Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 8 năm học 2009 – 2010 môn: ngữ văn 90 phút

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2772 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 8 năm học 2009 – 2010 môn: ngữ văn 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ NINH BÌNH
Trường THCS Trương Hán Siêu

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8
Năm học 2009 – 2010
MÔN: Ngữ văn
(Thời gian làm bài: 150 phút)

[[
Câu 1.(4 điểm) 
Viết một đoạn văn khoảng từ 8 đến 10 câu theo cách diễn dịch trình bày luận điểm: “Đoạn trích “Nước Đại Việt ta” của Nguyễn Trãi có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập”.
Câu 2. (6 điểm)
Phân tích hai câu cuối của bài thơ “Ngắm trăng” (Hồ Chí Minh).
Câu 3. (10 điểm)
Cảm nhận của em về nhân vật cụ Bơ - men trong truyện “Chiếc lá cuối cùng” của OHen - ri.
-------------------------------Hết-------------------------------

















PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ NINH BÌNH
Trường THCS Trương Hán Siêu

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8
Năm học 2009 – 2010

ơ
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
(4 điểm)
* Yêu cầu: Câu nêu luận điểm đứng đầu đoạn văn. Từ câu 2 trở đi trình bày các luận cứ sau: Có nền văn hiến; có lãnh thổ; có phong tục; có chủ quyền; có hào kiệt.
* Cho điểm:
- Đúng cách trình bày.
- Đủ các luận cứ.




1 điểm
3 điểm
Câu 2
(6 điểm)
* Yêu cầu về nội dung:
+ Hai câu thơ là một cuộc vượt ngục tinh thần đặc biệt của người tù cách mạng Hồ Chí Minh.
- Xiềng xích, gông cùm không khóa được hồn người. Không được tự do, người tù chủ động hướng ra cừa ngục để ngắm trăng sáng. Đó là cái chủ động của một người cách mạng luôn đứng cao hơn hoàn cảnh, vượt lên trên mọi hoàn cảnh để sống và cống hiến.
- Trăng cũng vượt qua song sắt nhà tù để ngắm nhà thơ. Ở đây vầng trăng không còn là một thiên thể vô tri, vô tình mà đã được nhân hóa thành một con người, hơn thế một người bạn tri âm, tri kỷ của Bác. Cả trăng và người tù đều chủ động tìm đến giao hòa cùng nhau như một đôi bạn thân thiết tự bao đời.
- Hai câu thơ cho ta thấy sức mạnh tinh thần kỳ diệu của người tù cách mạng. Nhà nghệ sỹ vĩ đại quên đi tất cả những đau đớn, đói rét, thiếu thốn của nhà tù để tâm hồn mình sống giữa thiên nhiên, hướng tới ánh sáng đẹp đẽ của thiên nhiên. Trong chốn lao tù, Bác đã làm nên những vần thơ tuyệt đẹp. Đằng sau những câu thơ đẹp mềm mại như vậy chỉ có thể là một tinh thần thép của một phong thái ung dung tự tại.
* Yêu cầu về nghệ thuật: Biết đối chiếu hai câu thơ dịch với nguyên bản chữ Hán, đồng thời chỉ ra được các biện pháp nghệ thuật: nghệ thuật đối, nhân hóa.
* Yêu cầu về hình thức: Bài viết có kết cấu chặt chẽ 3 phần (Mở - Thân - Kết); các câu trong đoạn văn liên kết chặt chẽ; văn phong trong sáng; không sai lỗi chính tả.




1 điểm



1 điểm





1 điểm



2 điểm


1 điểm
Câu 3
(10 điểm)
* Yêu cầu về hình thức: Học sinh phải biết vận dụng kiến thức đã học về văn bản “Chiếc lá cuối cùng” của OHen - ri và kiến thức đã học về nghị luận tác phẩm văn học để trình bày những suy nghĩ, đánh giá của mình về một hình tượng nhân vật tiêu biểu trong tác phẩm. Bài viết cần bộc lộ rõ tình cảm, thái độ của người viết về nhân vật; bài viết có kết cấu chặt chẽ; ngôn phong trong sáng, không sai lỗi chính tả.
* Yêu cầu về nội dung: Đảm bảo các ý sau:
+ Tấm lòng yêu thương và hành động cao cả của cụ Bơ - men:
- Người họa sỹ già nghèo khổ ấp ủ khát vọng làm nên tác phẩm kiệt xuất suốt 40 năm nhưng vẫn chưa với tới gấu áo “vị nữ thần nghệ thuật”.
- Hiểu được tâm trạng tuyệt vọng của Giôn - xi (sự sống phụ thuộc vào chiếc lá cuối cùng).
- Âm thầm vẽ chiếc lá thay thế chiếc lá cuối cùng trong đêm gió bấc và mưa tuyết dai dẳng. Giầy và áo quần cụ họa sỹ ướt sũng và lạnh buốt. Cụ đã chết vì sưng phổi.
+ Đánh giá ý nghĩa của chiếc lá cuối cùng do cụ Bơ - men sáng tạo:
- Kiệt tác được làm nên từ tình yêu thương và sự hy sinh cao cả.
- Mục đích, ý nghĩa cao quý của nghệ thuật: Vì sự sống và hạnh phúc của con người.
+ Đánh giá tài năng kể chuyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật và bức thông điệp của nhà văn gửi tới con người.



2 điểm





1 điểm

1 điểm

1 điểm


1 điểm

1 điểm

3 điểm

* Lưu ý: Cho điểm cao, điểm thưởng với các bài có sáng tạo, có suy nghĩ riêng sâu sắc thuyết phục và có những ý hay ngoài đáp án.
-------------------------------Hết-------------------------------

File đính kèm:

  • docDE hsg 83(1).doc