Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 8 năm học: 2009 - 2010 môn: ngữ văn (Thời gian làm bài 150 phút)

doc6 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2102 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 8 năm học: 2009 - 2010 môn: ngữ văn (Thời gian làm bài 150 phút), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT NINH BÌNH
TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG
ĐỀ THI chỌn HỌC SINH GIỎI LỚP 8
Năm học: 2009 - 2010
MÔN: NGỮ VĂN 
 (Thời gian làm bài 150 phút)



Đề bài:

Câu 1: Trình bày cảm nhận của em về 6 câu thơ đầu trong bài thơ: " Khi con tu hú" của nhà thơ Tố Hữu ?
 " Khi con tu hú gọi bầy
 Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần.
Vườn râm dậy tiếng ve ngân,
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào.
Trời xanh càng rộng càng cao
 Đôi con diều sáo lộn nhào từng không".
(Trích: " Khi con tu hú " - Tố Hữu, Văn 8 , Tập 2)
Câu 2 : Trong các tác phẩm: " Tắt đèn" - Ngô Tất Tố ; " Lão Hạc " - Nam Cao, các nhà văn đã khắc hoạ khá cụ thể hình tượng những người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám, họ là những con người có số phận cùng khổ nhưng vẫn sáng ngời về phẩm chất nhân cách. Bằng những hiểu biết của mình, em hãy chứng minh làm sáng tỏ vấn đề trên ?




	---Hết---


















Người ra đề: Xác nhận của tổ trưởng: Xác nhận của BGH



 
 Đỗ Thị Chính Vũ Thị Tuyết







































PHÒNG GD & ĐT NINH BÌNH
TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG
HƯỚNG DẪN CHẤM M ÔN NGỮ VĂN
THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8
Năm học: 2009 - 2010

 
Câu 1: (8 điểm)
A. Yêu cầu :
1. Kỹ năng :
- Làm đúng dạng bài văn cảm th ụ phân t ích thơ
- Hành văn lưu loát trôi chảy, có cảm xúc, không sai lỗi chính t ả
2. Nội dung:
- Bài viết chỉ ra được những đặc sắc về nghệ thuật của đoạn thơ, nội dung chính 6 câu đầu là bức tranh thiên nhiên ngày hè ở xứ 
B. Biểu điểm + Đáp án:
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1:
(8 điểm)

1. Mở bài :
iệu ngắn gọn về nhà thơ Tố Hữu với bài thơ: “ Khi con tu hú”
- Giới thiệu nội dung khái quát đoạn thơ định cảm nhận
- Trích dẫn : “ Khi con tu hú gọi bầy,
 ……………………….
 Đôi con diều sáo lộn nhào tầng không”

1 điểm

2. Thân bài :
a. Giới thiệu hoàn cảnh ra đời, nội dung, nghệ thuật chính bài thơ: - bài thơ viết vào tháng 9 – 1939 khi tác giả đang bị bắt giam tại nhà lao Thừa phủ, Huế
- Nghệ thuật : Thể thơ lục bát, giọng thơ mộc mạc, giản dị, đằm thắm mượt mà.
-Nội dung : Bài thơ là bức tranh thiên nhiên thể hiện tình yêu cuộc sống, yêu con người, khao khát tự do cháy bỏng

b. Nội dung nghệ thuật 6 câu thơ đầu : 
- 6 câu thơ đầu là bức tranh thiên nhiên ngày hè ở xứ Huế được vẽ lên trong tâm tưởng, trí tưởng tượng của tác giả 
- Nghệ thuật : với việc sử dụng tíh từ chỉ màu sắc, tính từ chỉ mức độ như : xanh, vàng, đang chin, đang chin, ngọt dần, dậy, ngân….bức tranh ngày hè hiện lên thật sống động với những đường nét, hình ảnh và những âm thanh cụ thể: 
 + Âm thanh : tiếng chim tu hú gọi bầy, tiếng ve ngân, tiếng sáo diều. Đây là những âm thanh đặc trưng của mùa hè, những âm thanh tưng bừng, náo nhiệt. 
 + Hình ảnh : những vườn cây ăn trái nặng trĩu quả, những cánh đồng lúa chiêm đương chin vàng….sự vật căng đầy sự sống dường như đang sinh sôi nảy nở 
-Những âm thanh hình ảnh đó có tác dụng gợi mở một cuộc sống yên ả thanh bình no đủ (-Biểu đạt tình yêu cuộc sống, trái tim nhạy cảm tha thiết yêu thương của tác giả. 

c. lien hệ :
đoạn thơ làm sống dậy trong lòng chúng ta tình yêu cuộc sống, hình ảnh của quê nhà ….( HS tự liên hệ)


(1 điểm)







(4điểm)
















1 điểm

3. Kết bài:
- khát quát gí trị đoạn thơ vừa cảm nhận
- Cảm xúc của người viết.

1 điểm

 C âu 2: 
A. Yêu cầu :
1. Kỹ năng :
- Làm đúng dạng bài văn nghị lu ận ch ứng minh.
- Hành văn lưu loát trôi chảy, lập chặt chẽ có cảm xúc, không sai lỗi chính t ả
2. Nội dung:
- Người viết chi ra được số ph ận cuộc đ ời và nhân c ách của nh ững ng ư ời nông dân trư ớc cách mạng tháng tám được các nhà văn như Ngô Tất Tố, Nam Cao thể hiện trong các sáng tác 
của mình. 

