Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện - Môn thi: Sinh học - Đề 3

doc6 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 651 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện - Môn thi: Sinh học - Đề 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CẨM KHÊ
Đề chính thức
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện
 Năm học 2012 - 2013
Môn thi : Sinh học
(Thời gian làm bài 150 phút không kể thời gian giao đề)
Đề bài
( có 01 trang)
Câu 1 (3,0 điểm): 
	a. Hãy giải thích các yếu tố giúp sự vận chuyển máu liên tục và theo một chiều trong mạch ?
	b. Hô hấp là gì? giải thích sự trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào?
 Câu 2 (1,75 điểm): Men Đen đã phát hiện ra định luật đồng tính và định luật phân li dựa trên cơ sở nào? hãy nêu điều kiện nghiệm đúng cho định luật phân li?
 Câu 3 (2,5 điểm): Cơ chế hình thành cặp nhiễm sắc thể tương đồng bình thường? Cấu trúc và chức năng của nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính giống nhau ở điểm nào?
 Câu 4 (2,25 điểm): Tại sao từ 4 loại nuclêôtit lại có thể tạo nên nhiều loại gen khác nhau? phân biệt các loại gen đó về cấu trúc?
 Câu 5 (2,0 điểm): Trình bày nguyên nhân chung của các đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể? vì sao đa số đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là có hại? trong các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thì dạng nào gây hậu quả lớn nhất?
 Câu 6 (2,25 điểm): Điểm khác nhau cơ bản giữa trẻ đồng sinh cùng trứng và trẻ đồng sinh khác trứng? vai trò của trẻ đồng sinh trong nghiên cứu di truyền?
 Câu 7 (3,0 điểm): Một gen có chiều dài 4182và có 20% ađênin. Gen nhân đôi 4 lần. hãy xác định:
 a. Số gen con tạo ra.
 b. Số lượng từng loại nuclêôtit môi trường đã cung cấp cho gen nhân đôi.
 c. Số liên kết hyđrô đã phá vỡ trong quá trình nhân đôi của gen.
 Câu 8 ( 3,25 điểm): 
 Cho 1 cây F1 giao phấn với 3 cây khác, ở thế hệ lai thu được 3 trường hợp sau.
	a) Trường hợp 1: F2 có 4 loại kiểu hình: 25% thân thấp, hạt dài.
	b) Trường hợp 2: F2 có 4 loại kiểu hình: 12,5% thân thấp, hạt dài.
	c) Trường hợp 3: F2 có 4 loại kiểu hình: 6,25% thân thấp, hạt dài.
Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, mỗi gen nằm trên một NST tương phản với cao, tròn là thấp, dài. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai cho mỗi trường hợp (kiểu di truyền của 3 tính trạng này là như nhau). 
 Hết
Họ và tên thí sinh.........................................Số báo danh........................
Ghi chú:( Người coi thi không phải giải thích gì thêm)	 
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN CẨM KHÊ
HƯỚNG DẪN CHẤM
Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện năm học 2012 -2013
Môn: sinh học
NỘI DUNG
Cho
điểm
Câu 1 (3,0 điểm).
 a. Máu vận chuyển liên tục và theo một chiều trong mạch nhờ các yếu tố sau:
 - Sự co dãn của tim: Tim co tạo lực đẩy máu vào mạch và khi tim dãn ra tạo lực hút máu từ tĩnh mạch về tim.
 + Sự co dãn của tim là yếu tố quan trọng nhất của sự chuyển máu trong mạch.
 - Sự co dãn của động mạch và sự co bóp của các cơ thành tĩnh mạch tạo lực hỗ trợ cho sự co dãn tim.
 - Sự thay đổi áp suất của lồng ngực khi hô hấp hỗ trợ cho lực hút và đẩy máu của tim.
 - Các van tĩnh mạch có trong các tĩnh mạch chân giúp máu từ các mạch này di chuyển theo chiều hướng lên để về tim và không bị chảy ngược xuống do tác dụng của trọng lực.
 b. Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp ôxi cho các tế bào của cơ thể và loại khí cacbonic do các tế bào thải ra khỏi cơ thể.
 - Các chất khí trao đổi ở phổi và ở tế bào đều theo cơ chế khuyêch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp. Bên cạnh đó màng phế nang của phổi, màng của tế bào và thành mao mạch rất mỏng tạo điều kiện cho sự khuyêch tán khí.
