Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 8 cho năm học 2009 - 2010 môn: văn (thời gian làm bài 150 phút)

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1199 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 8 cho năm học 2009 - 2010 môn: văn (thời gian làm bài 150 phút), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ NINH BÌNH
Trường THCS Ninh Thành


ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8
Năm học 2009 - 2010
Môn: Văn
(Thời gian làm bài 150 phút)

Câu 1: (8 điểm)
	Hãy nêu cảm nhận của em về kết thúc truyện ngắn “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao.
Câu 2: (12 điểm)
	Dựa vào các bài thơ thất ngụn bỏt cỳ Đường luật đó được học, em hãy viết bài văn thuyết minh về đặc điểm của thể thơ này?



































PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ NINH BÌNH
Trường THCS Ninh Thành


HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN VĂN
THI HỌC SINH GIỎI LỚP 8
Năm học 2009 - 2010


Cõu
Đáp án
Cho điểm
1
Hình thức
- Hiểu đúng yêu cầu của đề bài.
- Biết cách làm bài cảm thụ về chi tiết văn học và kỹ năng làm bài văn: Viết thành đoạn văn hoặc thành một bài văn ngắn có cách diễn đạt gọn, rõ, lời văn trôi chảy, chữ viết sạch đẹp, không mắc lỗi...
0,5đ

Nội dung
- Tóm tắt được chi tiết kết thúc truyện
0,5đ


- - Kết thúc truyện gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ về cái
 chết bất ngờ của Lão Hạc. Đó là một cái chết đau đớn, thê thảm đầy thương tâm. 
1đ


- Cái chết ấy làm nổi bật những phẩm chất cao đẹp của Lão Hạc đó là đạo làm người, đạo làm cha.
1,5đ


- Cái chết của Lão Hạc là lời tố cáo xã hội phong kiến đương thời
0,5 đ


- Cái chết ấy đã khiến cho ông giáo giật mình mà ngẫm nghĩ về cuộc đời. Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn như sự hiểu lầm của ông giáo trước đây vì còn có những con người cao quý như Lão Hạc. Nhưng cuộc đời lại đáng buồn theo nghĩa khác đó là những con người có nhân cách cao đẹp như Lão Hạc mà không được sống.
1đ


- Qua đó nhắc khẽ mỗi chúng ta về cách đánh giá con người không nên chỉ nhìn nhận qua vẻ bề ngoài
1đ


- Thể hiện sâu sắc sự đồng cảm xót thương, thái độ trân trọng và niềm tin của Nam Cao vào con người. Cuộc sống dù có khốn khó vẫn có những con người giữ trọn vẹn thiện lương.
1đ


-Với kết thúc này Nam Cao đã khẳng định phẩm chất trong sáng cao đẹp của lão Hạc cũng là của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám, không những thế mà còn phản ánh thực trạng bất công của xã hội đương thời,đồng thời thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc. Kết thúc này đã góp phần quan trọng tạo nên thành công của tác phẩm
1đ
2
Hình thức
- Hiểu đúng yêu cầu của đề bài.
- Biết cách làm bài nghị luận văn học với bố cục rõ ràng, 
bài viết có ba phần: (MB; TB; KB); kết cấu các phần hợp lý, diễn đạt tốt không mắc lỗi chính tả, lỗi câu, lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp.
1đ

Nội dung
a, Khái niệm thơ Đường luật: Là thể thơ do các thi sĩ đời Đường của Trung Quốc sáng tạo nên. Có quy định chặt chẽ về niêm về luật về đối và về vần.
1,5đ


b, Phân loại: Thơ Đường rất đa dạng và phong phú nhưng dự trên những căn cứ về số câu, số chữ mà người ta chia ra thành từng loại trong đó loại Thất ngôn bát cú là tiêu biểu hơn cả.
0,5đ


c, Hình thức nhận diện thể thơ: Mỗi bài thường gồm có tám câu và mỗi câu thơ gồm có bảy chữ.
1đ


d, Đặc điểm cụ thể của thể thơ : (Phải có niêm, luật, đối, vần)



* Niêm:
- Niêm nghĩa là dính, là sự liên hệ chặt chẽ về âm luật giữa hai câu thơ. Bài thơ chuẩn niêm là các chữ thứ hai của các cặp: 1- 8; 2-3; 4-5; 6-7 cùng thanh ( Cùng bằng hoặc cùng trắc). ( Dẫn chứng minh họa)
- Cũng có những bài có thể có điểm "phá cách" ( Không theo luật) nhưng các thi sĩ kị nhất là thất niêm ( Chữ thú hai của các cặp câu đã nêu lệch thanh nhau).
1đ


* Luật:
- Luật thơ là cách sắp đặt các tiếng bằng và trắc trong một dòng thơ. Thơ đường có hai luật định:
+ Nhất, tam, ngũ: bất luận, nghĩa là các tiếng ở vị trí 1,3,5 trong một dòng thơ thì không phải tuân theo luật.
+ Nhị, tứ, lục: Phân minh, nghĩa là các tiếng ở vị trí 2, 4,6 phải tuân theo luật bằng trắc rõ ràng. Trong đó tiếng ở vị trí thứ tư phải ngược thanh với tiếng thứ hai và thứ sáu. ( Ví dụ)
- Ngoài ra thờ đường luật còn quy định:
Chữ thứ hai của câu thứ nhất là vần bằng thì bài thơ được coi là viết theo luật bằng và ngược lại chữ thứ hai của câu thứ nhất là vần trắc thì bài thơ được coi là viết theo luật trắc. (ví dụ).
2đ


* Đối: 
- Đối là đặt hai câu đi song song với nhau mà ý và chữ của hai câu ấy cân xứng, hụ ứng với nhau. Câu trên với câu dưới đối với nhau thể gọi là bình đối, còn hai vế đối với nhau trong một câu thơ gọi là tiểu đối.
- Đối hiểu đúng phải là đối chữ và đối ý.
+ Đối chữ là đối số chữ, đối thanh (Bằng với trắc và ngược lại), đối từ loại: danh từ- danh từ; động từ - động từ; tính từ- tính từ. 
( Ví dụ)
+ Đối ý: Là ý của hai cõu song song với nhau từ đó mà hợp ra một ý mới.
2đ


* Vần:
- Vần thơ là cách hiệp âm và thanh của các chữ trong hai hoặc nhiều câu từ đó mà tạo nên nhạc điệu cho cả bài.
- Thơ thất ngôn bát cú Đường luật phần lớn chọn cách gieo vần bằng các chữ cuối của các câu 1,2,4,6,8. Các bài thơ này gọi là độc vận. Các chữ cuối của các câu lẻ không phải gieo vần.
1đ


e, Bố cục của bài thơ thất ngôn. Có hai cách phân chia bố cục:
- Bài thơ được chia thành 4 phần:
+ Đề ( câu 1- câu2).
+ Thực ( câu 3- câu4).
+ Luận ( câu 5 - câu 6).
+ Kết ( câu 7 - câu 8).
- Hoặc có thể được chia đôi làm hai phần:( Bồn câu đầuvà bốn câu sau).
1đ



g, Cách ngắt nhịp: thường có cách ngắt nhịp 3/4 hoặc 2/2/3.......
0,5đ


h, ý nghĩa của thể thơ.
0,5 đ

File đính kèm:

  • docde thi hsg lop 86.doc
Đề thi liên quan