bám trên mẩu sắt là A. 6,4. B. 19,2. C. 0,8. D. 9,6. Câu 16: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H4O4 tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng theo đúng tỉ lệ mol sau: X + 2NaOH Y + Z + H2O. Biết Z là một ancol không có khả năng tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường. Điều khẳng định nào sau đây là đúng? A. Y là C2O4Na2. B. X chứa hai nhóm –OH. C. X là HCOO-CH2-COOH. D. Đun nóng Z với H2SO4 đặc ở 1700C thu được anken. Câu 17: Khi thủy phân hoàn toàn một triglixerit X trong môi trường axit thu được hỗn hợp sản phầm gồm glixerol, axit panmitic và axit oleic. Số công thức cấu tạo của X thoả mãn tính chất trên là A. 2. B. 8. C. 4. D. 6. Câu 18: Hòa tan hết a mol Al vào dung dịch chứa 2a mol NaOH thu được dung dịch X. Nhận định nào sau đây về dung dịch X là đúng? A. Sục CO2 dư vào dung dịch X thu được a mol kết tủa. B. Dung dịch X không phản ứng với dung dịch CuSO4. C. Thêm 2a mol HCl vào dung dịch X thu được 2a/3 mol kết tủa. D. Dung dịch X làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ. Câu 19: Cho các phản ứng sau: (1) CuO + H2 → Cu + H2O (2) 2CuSO4 + 2H2O → 2Cu + O2 + 2H2SO4 (3) Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu (4) 2Al + Cr2O3 → Al2O3 + 2Cr Số phản ứng dùng để điều chế kim loại bằng phương pháp nhiệt luyện là A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 20: Tơ nilon-6,6 có tính dai bền, mềm mại óng mượt, ít thấm nước, giặt mau khô nhưng kém bền với nhiệt, với axit và kiềm. Tơ nilon-6,6 được điều chế từ phản ứng trùng ngưng giữa các chất sau: A. axit terephtalic và etylen glicol. B. axit α-aminocaproic và axit ađipic. C. hexametylenđiamin và axit ađipic. D. axit α-aminoenantoic và etylen glicol. Câu 21: Cho hơi nước đi qua m gam than nung đỏ đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí X gồm CO, CO2, H2. Cho X qua CuO dư, nung nóng thu được hỗn hợp chất rắn Y có khối lượng giảm 1,6 gam so với lượng CuO ban đầu. Giá trị của m là A. 2,4. B. 0,3. C. 0,6. D. 1,2. Câu 22: Lên men 45 gam glucozơ hiệu suất phản ứng 80% thu được V lít CO2 (đktc). Giá trị của V là A. 11,20. B. 4,48. C. 5,60. D. 8,96. Câu 23: X là hợp chất hữu cơ mạch hở có công thức phân tử C5H10O. Chất X thỏa mãn sơ đồ chuyển hóa sau: isoamyl axetat. Tên của X là A. pentanal. B. 2 – metylbutanal. C. 3 – metylbutanal. D. 2,2 – đimetylpropanal. Câu 24: Dung dịch X chứa 0,12 mol Na+; x mol ; 0,12 mol và 0,05 mol . Cho 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào X đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 7,190. B. 7,705. C. 7,020. D. 7,875. Câu 25: Cho lần lượt từng chất sau: O3, Cl2, H2S, FeCl3, KClO4 tác dụng với dung dịch KI. Số phản ứng xảy ra là A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Câu 26: Cho các chất sau: glucozơ, saccarozơ, isopren, axit metacrylic, vinyl axetat, phenyl amin, metyl fomat, phenol, fructozơ. Số chất phản ứng được với dung dịch nước Brom ở nhiệt độ thường là A. 7. B. 5. C. 8. D. 6. Câu 27: Số đipeptit mạch hở có thể tạo thành từ hỗn hợp NH2CH2COOH và NH2CH2CH2COOH là A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 28: Phi kim X tác dụng với kim loại M thu được chất rắn Y. Hòa tan Y vào nước