Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 8 năm học: 2009 – 2010 môn học: ngữ văn (thời gian làm bài 150 phút)

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 9013 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 8 năm học: 2009 – 2010 môn học: ngữ văn (thời gian làm bài 150 phút), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT TP. NINH BÌNH
Trường THCS NINH PHONG

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8
Năm học: 2009 – 2010
Môn: Ngữ văn
(Thời gian làm bài 150 phút)
 


 Câu 1: ( 8 điểm): Hãy phân tích cái hay cái đẹp mà em cảm nhận từ bốn câu thơ sau:
 “ Chúng ta hãy bước nhẹ chân nhẹ nữa
 Trăng ơi trăng, hãy yên lặng cúi đầu
 Suốt cuộc đời Bác có ngủ yên đâu
 Nay Bác ngủ, chúng ta canh giấc ngủ”
 ( “Chúng con canh giấc ngủ Bác,Bác Hồ ơi!”, Hải Như)
Câu 2: (12 điểm)
 Có ý kiến cho rằng truyện “ Chiếc lá cuối cùng” của O. Hen-ri là bức thông điệp màu xanh về tình thương và sự sống con người. Hãy phân tích để làm sáng tỏ ý kiến trên.

 
 .................... Hết...........................























Người ra đề










Duyệt của tổ CM
Duyệt của BGH



































PHÒNG GD & ĐT TP. NINH BÌNH
Trường THCS NINH PHONG

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8
Năm học: 2009 – 2010
 
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
(8 điểm)
1.Yêu cầu về kỹ năng: Biết viết đoạn văn cảm nhận về cái hay, cái đẹp của các biện pháp tu từ và giá trị biểu đạt của nó trong đoạn thơ; diễn đạt mạch lạc, văn viết có cảm xúc, đúng chính tả và ngữ pháp.
 2.Yêu cầu về nội dung và cho điểm: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần phân tích được những đặc sắc nghệ thuật như giá trị diễn đạt nội dung trong đoạn thơ.
- Câu thơ thứ nhất: sử dụng điệp ngữ “ nhẹ”: Nhấn mạnh , thể hiện sự xúc động, tình cảm tha thiết của nhà thơ và dòng người vào lăng viếng Bác.
- Câu thơ thứ 2:
 Sử dụng nghệ thuật nhân hoá: trăng được gọi như người 
( trăng ơi trăng); điệp ngữ trăng được nhắc lại 2 lần như muốn nhấn mạnh lời nhắn nhủ :, hãy yên lặng cúi đầu để bày tỏ lòng thành kính, lòng biết ơn vô hạn đối với Bác -.. Trăng là người bạn thuỷ chung suốt chặng đường dài bất tử của Người.
-Câu thơ thứ 3: nghệ thuật ẩn dụ “ngủ” ( có ngủ yên đâu) ca ngợi sự hi sinh quên mình của Bác, suốt cuộc đời Người chỉ lo cho dân tộc cho vận mệnh của dân tộc,của đất nước.
- Câu thơ thứ 4: Nghệ thuật nói giảm, nói tránh “ngủ” ( nay Bác ngủ) làm giảm đi sự đau thương khi nói về việc Bác mất. Trong lòng mỗi người dân Việt Nam Bác còn sống mãi.
-> Ngôn ngữ thơ giản dị, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc đã diễn tả tình cảm, tấm lòng của nhà thơ và của nhân dân đối với Bác
 Lưu ý: Nếu học sinh diễn đạt chưa đảm bảo được những yêu cầu về kỹ năng, nội dung chưa sâu, giám khảo có thể trừ điểm một cách hợp lý.







