Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 8 năm học 2009 – 2010 môn: ngữ văn 8 (thời gian làm bài 150 phút)

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1401 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 8 năm học 2009 – 2010 môn: ngữ văn 8 (thời gian làm bài 150 phút), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phòng gd-đt thành phố ninh bình
Trường THCS Ninh Khánh
đề thi chọn học sinh giỏi lớp 8
Năm học 2009 – 2010
Môn: Ngữ văn 8
(Thời gian làm bài 150 phút)

 Câu 1: Giá trị của việc sử dụng từ tượng hình,tượng thanh trong bài thơ sau.
 Qua đèo ngang
 Bước tới đèo Ngang, bóng xế tà, 
 Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
 Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
 Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
 Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc
 Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
 Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
 Một mảnh tình riêng, ta với ta. 
 (Bà Huyện Thanh Quan)
 ( Trích Ngữ văn 7-Tập I.)

 Câu 2:Em hãy làm sáng tỏ sức mạnh của nghệ thuật hội hoạ trong “Chiếc lá cuối cùng” của O hen ri.
 Câu 3: Bài thơ “Đi đường” của Hồ Chí Minh được đánh giá là một bài thơ giàu ý nghĩa, mang đậm chất triết lí.Em có nhậ xét gì về ý kiến trên?
 

















phòng gd-đt thành phố
 ninh bình
Trường THCS Ninh Khánh
Hướng dẫn chấm môn ngữ văn 8
Thi chọn học sinh giỏi lớp 8
Năm học 2009 – 2010

 Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1 
















Câu 2 





























Câu 3:
a. Yêu cầu chung: Học sinh tìm được các từ tượng hình, các từ tượng thanh có trong bài thơ và biết cách trình bày phần nhân tích giá trị biểu cảm của các từ đó dưới dạng một đoạn văn cảm thụ ngắn.
b.Yêu cầu về nội dung: HS trình bày được các ý cơ bản sau: 
- Từ tượng hình: Lom khom, lác đác.
- Tượng thanh: Cuốc cuốc, đa đa.
- Phân tích được giá trị miêu tả, biểu cảm của các từ tượng hình, tượng thanh trong việc dùng từ nhằm thể hiện được cảnh sắc thưa thớt, ít ỏi, đìu hiu; âm thanh khắc khoải, triền miên không dứt của cảnh vật đèo Ngang qua đó gợi lên nỗi nhớ nứơc, thương nhà, nỗi buồn, cô đơn, hoài cổ của nhân vật trữ tình khi đến giữa đất trời đèo Ngang 

a. Yêu cầu chung: Học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp của hình ảnh nghệ thuật, biết cách trình bày dưới dạng một bài văn cảm thụ ngắn.
 b.Yêu cầu về nội dung: HS trình bày được các ý cơ bản sau: 
- Giới thiệu khái quát về tác giả O.Hen-ri và đoạn trích “Chiếc lá cuối cùng” 
- Lòng yêu nghề đã gắn kết cuộc sống của ba hoạ sỹ nghèo; Cụ Bơ-men,Xiu và Giôn-xi.Tuy không cùng tuổi tác, không cùng quê hương nhưng họ luôn yêu thương có trách nhiệm với nhau trong công việc cũng như trong cuộc sống hằng ngày (cụ Bơ- men tuy già yếu nhưng vẫn ngồi làm mẫu vẽ cho hai hoạ sỹ trẻ; Bơ-mem và Gôn-xi quan tâm, lo lắng, chăm sóc Xiu khi cô đau ốm) 
- Cụ Bơ men:Nhà hội hoạ không thành đạt trong nghề nghiệp, tuổi già, sức yếu vẫn kiên trì làm người mẫu.Vì tình cảm cũng như trách nhiệm cứu đồng nghiệp cụ đã vẽ “Chiếc lá cuối cùng” giữa một đêm mưa gió, rét buốt, tuyết phủ trắng xoá. 
- Đặc biệt hình ảnh “Chiếc lá cuối cùng” đã trở thành kiệt tác nghệ thuật vì:
+Nó được vẽ rất sinh động giống như thật.
+Nó như liều thần dược đã tạo ra sức mạnh, khơi dậy sự sống trong tâm hồn Giôn xi 
+Được tạo ra bởi một người hoạ sí đã lao động quên.
=> Nghệ thuật chân chính được tạo ra từ tình yêu thương con người, vì con người.

1.Yêu cầu về nội dung: 
a.Mở bài: Nêu một vài nét về tác giả Hồ Chí Minh, hoàn cảnh ra đời tập “Nhật ký trong tù” và cảm nghĩ của em về bài thơ “Đi đường” 
b.Thân bài:
*Phân tích ý nghĩa của bài thơ.
-Nghĩa đen:
+ “Đi đường” hai tiếng bình dị thế thôi nhưng chứa đựng biết bao ý nghĩa.Đường đi bình thường đã vất vả, con đường lên núi lại càng vất vả bội phần.Thực chất ở đây “đi đường” của Bác là đi đầy.Và khi vượt qua ngọn núi này lại trèo núi khác ,núi tiếp núi trập trùng thì mới thấy được nỗi gian nan của người leo núi. 
+ Lên đến đỉnh cao nhất nhìn lại ta thấy quãng đường đã vượt qua khi đó mọi khó khăn trở thành nhỏ bé; cảnh vật cao rộng, khoáng đạt, cả khung cảnh gấm vóc hùng vĩ của đất nước thu vào tầm mắt ta.Đó là đỉnh vinh quang của người leo núi. 
- Nghĩa bóng:
+ Đi đường là hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng. Thông qua việc đi đường Bác muốn nói tới một chiêm nghiệm trong cuộc đời đó chính là đi đời của mỗi con người. 
+ Khi con người có quyết tâm lòng kiêưn trì vượt qua thử thách thì sẽ có hiệu quả cao trong công việc 
+ Bài thơ nêu lên chân lý bình thường mà sâu sắc,không phải ai cũng thực hiện được.Những khó khăn trong cuộc sống,con người muốn giải quyết đòi hỏi phải có lòng kiên trì và sự quyết tâm.Kết quả của sự phấn đấu là thước đo lòng kiên trì của mỗi con người. 
=> Tác giả mượn chuyện đi đường để nêu lên cảm nhận đường đời vô cùng khó khăn, nguy hiểm; phải có quyết tâm cao, nghị lực mới chiến thắng thử thách, mới giành được thắng lợi vẻ vang. 
c. kết bài: 
- Khẳng định khái quát lại vấn đề.
- Suy nghĩ riêng của bản thân, bài học rút ra từ bài thơ. “Đường đi” trở thành hành trang cho mỗi chúng ta sức mạnh để vươn lên thực hiện ước mơ của mình.
2. Yêu cầu về hình thức: 
- Đúng kiểu bài nghị luận.
- Bố cục mạch lạc, các luận điểm, luận cứ rõ ràng. 
- Dẫn dắt: Tự nhiên khéo léo, hợp lý.
- Cách lập luận chặt chẽ, lô gíc. 
 






1đ

3đ












1đ




2đ





1đ






2đ







1đ






2đ





1,5đ




1,5đ



1đ


1đ





1đ




1đ

File đính kèm:

  • docDE hsg 810.doc