Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 8 cấp thành phố năm học 2012-2013 Thành Phố Uông Bí Môn: Ngữ Văn
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 8 cấp thành phố năm học 2012-2013 Thành Phố Uông Bí Môn: Ngữ Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ UÔNG BÍ ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 CẤP THÀNH PHỐ NĂM HỌC 2012-2013 Chữ kí giám thị 1 ……………... Chữ kí giám thị 2 …………….. ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: NGỮ VĂN Ngày thi: 24/4/2013 Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1 Cho đoạn thơ: “Một ngôi sao chẳng sáng đêm Một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng Một người - đâu phải nhân gian? Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!”. (trích Tiếng ru - Tố Hữu, Tiếng Việt 3, tập 1- NXBGD - trang 64). 1.1. Chỉ rõ và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên. (2,0 điểm) 1.2. Bằng một đoạn văn từ 10 đến 12 câu, hãy nêu ý kiến của em về thông điệp Tố Hữu muốn gửi gắm qua đoạn thơ trên. (6,0 điểm) Câu 2 Cho đề văn sau: Nhà thơ Xuân Diệu khi đánh giá về tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh cho rằng: “Cái hay vô song của tập thơ là chất người cộng sản Hồ Chí Minh”. (trích Ngữ văn 8, tập 2- NXBGD - trang 41). Ý kiến của em về “chất người cộng sản Hồ Chí Minh” qua hai bài thơ Đi đường và Ngắm trăng của Hồ Chí Minh. 2.1. Lập dàn ý sơ lược phần thân bài.(2,0 điểm) 2.2. Viết bài văn nghị luận. (10,0 điểm) ---------------------- Hết ---------------------- Họ tên thí sinh: ……………………..………………………………..……………….. SBD: …………… PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ UÔNG BÍ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ LỚP 8 NĂM HỌC 2012- 2013 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN (Hướng dẫn chấm này có 03 trang) I. YÊU CẦU CHUNG - Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý cơ bản, trên cơ sở các gợi ý đó giám khảo (GK) có thể vận dụng linh họat, tránh cứng nhắc và nên cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để phát hiện những bài làm thể hiện tố chất của học sinh giỏi (kiến thức vững chắc, năng lực cảm thụ sâu sắc, tinh tế, kĩ năng làm bài tốt…); - GK nên khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có phong cách riêng song hợp lí. Có thể thưởng điểm cho các bài viết sáng tạo song không vượt quá khung điểm của mỗi câu theo quy định. - GK đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và kĩ năng. Chỉ cho điểm tối đa ở mỗi ý khi thí sinh đạt đựơc yêu cả về nội dung kiến thức và kĩ năng. - Điểm toàn bài là 20 điểm, chi tiết đến 0,5 điểm. II. YÊU CẦU CỤ THỂ Câu Một số gợi ý chính Biểu điểm Câu 1 Cho đoạn thơ: “Một ngôi sao chẳng sáng đêm Một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng Một người - đâu phải nhân gian? Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!”. (trích Tiếng ru - Tố Hữu, Tiếng Việt 3, tập 1- NXBGD - trang 64). 1.1. Chỉ rõ và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên. (2,0 điểm) 1.2. Bằng một đoạn văn từ 10 đến 12 câu, hãy nêu ý kiến của em về thông điệp Tố Hữu muốn gửi gắm qua đoạn thơ trên. (6,0 điểm) 1.1 * Chỉ ra được các biện pháp tu từ chủ yếu sau: - Biện pháp điệp từ: một, chẳng. 0.5 - Biện pháp ẩn dụ: một ngôi sao, một thân lúa chín, một đốm lửa tàn. Lưu ý: HS chỉ gọi tên được các biện pháp tu từ mà không chỉ ra cụ thể cho nửa số điểm trong tổng điểm mỗi ý. 0.5 * Phân tích: - Điệp từ: nhấn mạnh cái đơn lẻ, cá nhân sẽ không thể làm được những việc lớn lao, có ích cho cộng đồng và xã hội. 0.5 - Ẩn dụ: vừa là hình ảnh thực vừa là ẩn dụ để nói đến con người nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 0.5 1.2 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Viết đúng thể thức của một đoạn văn nghị luận - về một tư tưởng đạo lí. - Lập luận chặt chẽ, luận điểm rõ ràng; có sự liện kết về mặt hình thức, liên kết logic trong đoạn văn; - Diễn đạt lưu loát, mạch lạc; trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả. 2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần làm rõ được những điều tác giả muốn gửi gắm qua đoạn thơ: - Sức mạnh của tình đoàn kết là một quan niệm nhân sinh được diễn đạt bằng một đoạn thơ giàu hình ảnh, có sức gợi và sức thuyết phục cao, dễ thấm vào lòng người đọc. 1.0 - Đoạn thơ với những hình ảnh thực: “một ngôi sao”, “một thân lúa chín”… để nói tới con người => Khẳng định sức mạnh và tầm quan trọng của tình đoàn kết. Mỗi con người, mỗi cá nhân muốn có sự nghiệp, muốn có ích cho đời, muốn tồn tại, phát triển phải biết hòa đồng và gắn mình với cộng đồng, tập thể mới tạo được sức mạnh để có những thành công, cống hiến cho đời. 1.5 - Đứng trên cả hai phương diện văn học và cuộc sống, vấn đề Tố Hữu đặt ra là hết sức đúng đắn, cần thiết, cần phải được áp dụng với mỗi con người. 