2 điểm



2 điểm




2 điểm


2 điểm
Câu 2:
(12 điểm)

Về hình thức: bài viết có bố cục 3 phần rõ ràng, đúng đặc trưng thể loại văn nghị luận , có luận điểm, luận cứ, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục.
 Về nội dung:
 *Mở bài:
- Giới thiệu tác giả O. Hen-ri và truyện ngắn 
“ Chiếc lá cuối cùng”
- Khái quát nôị dung đoạn trích, trích lời nhận định.
* Thân bài: Chứng minh nhận định bằng việc phân tích nội dung đoạn trích.
- Truyện ngắn “ Chiếc lá cuối cùng” là một bức thông điệp màu xanh về tình bạn cao quý, cảm động.
 + Xiu và Giôn-xi là hai nữ hoạ sĩ trẻ sống chung trong một căn hộ thuê rẻ tiền ở gần công viên Oa-sinh-tơn. Giôn-xi bị mắc bệnh viêm phổi. Bệnh tật và nghèo túng khiến cô suy sụp về mặt tinh thần, cô gắn sự sống của mình vào những chiếc lá thường xuân đối diện với của sổ và chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì cô cũng buông xuôi lìa đời.
+ Chính trong tình cảnh bi đát ấy tình bạn đã được thử thách. Xiu thương Giôn-xi vô cùng, cô thức gần như suốt đêm để chăm sóc bạn, động viên bạn, ( dẫn chứng câu văn cụ thể) , mời bác sĩ, cầu cứu bác Bơ- men, quấy cháo....
->Xiu là hiện thân của một trái tim nhân hậu, giàu tình yêu thương bạn bè.
- Truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” là một bức thông điệp màu xanh về tình người, tình cảm cao quý của người hoạ sĩ già, bác Bơ men với Giôn-xi.
+ Bác Bơ-men đã 60 tuổi, đã 40 năm nay bác mơ ước vẽ được 1 kiệt tác nhưng chưa thực hiện được. Bác thường ngồi làm mẫu cho các hoạ sĩ vẽ để kiếm tiền. Biết tin Giôn-xi bị bệnh lại đang trọng trạng thái tâm lí tuyệt vọng không muốn sống nữa, bác đã vô cùng lo lắng. 
+ Vào cái đêm mưa gió , khi mà chiếc lá thường xuân cuối cùng đã lìa cành, bác đã có một hành động hết sức cao cả : vẽ chiếc là thường xuân trong đêm mưa tuyết và gió lạnh,dưới ánh sáng của một chiếc đèn bão. Bác đã bị viêm phỏi nặng và vĩnh viễn ra đi mà không biết rằng chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác.
+ Bức tranh chiếc lá cuối cùng là 1 sản phẩm của tấm lòng yêu thương con người sâu sắc. Nó thể hiện tình cảm chân thành xuất phát từ trái tim nhân đạo đầy tình người bao la của người hoạ sĩ già. Bác đã vẽ chiếc lá để lấy lại sự sống cho Giôn-xi từ tay thần chết, đem lại niềm tin và nghị lực sống cho cô.
->Bác Bơ-men đã ngã xuống vì nghệ thuật, đã hi sinh vì sự sống và hạnh phúc của người khác. Sự ra đi của người hoạ sĩ già đã để lại trong lòng người đọc niềm xúc động chân thành.
* Kết bài: Khẳng định lại giá trị nội dung của truyện “ Chiếc lá cuối cùng”.
 O. Hen-ri muốn gửi tới người đọc một bức thông điệp: con người hãy sống với nhau bằng tình yêu thương; nghệ thuật chân chính là nghệ thuật hướng tới con người, phục vụ con người. 
 
Thang điểm:
Đạt 12 điểm: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên còn mắc một vài lỗi nhỏ.
 Đạt 8 điểm: Đáp ứng khoảng ½ số yêu cầu trên còn 1 số sai sót.
 Đạt 4 điểm: cảm nhận sơ sài, còn mắc nhiều lỗi.
 Đạt 0 điểm: bài lạc đề.







1 điểm




1 điểm


1 điểm






2 điểm




1 điểm


1điểm





2 điểm




2 điểm



1 điểm




1 điểm


File đính kèm:

  • docDE hsg 88.doc