thu được dung dịch Z. Thêm dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch Z thu được chất rắn G. Cho G vào dung dịch HNO3 đặc nóng, dư thu được khí màu nâu đỏ và chất rắn F. Kim loại M và chất rắn F lần lượt là A. Al và AgCl. B. Fe và AgCl. C. Cu và AgBr. D. Fe và AgF. Câu 29: Phát biểu nào dưới đây không đúng? A. Các kim loại Na, K, Ba có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối. B. Phương pháp chung điều chế kim loại kiềm thổ là điện phân nóng chảy muối clorua của chúng. C. Nhiệt độ nóng chảy của các kim loại kiềm giảm dần từ Li đến Cs. D. Tất cả các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường. Câu 30: Cho sơ đồ các phản ứng sau: (1) Cu + HNO3 (đặc) khí X. (2) KNO3 khí Y. (3) NH4Cl + NaOH khí Z. (4) CaCO3 khí T. Số chất khí trên phản ứng được với dung dịch NaOH là A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 31: Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: HCOOH, CH3COOH, CH3CHO, C2H5OH và giá trị nhiệt độ sôi được ghi trong bảng sau: Chất X Y Z T Nhiệt độ sôi (°C) 21,0 78,3 118,0 100,5 Nhận xét nào sau đây là đúng? A. T là HCOOH. B. Z là C2H5OH. C. X là CH3COOH. D. Y là CH3CHO. Câu 32: Cho 0,75 gam hỗn hợp gồm Mg và Al phản ứng với dung dịch HNO3 đặc nóng, dư thu được 1,568 lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất đo ở đktc) và dung dịch X, tiếp tục cho thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch X, sau khi các phản ứng hoàn toàn thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 0,78. B. 1,16. C. 1,49. D. 1,94. Câu 33: Cho các chất sau: saccarozơ, glucozơ, fructozơ, etyl fomat, axit fomic và anđehit axetic. Số chất vừa có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc vừa có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường là A. 5. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 34: Cho một lượng hợp kim Ba-Na vào 200 ml dung dịch X gồm HCl 0,1M và CuCl2 0,1M. Kết thúc các phản ứng, thu được 0,448 lít khí (đktc) và m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 1,28. B. 1,96. C. 0,64. D. 0,98. Câu 35: Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4. (2) Sục khí Cl2 vào dung dịch H2S. (3) Nhiệt phân Cu(NO3)2, sau đó dẫn hỗn hợp khí thu được vào nước. (4) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch AlCl3. (5) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2. (6) Cho Fe2O3 vào dung dịch HI. Số thí nghiệm có phản ứng oxi hóa khử xảy ra là A. 5. B. 6. C. 3. D. 4. Câu 36: Sục khí H2S vào lần lượt các dung dịch sau: CuSO4; KCl; FeCl3; AgNO3; FeSO4 và Ba(OH)2. Sau khi các phản ứng kết thúc, tổng số kết tủa thu được là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 37: X là một pentapeptit tạo nên từ một α-amino axit Y. Phân tử khối của X bằng 373. Tên gọi của Y là A. Lysin. B. Glyxin. C. Valin. D. Alanin. Câu 38: Cho 5,4 gam amin đơn chức X tác dụng với dung dịch HCl loãng dư, thu được 9,78 gam muối. Số công thức cấu tạo của X là A. 2. B. 8. C. 1. D. 4. Câu 39: Từ X thực hiện các phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol): (1) X + 2NaOH Y + Z + T (2) X + H2 E (3) E + 2NaOH 2Y + T (4) Y + HCl NaCl + F Biết X là chất hữu cơ mạch hở, có công thức phân tử là