 + Ở phổi: Khí ôxi trong phế nang cao hơn trong mao mạch nên khí ôxi khuyêch tán từ phế nang vào máu. Khí cacbonic trong mao mạch cao hơn trong phế nang nên khí cacbonic khuyêch tán từ máu vào phế nang.
 + Ở tế bào: khí ôxi trong mao mạch cao hơn trong tế bào nên khí ôxi khuyêch tán từ máu vào tế bào. Khí cacbonic trong tế bào cao hơn trong mao mạch nên khí cacbonic khuyêch tán từ tế bào vào máu.
 Câu 2 (1,75 điểm ).
 - Định luật đồng tính và định luật phân li được Men đen phát hiện trên cơ sở phép lai một cặp tính trạng.
 + Dưới đây là kết quả của một số pháp lai được thống kê trong nhiều thí nghiệm Men đen đã tiến hành.
P thuần chủng
F1
F2
Tỷ lệ kiểu hình F2
Hoa đỏ x Hoa trắng
Hoa đỏ
705 hoa đỏ: 224 hoa trắng
3: 1
Thân cao x Thân thấp
Thân cao
487 thân cao: 177 thân thấp
3: 1
Quả lục x Quả vàng
Quả lục
428 Quả lục: 152 Quả vàng
3: 1
 - Trong rất nhiều thí nghiệm khác nhau Men đen cũng thu được kết quả tương tự. Đó là khi cho lai giữa hai bố mẹ thuần chủng về cặp tính trạng tương phản thì ở F1 chỉ xuất hiện một kiểu hình của bố hay của mẹ và F2 có cả 2 kiểu hình của bố và mẹ xuất hiện với xấp xỉ 3 trội: 1 lặn.
 * Điều kiện nghiệp đúng với định luật phân li.
 + Các cặp bố mẹ mang lai phải thuần chủng về cặp tính trạng tương phản được theo dõi.
 + Mỗi gen quy định một tính trạng.
 + Tính trạng trội phải trội hoàn toàn.
 + Số lượng cá thể con lai thu được phải đủ lớn.
Câu 3 (2,5 điểm ).
 * Cơ chế hình thành cặp nhiễm sắc thể tương đồng:
 - Cơ chế nguyên phân: Gồm 5 kỳ cơ bản trong đó có kỳ trung gian là kỳ nhân đôi ADN. Sau khi nhiễm sắc thể nhân đôi tiếp tục rút ngắn lại. Cặp nhiễm sắc thể tương đồng tạo ra 2 nhiễm sắc thể kép, mỗi nhiễm sắc thể kép tập trung trên mặt phẳng xích đạo ở kỳ giữa. 
 + Tại kỳ sau mỗi crômatit trong nhiễm sắc thể kép tách nhau qua tâm động, kết thúc kỳ cuối, mỗi tế bào chứa cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
 - Tổ hợp bộ nhiễm sắc thể đơn bội của giao tử đực với giao tử cái trong thụ tinh tạo nên bộ nhiễm sắc thể lượng bội, nhiễm sắc thể tồn tại thành từng cặp tương đồng.
 * Điểm giống nhau của nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính về cấu trúc:
 - trong tế bào sinh dưỡng đều tồn tại thành từng cặp, mỗi cặp nhiễm sắc thể gồm 2 nhiễm sắc thể đơn thuộc 2 nguồn gốc. Trong tế bào giao tử tồn tại từng chiếc.
 - Các thành phần cơ bản cấu trúc nên nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính đều là ADN và prôtêin ( chủ yếu là histôn).
 - Đơn vị cơ bản tạo nên nhiễm sắc thể đều là nuclêôxôm gồm 8 phân tử prôtêin histôn phía ngoài được bọc bởi 1 vòng xoắn ADN gồm 146 cặp nuclêôtit. Các nuclêôxôm nối với nhau bằng các đoạn nối ADN (có kích thước 15- 100 cặp nuclêôtit và 1 phân tử H1 (histôn H1) tạo nên sợi cơ bản có chiều rộng 100 A. Sợi cơ bản tiếp tục xoắn thành sợi nhiễm sắc. Sợi nhiễm sắc đóng xoắn tiếp thành Crômatit.
 - Có kích, hình dạng đặc trựng cho loài.
