Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 8 năm học 2009 – 2010 môn: ngữ văn
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 8 năm học 2009 – 2010 môn: ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD & ĐT thành phố ninh bình đề thi chọn học sinh giỏi lớp 8 Trường THCS Ninh Tiến Năm học 2009 – 2010 Môn: Ngữ Văn (Thời gian làm bài 150 phút) Câu 1(4 điểm): Để diễn tả tâm trạng rối bời của chú bé Hồng khi lo sợ người ngồi trên xe không phải là mẹ. Nguyên Hồng viết: “Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc”. Em hãy cảm nhận hình ảnh trên? Câu 2 (4 điểm): Cảm nhận cái hay, cái đẹp qua hai câu thơ sau: “Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu” ( “Ông đồ” – Vũ Đình Liên) Câu 3 (12 điểm): Bằng những hiểu biết về các văn bản truyện đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 8: "Tôi đi học"(Thanh Tịnh), "Trong lòng mẹ"(Nguyễn Hồng), "Tức nước vỡ bờ"(Ngô Tất Tố), "Lão Hạc"(Nam Cao), em hãy chứng minh rằng: văn học của dân tộc ta luôn ca ngợi tình yêu thương giữa con người với con người. Phòng GD & ĐT thành phố ninh bình hướng dẫn chấm môn Ngữ văn Trường THCS Ninh Tiến thi chọn học sinh giỏi lớp 8 Năm học 2009 – 2010 Câu 1: (4 điểm) Yêu cầu : * Về hình thức: Trình bày thành đoạn văn, diễn đạt trong sáng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả. * Về nội dung : - Nghệ thuật: +Hình ảnh so sánh có sức liên tưởng lớn(Hồng – người khách bộ hành trên sa mạc; mẹ – dòng nước trong mát chảy dưới bóng râm; niềm khát khao gặp mẹ- niềm khát khao nước của người bộ hành trên sa mạc) => hình ảnh so sánh hợp lí, có chiều sâu. + sự miêu tả chân thực, tài tình. - Nội dung: + Niềm khát khao, mong ngóng được gặp mẹ đến mãnh liệt, cháy bỏng trong lòng của đứa con côi cút sau bao nhiêu ngày không được gặp mẹ. Tình cảm ấy gợi niềm rung cảm sâu sắc trong lòng người đọc + Nỗi hổ thẹn, tủi cực và tuyệt vọng của Hồng nếu đó không phải là mẹ. => tình yêu thương mẹ vô bờ bến của bé Hồng. 2. Cho điểm: - Điểm 4,0: Học sinh cảm nhận đầy đủ, sõu sắc nội dung . Văn viết trong sỏng, trụi chảy, cảm xỳc chõn thật. Trỡnh bày sạch đẹp, khụng sai lỗi chớnh tả, dựng từ, đặt cõu. - Điểm 2,0- > 3,0: Học sinh cảm nhận tương đối đầy đủ nội dung. Văn viết trong sỏng, trụi chảy. Trỡnh bày sạch đẹp, cũn sai vài lỗi chớnh tả, dựng từ, đặt cõu.. - Điểm 1,0: Cảm nhận sơ sài, thiếu cỏc nội dung trờn. Câu 2 : (4 điểm) 1. Yêu cầu: * Về hình thức: Trình bày thành đoạn văn, diễn đạt trong sáng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả. * Về nội dung : - Nghệ thuật: nhân hoá, dùng từ và xây dựng hình ảnh tài tình. - Nội dung: + Dẫn dắt vào cảm nhận 2 câu thơ: Nỗi buồn hiu hắt của ông đồ trong thời hiện tại (Tây học sang, Hán học suy tàn, thú chơi chữ không còn nữa, người đời đã lãng quên ông, ông không còn được trọng vọng như trước kia) + Nỗi buồn của ông đồ lan sang cả những vật vô tri vô giác. Giấy đỏ cả ngày, cả tuần phơi mặt ra phố hứng bụi mà chẳng 1 lần nhận lấy những những nét bút tung hoành nên buồn bã, nhợt nhạt đi, màu đỏ của nó trở thành vô duyên và không thắm lên được. Mực mài sẵn đã lâu không được động bút vào đã đọng thành khối. Đó là bao nỗi sầu tủi