B. Biểu điểm + Đáp án 

Câu
Đáp án
Điểm
Câu 2
( 12 điểm )
1. Đặt vấn đề
Giới thiệu khái quát về nhà văn Ngô Tất tố với tác phẩm : “ Tắt đèn”, nhà văn Nao Cao với tác phẩm: “ Lão Hạc” đây là hai tác phẩm khá tiêu biểu trong dòng văn học hiện thực phê phán viết về những người nông dân Việt nam trước Cách mạng tháng tám năm 1945
- Nêu vấn đề : Hình tượng người nông dân trong các tác phẩm đó là những con người cùng khổ nhưng vẫn sang ngời phẩm chất nhân cách.

1 điểm

2. Giải quyết vấn đề:
Bằng những lí lẽ, dẫn chứng cụ thể người viết chứng minh làm nỏi bật vấn đề :
Số phận cùng khổ của người nông dân: 
Họ là những con người phải chịu cảnh bần cùng, bế tắc, bị áp bức bóc lột một cổ hai tròng, một bên là bộ máy cai trị thực dân Pháp ra sức đè nén, áp bức, một bên là chế đọ phong kiến làm tay sai cho Pháp cũng ra sức vơ vét bóc lột. 

Cuộc sống nghèo nàn túng quẫn : dẫn chứng : chị Dậu thuộc hạng cùng đinh nghèo nhất nhì trong làng, gia cảnh tiêu điều xơ xác không có nổi hai đồng bảy để đóng sưu cho chồng, lão Hạc nghèo tới mức không có tiền cưới vợ cho con trai đã lớn……

Họ bị áp bức vô lí : chị Dậu vừa phải đóng sươu cho chồng lại vừa phải đóng sươ cho chú em đã chết từ năm ngoái. 

Họ bị dồn vào bước đường cùng bế tắc : chị Dậu phải bán con, lão Hạc phải ăn bả chó để tự tử. 

Nhân cách sáng ngời 
Chị Dậu là người phụ nữ đảm đang, tháo vát, hết mực yêu thương chồng con. Trong cơn nguy biến của gia đình chị đã thể hiện một bản lĩnh rắn rỏi, thông minh sắc sảo, đứng mũi chịu sào lo chạy vạy đủ đ.ường để cứu chồng, ở chị còn tiềm tang một sức mạnh đấu tranh. 

- Chị là điển hình cho những người phụ nữ nông thôn Việt nam trước cách mạng tháng Tám.


Lão Hạc một người nônh dân lương thiện , giàu long tự trọng, dù nghèo, dù đói lão nêu cao một quan niệm, một lối sống trong sạch : thà chết trong còn hơn sống đục. 

Ở lão toả sang một phẩm chất cao quý, trở thành một hình tượnglí tưởng về một người cha hết mực yêu thương con, giàu đức hi sinh, sẵn sang hi sinh cả bản thân mình chỉ với một mong ước duy nhất cuộc song của con cái sẽ bớt phần khổ sở hơn : người viết dẫn chứng việc lão an sung ăn ăn rau dại, ăn trai ăn ốc…..đến ăn bả chó dể tiền dánh dụm lại cho con. 

c. Mở rộng : 
- Thông qua việc xây dựng hình tượng những người nông dân trước cách mạng tháng tám, các nhà văn vừa muốn ca ngợi họ, đồng thời vừa muốn phơi bầy hiện thực đen tối của xã họi Việt Nam trước cách mạng tháng tám và lên tiếng tố cáo bộ máy giai cấp thống trị đòi quyền sống cho con người. 
 - Học sinh lấy thêm một số dẫn chứng khác, khân tích như: tác phẩm “bước đường cùng”, “ người ngựa ngựa ngựa người”- Nguyễn Công Hoan…… 
 - Suy nghí đánh giá của người viết về những vấn đề mà các nhà văn phản ánh. 







( 1điểm )


(1điểm )





(1điểm )



(1điểm )





(1 điểm)






1 điểm)




(1 điểm)




(1 điểm)








( 2 điểm )


3. Kết thúc vấn đề:
- Khẳng định lại vấn đề vưa chứng minh và cảm nghĩ của người viết

1 điểm








































Người ra biểu điểm + đáp án : Xác nhận của tổ trưởng: Xác nhận của BGH



 
 Đỗ Thị Chính	 Vũ Thị Tuyết



File đính kèm:

  • docDE hsg 84.doc
Đề thi liên quan