 - Đều chứa các nhóm gen liên kết hoàn toàn hay liên kết không hoàn toàn.
 - Đều có khả năng đột biến làm thay đổi số lượng và cấu trúc nhiễm sắc thể.
Câu 4 (2,25 điểm).
 * Từ bốn loại nuclêôtit tạo ra nhiều gen khác nhau vì:
 - Các gen khác nhau bởi số lượng, thành phần, trình tự phân bố các nuclêôtit. Vì vậy từ 4 loại nuclêôtit tạo nên nhiều gen khác nhau.
 - Từ 4 loại nulêôtit tạo nên 64 bộ mã di truyền ( trong đó có 61 bộ ba có nghĩa, 3 bộ ba kết thúc), các tổ hợp các bộ ba theo trật tự khác nhau sẽ tạo nên nhiều gen khác nhau.
 - Ở sinh vật trước nhân một số loài gen có cấu trúc mạch đơn, ở sinh vật nhân chuẩn có cấu trúc mạch kép. Vì vậy từ 1 đoạn ADN chứa thông tin di truyền nào đó cũng có thể tạo ra các gen khác nhau.
 - Gen của các loài có tính ổn định tương đối. Vì vậy từ một gen ban đầu có thể đột biến để tạo ra các alen khác nhau.
 - Trong tế bào cơ thể các loài có hệ thống gen nằm trên nhiễm sắc thể, gen ti thể, lạp thể.
 * Điểm khác nhau về cấu trúc giữa các gen.
 - Khác nhau về số lượng, thành phần, trình tự phân bố các loại nuclêôtit, từ đó khác nhau về khối lượng phân tử, kích thước phân tử, số lượng chu kỳ xoắn, tính bền vững về cấu trúc, tỉ lệ .
 - Một số loài gen có cấu trúc mạch đơn, đa phần gen có cấu trúc mạch kép, một số gen có dạng xoắn mạch vòng (ở một số loài virut và vi khuẩn).
 - Gen nhân có cấu trúc phức tạp, chiều dài và khối lượng phân tử lớn, trái lại gen bào chất cấu trúc đơn giản, hàm lượng thay đổi, có dạng mạch vòng.
 Câu 5 (2,0 điểm).
 * Nguyên nhân chung gây ra đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể phát sinh do tác nhân lí hóa trong môi trường hoặc do những biến đổi sinh lí nội bào làm phá vỡ cấu trúc của nhiễm sắc thể hoặc làm ảnh hưởng tới quá trình tự nhân đôi, tiếp hợp, trao đổi chéo của các nhiễm sắc thể.
 + Tuy nhiên cần lưu ý tùy thuộc vào độ bền vững về cấu trúc nhiễm sắc thể mà cùng một loại tác nhân đột biến, tác động vào các nhiễm sắc thể khác nhau ở các thời điểm khác nhau sẽ tạo nên những loại, tần số đột biến khác nhau.
 * Đa số đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là có hại vì làm rối loạn sự liên kết các cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân. Làm thay đổi tổ hợp các gen trong giao tử dẫn tới biến đổi trong kiểu gen và kiểu hình.
* Trong các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thì đột biến mất đoạn và đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể gây ra hậu quả nhiều nhất đặc biệt là đột biến mất đoạn vì chúng làm giảm đi một số gen, cấu trúc lại nhiễm sắc thể, phá vỡ tính cân đối và hài hòa về cấu trúc vật chất di truyền. 
 Câu 6 ( 2,25 điểm ).
 * Trẻ đồng sinh cùng trứng được sinh ra từ một trứng thụ tinh với tinh trùng. Qua các lần nguyên phân đầu tiên hợp tử được hình thành 2, 3, 4, 5..tế bào riêng rẽ. Mỗi tế bào phát triển thành một cơ thể.
 + Trẻ đồng sinh cùng trứng giống nhau về phương diện di truyền, có kiểu gen đồng nhất, ít nhất là đối với hệ gen nhân, cùng giới tính, cùng nhóm máu, màu da, mắt, dạng tóc, dễ mắc cùng một loại bệnh.
 + Trẻ đồng sinh khác trứng được sinh ra từ hai hay nhiều trứng rụng cùng một lần, được thụ tinh cùng lúc bởi các tinh trùng khác nhau, do đó chúng thường khác nhau về phương diện di truyền, khác nhau về kiểu gen, có thể cùng giới tính hay khác giới tính. Chúng giống nhau tới mức như những anh em sinh ra trong cùng một gia đình nhưng khác lần sinh, có thể mắc các bệnh di truyền khác nhau.