C8H12O4. Phân tử khối của chất F là A. 60. B. 72. C. 46. D. 74. Câu 40: Thủy phân 25,65 gam saccarozơ trong 100 ml dung dịch HCl 0,5M với hiệu suất 60%. Thêm NaOH vừa đủ vào dung dịch sau phản ứng, sau đó nhỏ tiếp dung dịch AgNO3/NH3 tới dư, sau khi các phản ứng hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 26,615. B. 16,200. C. 12,960. D. 19,440. Câu 41: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Al và Mg trong 500ml dung dịch HNO3 1M thu được dung dịch Y và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch Y, lượng kết tủa tạo thành được biểu diễn theo đồ thị sau: Khối lượng muối thu được khi cô cạn dung dịch Y là A. 23,06 gam. B. 21,48 gam. C. 30,24 gam. D. 22,79 gam. Câu 42: Hợp chất hữu cơ X (có chứa C, H và O) mạch hở, chỉ có một loại nhóm chức. X tác dụng được với Na và hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. Đốt cháy hoàn toàn a mol X bằng oxi dư thu được 2a mol CO2. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn là A. 3. B. 2. C. 5. D. 4. Câu 43: Hỗn hợp E gồm muối vô cơ X (CH8N2O3) và đipeptit Y (C4H8N2O3). Đun nóng E với dung dịch NaOH thì thu được khí Z. Cho E tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được khí T và chất hữu cơ Q. Nhận định nào sau đây sai? A. Chất Y là H2NCH2CONHCH2COOH. B. Chất Q là H2NCH2COOH. C. Chất Z là NH3 và chất T là CO2. D. Chất X là (NH4)2CO3. Câu 44: Chia 39,9 gam hỗn hợp X gồm Na, Al, Fe thành ba phần bằng nhau. - Phần 1: Cho tác dụng với nước dư, giải phóng ra 4,48 lít khí H2. - Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, giải phóng ra 7,84 lít khí H2. - Phần 3: Cho vào dung dịch HCl dư, thấy giải phóng ra V lít khí H2. Biết các chất khí đều đo ở đktc. Giá trị của V là A. 7,84. B. 13,44. C. 10,08. D. 12,32. Câu 45: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau: Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng X, T Quỳ tím Quỳ tím chuyển màu xanh Y Dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng Kết tủa Ag trắng sáng Y, Z Cu(OH)2 Dung dịch xanh lam X,T Dung dịch FeCl3 Kết tủa đỏ nâu X, Y, Z, T lần lượt là A. anilin, etylamin, saccarozơ, glucozơ. B. etylamin, saccarozơ, glucozơ, anilin. C. etylamin, glucozơ, saccarozơ, trimetylamin. D. etylamin, glucozơ, mantozơ, trimetylamin. Câu 46: Hỗn hợp M gồm một anken và hai amin X, Y no, đơn chức, mạch hở là đồng đẳng kế tiếp (biết MX < MY). Để đốt cháy hoàn toàn một lượng M cần dùng 2,268 lít O2 (đktc) thì thu được H2O, N2 và 1,12 lít CO2 (đktc). Chất Y là A. etylmetylamin. B. butylamin. C. etylamin. D. propylamin. Câu 47: Dung dịch X gồm 0,02 mol Cu(NO3)2 và 0,2 mol NaHSO4. X hòa tan tối đa m gam Fe (biết NO là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là A. 3,36. B. 5,60. C. 2,80. D. 2,24. Câu 48: Cho x mol Mg và 0,1 mol Fe vào 500 ml dung dịch hỗn hợp AgNO3 1M và Cu(NO3)2 1M, đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X chứa 4 cation kim loại và chất rắn Y. Giá trị x không thỏa mãn là A. 0,05. B. 0,1. C. 0,14. D. 0,12. Câu 49: Hòa tan hoàn toàn một lượng Ba vào dung dịch chứa a mol HCl thu được dung dịch X và a mol H2. Trong các chất sau đây: Na2SO4, Na2CO3, Al, Al2O3, AlCl3, Mg, NaOH, NaHCO3. Số chất tác dụng được với dung