kết đọng, hoà cùng với mực mài nước mắt- nghiên sầu. Đó cũng chính là nỗi sầu tủi của giấy của mực, của nghiên, của bút và của ông đồ. + Giấy và nghiên đã được nhân hoá như con người, chúng cũng biết buồn tủi theo nỗi buồn của con người – nỗi buồn trước sự lụi tàn của một phong tục truyền thống, một nét đẹp văn hoá. 2. Cho điểm: - Điểm 4,0: Học sinh cảm nhận đầy đủ, sõu sắc nội dung . Văn viết trong sỏng, trụi chảy, cảm xỳc chõn thật. Trỡnh bày sạch đẹp, khụng sai lỗi chớnh tả, dựng từ, đặt cõu. - Điểm 2,0- > 3,0: Học sinh cảm nhận tương đối đầy đủ nội dung. Văn viết trong sỏng, trụi chảy. Trỡnh bày sạch đẹp, cũn sai vài lỗi chớnh tả, dựng từ, đặt cõu.. - Điểm 1,0: Cảm nhận sơ sài, thiếu cỏc nội dung trờn. Câu 3: (12 điểm) I. Yêu cầu chung : a. Thể loại : Nghị luận chứng minh. b. Nội dung : Văn học của dân tộc ta luôn đề cao tình yêu thương giữa người với người. II. Yêu cầu cụ thể : 1. Về hình thức : - Bài viết có bố cục chặt chẽ, đủ ba phần. - Văn viết trong sáng, có cảm xúc - Không mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt ; trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng. 2. Về nội dung: Cần đảm bảo những ý sau : - Tình cảm xóm giềng : + Bà lão láng giềng với vợ chồng chị Dậu ( Tức nước vỡ bờ- Ngô Tất Tố). + Ông giáo với lão Hạc( Lão Hạc – Nam Cao). - Tình cảm thầy trò ( Tôi đi học – Thanh Tịnh) - Tình cảm gia đình : +Tình cảm vợ chồng : Chị Dậu ân cần chăm sóc chồng chu đáo, quên mình bảo vệ chồng (Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố). +Tình cảm cha mẹ và con cái : Người mẹ âu yếm đưa con đến trường ( Tôi đi học- Thanh Tịnh) ; Lão Hạc thương con (Lão Hạc- Nam Cao). Con trai lão Hạc thương cha ( Lão Hạc- Nam Cao) ; bé Hồng yêu thương, thông cảm, bênh vực, bảo vệ mẹ (Trong lòng mẹ- Nguyên Hồng). * Mở rộng : + Thái độ của các nhà văn : sự cảm thông, chia sẻ, đồng cảm..... + Nêu tác dụng của văn chương ( khơi dậy tình cảm nhân ái cho con người để con người sống tốt đẹp hơn). + Bài học rút ra cho bản thân 3. Kĩ năng : + HS cần thực hiện tốt các kĩ năng làm văn nghị luận chứng minh đã được học ở lớp 7 và lớp 8 : dựng đoạn, nêu và phân tích dẫn chứng,vận dụng kết hợp đưa các yếu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm vào bài văn nghị luận. + HS cần nắm vững nội dung ý nghĩa và tìm dẫn chứng phù hợp với nội dung vấn đề cần giải quyết. Hệ thống các dẫn chứng tìm được sắp xếp theo từng phạm vi nội dung, cần chính xác, tiêu biểu, tránh lan man, trùng lặp. * Cho điểm : - Điểm11, 12 : Đạt được tốt các yêu cầu về nội dung và hình thức nêu trên. - Điểm 8à10 : Đạt được phần lớn các yêu cầu trên, dẫn chứng có thể chưa phong phú, mắc một số lỗi diễn đạt, lỗi chính tả. - Điểm 5 à7 : Bài đạt mức trung bình, dẫn chứng sơ sài, mắc một số lỗi diễn đạt, lỗi chính tả. - Điểm 2 à4 : Bài làm sơ sài, chưa rõ nội dung chứng minh, mắc nhiều lỗi diễn đạt, lỗi chính tả. - Điểm 1: quá sơ sài. * Lưu ý : Người chấm vận dụng linh hoạt đáp án, biểu điểm chấm để cho điểm phù hợp. Đặc biệt có điểm thưởng cho bài viết có sự sáng tạo cá nhân./. .......................................Hết...............................................
File đính kèm:
- DE hsg 81.doc