1.0 - Tuy nhiên Tố Hữu mới chỉ đề cập tới vai trò của cộng đồng với cá nhân, chưa đề cập đến vai trò của cá nhân với cộng đồng, vai trò này cũng hết sức quan trọng. 0.5 - Đoạn thơ cho ta lời khuyên chân thành, một bài học nhân sinh về tinh thần đoàn kết, biết sống hòa mình vào tập thể và cộng đồng dân tộc, biết hòa cái tôi trong cái ta. Gắn mình với cộng đồng, song khi hòa mình vào tập thể cần biết phát huy năng lực cá nhân, tiên phong trên mọi lĩnh vực để thực sự tạo nên vai trò lịch sử của mình trong cộng đồng. Đó chính là sự kết hợp giữa cái riêng và cái chung. 1.0 HS lấy một số dẫn chứng (từ trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc và trong cuộc sống hiện nay) để chứng minh cho sức mạnh của tình đoàn kết. 1.0 Câu 2 Cho đề văn sau: Nhà thơ Xuân Diệu khi đánh giá về tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh cho rằng: “Cái hay vô song của tập thơ là chất người cộng sản Hồ Chí Minh”. (trích Ngữ văn 8, tập 2- NXBGD - trang 41). Ý kiến của em về “chất người cộng sản Hồ Chí Minh” qua hai bài thơ Đi đường và Ngắm trăng của Hồ Chí Minh. 2.1. Lập dàn ý sơ lược phần thân bài.(2,0 điểm) 2.2. Viết bài văn nghị luận. (10,0 điểm) 2.1 Học sinh lập dàn ý rõ ràng, đúng các luận điểm, luận cứ và thể hiện đầy đủ ý tưởng. 2.0 2.2 * Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết làm bài văn nghị luận kết hợp với yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm. Học sinh cần nắm vững bài học ở phần đọc hiểu văn bản, biết kết hợp các phép lập luận giải thích, phân tích, chứng minh; - Thể hiện được khả năng cảm thụ, phân tích thơ; - Kết cấu bài viết chặt chẽ, bố cục rõ ràng, đầy đủ ba phần : mở bài, thân bài, kết bài; biết xây dựng đoạn văn; - Trình bày mạch lạc, diễn đạt lưu loát, trong sáng, không mắc các lỗi về đoạn văn, câu, từ ngữ, chính tả. * Yêu cầu về kiến thức: Cần kết hợp các thao tác giải thích, chứng minh thông qua việc phân tích hai bài thơ thơ Đi đường và Ngắm trăng của Hồ Chí Minh. * Giới thiệu được “Cái hay vô song” của tập thơ Nhật kí trong tù: - Tập thơ cho thấy tâm hồn cao đẹp, ý chí cách mạng phi thường và một phong cách thơ vừa độc đáo, vừa đa dạng (giản dị và hàm súc, cổ điển và hiện đại,…). - Hai bài thơ cho thấy nét đặc sắc trong phong cách thơ trữ tình Hồ Chí Minh: vừa có màu sắc cổ điển, vừa mang tinh thần hiện đại, tinh thần của thời đại, tinh thần thép. Đó chính là “Chất người cộng sản Hồ Chí Minh”. 1.0 * “Chất người cộng sản Hồ Chí Minh” qua bài thơ Đi đường: đó là tinh thần “thép” vĩ đại của người chiến sĩ cách mạng. Đây là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc: từ việc đi đường núi gợi ra chân lí đường đời. Bài thơ có hai lớp nghĩa: nghĩa đen nói về việc đi đường núi, nghĩa bóng ngụ ý về con đường cách mạng, con đường giải phóng dân tộc và đường đời. 0.5 - Chất thép trong bài thơ toả rạng ở hình tượng người chiến sĩ cách mạng đang cảm nhận, thấm thía, suy ngẫm để vượt qua nỗi gian lao thử thách triền miên của người đi đường. Đi đường mới biết gian lao Núi cao rồi lại núi cao trập trùng 2.0 - Chất thép trong bài thơ thể hiện ở niềm tin son sắt, không bao giờ tắt của Bác về tương lai rạng sáng của tự do dân tộc. Kết thúc bài thơ hình ảnh con người vụt lớn dậy trong tư thế đầy ngạo nghễ, chiếm lĩnh, làm chủ cả đất trời: Núi cao lên đến tận cùng Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non 2.0 * “Chất người cộng sản Hồ Chí Minh” qua bài thơ Ngắm trăng: vẻ đẹp của một tâm hồn, một nhân cách lớn, vừa rất nghệ sĩ, vừa có bản lĩnh phi thường của người chiến sĩ vĩ đại. 0.5 - Chất thép trong bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên thắm thiết đến say mê của Bác. Người đã ngắm trăng trong một hoàn cảnh đặc biệt (trong ngục tù) với một tâm hồn nghệ sĩ đích thực, rung động mãnh liệt trước cảnh đẹp đêm trăng: Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ; 2.0 - Chất thép trong bài thơ thể hiện ở phong thái ung dung, sự tự do nội tại, vượt hẳn lên sự nặng nề, tàn bạo nơi ngục tù của Bác. Hai câu cuối là sự vượt ngục về tinh thần để tìm đến với vầng trăng tri kỉ: Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. 2.0 Lưu ý: - Nếu học sinh chỉ phân tích bài thơ cho điểm tối đa 6.0đ; - Điểm trừ tối đa đối với bài viết không đảm bảo bố cục bài văn, không biết tách đoạn là 4.0đ; - Điểm trừ tối đa đối với bài viết không đúng về ý, có nhiều lỗi lập luận là 2.0đ; - Điểm trừ tối đa đối với bài viết có nhiều lỗi diễn đạt, chính tả là 1.0đ; - Khuyến khích những bài có sáng tạo, có cách viết độc đáo, hợp lí. Cộng 10.0 --------------------Hết -----------------
File đính kèm:
- Ngu van 8.doc