dịch X là A. 5. B. 4. C. 6. D. 7. Câu 50: Đốt cháy hết a mol X là trieste của glixerol và axit cacboxylic đơn chức, mạch hở thu được b mol CO2 và c mol H2O (biết b – c = 4a). Hiđro hóa m gam X cần 13,44 lít H2 (đktc) thu được 78 gam este Y. Nếu đun nóng m gam X với dung dịch chứa 1,4 mol NaOH tới khi phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 122,96. B. 106,4. C. 105,2. D. 114,4. Câu 51: Cho m gam bột Fe vào 200 ml dung dịch chứa hai muối AgNO3 0,15M và Cu(NO3)2 0,1M, sau một thời gian thu được 3,84 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch X. Cho 3,25 gam bột Zn vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,895 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch Y. Giá trị của m là A. 0,560. B. 1,435 C. 2,240. D. 2,800. Câu 52: Cho các sơ đồ phản ứng sau: X1 + H2O X2 + X3 ↑+ H2↑ X2 + X3 → X1 + X5 + H2O X2 + X4 → BaCO3 + Na2CO3 + H2O X4 + X6 → BaSO4 + K2SO4 + CO2+ H2O Các chất X2, X5, X6 lần lượt là: A. NaOH, NaClO, H2SO4. B. KOH, KClO3, H2SO4. C. NaOH, NaClO, KHSO4. D. NaHCO3, NaClO, KHSO4. Câu 53: Hợp chất X có công thức C8H14O4. Từ X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol): (1) X + 2NaOH ® X1 + X2 + H2O (2) X1 + H2SO4 ® X3 + Na2SO4 (3) nX3 + nX4 ® nilon-6,6 + 2nH2O (4) 2X2 + X3 ® X5 + 2H2O Phân tử khối của X5 là A. 202. B. 174. C. 198. D. 216. Câu 54: Hợp chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử C7H10O4. Thủy phân hoàn toàn X trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được muối Y và hai chất hữu cơ Z và T (thuộc cùng dãy đồng đẳng). Axit hóa Y, thu được hợp chất hữu cơ E (chứa C, H, O). Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Phân tử E có số nguyên tử hiđro bằng số nguyên tử oxi. B. X có hai công thức cấu tạo thỏa mãn. C. E tác dụng với Br2 trong CCl4 theo tỉ lệ mol 1:2. D. Z và T là các ancol no, đơn chức, mạch hở. Câu 55: Thổi khí CO nóng, dư đi qua hỗn hợp BaO, Al2O3 và FeO thu được chất rắn X1. Hoà tan chất rắn X1 vào nước thu được dung dịch Y1 và chất rắn E1. Sục khí CO2 dư vào dung dịch Y1 thu được kết tủa F1. Hoà tan E1 vào dung dịch NaOH dư thấy tan một phần và còn chất rắn G1. Cho G1 vào dung dịch AgNO3 dư. Tổng số phản ứng xảy ra (coi CO2 không phản ứng với nước) là A. 7. B. 9. C. 8. D. 6. Câu 56: Hỗn hợp E gồm một axit cacboxylic no, hai chức (có phần trăm khối lượng cacbon lớn hơn 30%) và hai ancol X, Y là đồng đẳng kế tiếp (MX < MY). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol E cần vừa đủ 8,96 lít khí O2 (đo ở đktc), thu được 15,4 gam CO2 và 8,1 gam H2O. Đun nóng 0,2 mol E với axit sunfuric đặc, thu được m gam các hợp chất có chức este. Biết phần trăm số mol tham gia phản ứng este hóa của X và Y tương ứng bằng 30% và 20%. Giá trị lớn nhất của m là A. 2,78. B. 4,86. C. 6,32. D. 6,18. Câu 57: Cho các chất sau: CH3COOCH2CH2Cl; ClH3N-CH2COOH; C6H5Cl (thơm); HCOOC6H5 (thơm); C6H5COOCH3 (thơm); HO-C6H4-CH2OH (thơm); CH3CCl3; CH3COOC(Cl2)-CH3. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH đặc dư, ở nhiệt độ và áp suất cao cho sản phẩm có 2 muối là A. 4. B. 5. C. 7. D. 6. Câu 58: Hỗn hợp E chứa 0,02 mol etylamin; 0,02 mol axit acrylic và 0,03 mol hexapeptit (được tạo bởi Gly, Ala, Val). Đốt cháy toàn bộ E cần dùng vừa đủ a mol O2, cho tất cả sản phẩm cháy hấp thụ vào 700 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch chứa 0,4a mol HCl vào Y thấy có 4,8384 lít khí CO2 (đktc) thoát ra. Đun nóng E với dung dịch NaOH dư đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam muối. Giá trị của m là A. 20,17. B. 21,44. C. 19,99. D. 22,08. Câu 59: Điện phân dung dịch hỗn hợp NaCl và CuSO4 (điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua sự hòa tan của các khí trong nước và sự bay hơi của nước) với cường độ dòng điện không đổi. Kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau: Thời gian điện phân (giây) Khối lượng catot tăng (gam) Khí thoát ra ở anot Dung dịch thu được sau điện phân có khối lượng giảm so với khối lượng dung dịch ban đầu (gam) 1930 m Một khí duy nhất 2,70 7720 4m Hỗn hợp khí 9,15 t 5m Hỗn hợp khí 11,11 Giá trị của t là A. 10615. B. 9650. C. 11580. D. 8202,5. Câu 60: Đun nóng 0,14 mol hỗn hợp X gồm hai peptit Y(CxHyOzN4) và Z(CnHmO7Nt) với dung dịch NaOH vừa đủ chỉ thu được dung dịch chứa 0,28 mol muối của glyxin và 0,4 mol muối của alanin. Mặt khác, đốt cháy m gam hỗn hợp X trong O2 vừa đủ thu được N2 và 31,656 gam hỗn hợp CO2, H2O. Giá trị gần nhất của m là A. 16. B. 17. C. 9. D. 14. Câu 61: Hòa tan hoàn toàn 11,6 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu vào 87,5 gam dung dịch HNO3 50,4% thì thu được dung dịch X và V lít (đktc) hỗn hợp khí B (gồm hai chất khí có tỉ lệ số mol 3:2). Cho 500 ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch X thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Lọc lấy Y rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 16,0 gam chất rắn. Cô cạn dung dịch Z thu được chất rắn T. Nung T đến khối lượng không đổi thu được 41,05 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ phần trăm của Fe(NO3)3 trong X là A. 13,57%. B. 40,69%. C. 12,20%. D. 20,20%. Câu 62: Trộn m gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Fe3O4, Cu và CuO (trong đó nguyên tố oxi chiếm 12,82% khối lượng X) với 7,05 gam Cu(NO3)2, thu được hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch hỗn hợp HCl, 0,05 mol KNO3 và 0,1 mol NaNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Z chỉ chứa muối clorua và 3,36 lít (đo ở đktc) hỗn hợp khí T gồm N2 và NO. Tỉ khối của T so với H2 là 44/3. Cho Z phản ứng với dung dịch Ba(OH)2 dư, kết thúc các phản ứng thu được 56,375 gam kết tủa. Giá trị gần nhất của m là A. 32. B. 30. C. 33. D. 31. Câu 63: Hòa tan hoàn toàn 11,25 gam hỗn hợp Na, K, Na2O, K2O vào nước dư thu được dung dịch X có chứa 8 gam NaOH và 2,8 lít khí. Dẫn V lít CO2 vào dung dịch X được dung dịch Y, cho từ từ dung dịch Y vào 280 ml dung dịch HCl 1M thấy thoát ra 4,48 lít khí CO2. Các chất khí đều đo ở đktc. Giá trị của V là A. 6,272. B. 4,480. C. 6,720. D. 5,600. Câu 64: Cho các phản ứng sau: (1) X + 3NaOH C6H5ONa + Y + CH3CHO + H2O (2) Y + 2NaOH T + 2Na2CO3 (3) CH3CHO + AgNO3/NH3 Z + . (4) Z + NaOH R + (5) R + NaOH T + Na2CO3 Công thức phân tử của X là A. C12H20O6. B. C11H10O4. C. C12H14O4. D. C11H12O4. ----------- HẾT ----------
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_12_cap_tinh_mon_hoa_hoc_nam_ho.doc