 * Đặt trẻ đồng sinh cùng trứng trong cùng điều kiện môi trường giống nhau hay khác nhau đã cho phép nghiên cứu được ảnh hưởng của môi trường đối với cùng một kiểu gen ở các giai đoạn sinh trưởng, phát triển khác nhau.
 - So sánh trẻ đồng sinh cùng trứng với trẻ đồng sinh khác trứng khi cùng sống trong môi trường giống nhau cho phép xác định được vai trò di truyền trong sự phát triển các tính trạng.
Câu 7 (3,0 điểm).
 a. Số gen con.
 2x = 24 = 16 gen
 b. Số lượng từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp.
Gen có: N = = = 2460 (nu)
- Số lượng từng loại nuclêôtit của gen:
 A = T = 20% x 2460 = 492 (nu)
 G = X = - A = =738 (nu)
- Số lượng từng loại nuclêôtit môi trường đã cung cấp cho gen nhân đôi là:
 Amt = Tmt = (2x - 1). A
 = (24 - 1) x 492 = 7380 (nu)
 Gmt = Xmt = (2x - 1). G
 = (24 - 1) x 738 = 11070 (nu)
 c. Số liên kết hyđrô bị phá vỡ:
 - Số liên kết hyđrô của gen: H = 2A + 3G
 = (2 x 492) + (3 x 738) = 3198 liên kết.
 - Số liên kết hyđrô bị phá vỡ khi gen nhân đôi.
 ( 2x - 1).H = (24 - 1) x 3198 = 47970 liên kết.
 Câu 8 (3,25 điểm).
 - Theo bài ra mỗi gen quy định một tính trạng, mỗi gen nằm trên một NST điều này chứng tỏ rằng các gen quy định các tính trạng di truyền theo quy luật phân li độc lập.
 Theo định luật phân li độc lập thì kiểu hình ở trường hợp 3: 6,25%=1/16 là kiểu hình của hai tính trạng lặn.
 Vậy tính trạng thân cao là trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp;
 Tính trạng hạt tròn là trội hoàn toàn so với hạt dài.
* Quy ước gen: 
 - Gọi gen A quy định thân cao; gen a quy định thân thấp.
 - Gọi gen B quy định hạt tròn; gen b quy định hạt dài.
 * Sơ đồ lai cho từng trường hợp như sau:
 1.Trường hợp 3: Thế hệ lai thu được 6,25% thân thấp, hạt dài = 1/16 =1/4ab.1/4ab vậy cả cây F1 và cây khác sinh ra giao tử 1/4 ab kiểu gen AaBb (thân cao, hạt tròn).
 - Sơ đồ lai (HS tự viết).
 2. Trường hợp 1: Theo trường hợp 3: F1 luôn có kiểu gen AaBb sinh ra 1/4 ab, thế hệ lai thu được 25% thấp dài = 1/4 aabb =1/4 ab.1ab kiểu gen của cây cần tìm là aabb.
 - Sơ đồ lai (hs tự viết)
 3. Thế hệ lai thu được 12,5% thấp dài = 1/8 aabb =1/4ab.1/2ab
Kiểu gen của cây cần tìm có kiểu gen Aabb hoặc aaBb
 Trường hợp 1: P AaBb x Aabb (HS tự viết sơ đồ lai).
 Trường hợp 2: P AaBb x aaBb (HS tự viết sơ đồ lai).
Một số lưu ý khi chấm bài:
 - Trên đây chỉ là đáp án hướng dẫn chấm và lời giải sơ lược của một cách. Khi chấm giám khảo phải bám sát yêu cầu trình bày lời giải đầy đủ, chi tiết và hợp logic;
-Thí sinh làm cách khác mà đúng thì tổ chấm cần thống nhất cho điểm từng phần tương ứng với thang điểm của hướng dẫn chấm.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,75đ
0,5đ
0,5 đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,75đ
0,5đ
0,5đ
0,25đ
1,75đ
1,0đ
0,75đ
0,5đ
0,75đ
0,5đ
0,75đ

File đính kèm:

  • docDe thi dap an HSG Sinh 9 Huyen Cam Khe PT.doc