Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9: môn ngữ văn

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1894 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9: môn ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TÂN PHƯỚC TÂY ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 
 LỚP : MÔN NGỮ VĂN 9 
HỌ VÀ TÊN: THỜI GIAN 150 PHÚT
 
ĐIỂM
GT1
GT2
GK1
GK2








1/ Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi dưới đây: 
	Có lẽ văn nghệ rất kỵ“ trí thức hoá”. Một nghệ thuật đã tri thức hoá thường là trừu tượng , khô héo nhưng văn nghệ nói nhiều nhất với cảm xúc, nơi đụng chạm của tâm hồn với cuộc sống hằng ngày. Vì văn nghệ không thể sống xa lìa cuộc sống và sống là gì, nếu không phải sống trước hết là hành động, là lạm dụng, là cần lao.
 (Nguyễn Đình Thi – Tiếng nói của văn nghệ)
Câu hỏi: a/ Tìm câu có chứa thành phần tình thái.
 b/ Tìm các phép liên kết và chỉ ra các từ ngữ biểu thị các phép liên kết đó? 
 c/ Có thể giải thích vai trò của từ “vì” ở đây có tác dụng gì?
2/ (2đ) Đọc kĩ khổ thơ sau: 
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
 (Thanh Hải – Mùa xuân nho nhỏ)
a/ Em hiểu làm mùa xuân nho nhỏ là làm gì?
b/ Hãy trình bày cảm nhận của mình về đoạn thơ trên (Nửa trang giấy thi)
3/ Cảm nhận của em về chất thơ ở chốn SaPa của Nguyễn Thành Long.





HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1/ (3đ)
a/ Câu có chứa thành phần tình thái(1đ)
Có lẽ văn nghệ rất kỵ “ trí thức hoá”.
b/ Câu (3), (2) liên kết nhau bằng phép Nối(nhưng)
 Câu (4), (3) liên kết nhau bằng phép Nối(vì) (1đ)
c/ Giải thích vai trò của từ “vì”: (1đ)
Từ “vì” làm sang rõ sự giải thích nội dung tình cảm của văn ngệ (nói ở câu 3)
Câu 2 (2đ):
a/ Làm mùa xuân nho nhỏ là làm (0,5đ)
Là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ và khiêm nhường như mùa xuân nho nhỏ góp vào mùa xuân lớn của nhân dân, đất nước và thời đại.
b/ *Yêu cầu về hình thức: 
Biết cách trình bày một đoạn văn 
Viết đúng như quy định: Đoạn văn có độ dài khoảng nửa trang giấy thi
 * Yêu cầu về nội dung:
Học trình bày nhiều cách nhưng phải đảm bảo được các điểm cơ bản sau: Sống là cống hiến, cống hiến là mùa xuân của cuộc đời nhà thơ. Cống hiến khiêm tốn, hy sinh thầm lặng vô điều kiện, vượt qua mọi không gian, thời gian (một đời người, một thế hệ) lẽ sống đầy trách nhiệm mà nhà thơ muốn nhắn gửi.
* Những nét nghệ thuật chính: 
- “Mùa xuân nho nhỏ” -> ần dụ cuộc đời.
- “Tuổi hai mươi”, “khi tóc bạc” => hình ảnh hoán dụ (chỉ cuộc đời và cả mọi thế hệ)
- “dù là” => Điệp từ (sống phải cống hiến tuyệt đối)
Cách cho điểm: 2 điểm: đảm bảo các yêu cầu trên 
+ Diễn đạt tốt, lập luận chặt chẽ, cảm xúc.
+ Không mắc lỗi chính tả, dùng từ.
 1,5 điểm: đảm bảo các yêu cầu trên 
+ Diễn đạt tốt, lập luận chặt chẽ, cảm xúc.
+ Có mắc lỗi chính tả, dùng từ.
	 1 điểm: đảm bảo các yêu cầu trên 
+ Văn bình thường, biết cách lập luận 
+ Mắc lỗi chính tả, dùng từ.
0 – 0,5đ: Chưa biết trình bày đoạn văn , không nắm được nội dung chính của khổ thơ. Diễn đạt kém, nhiều lỗi dung từ, chính tả.
3/ (5đ)
Yêu cầu kỹ năng:
+ Hiểu đề, biết cách làm một bài văn nghị luận, văn chương diễn đạt tốt , mạch lạc, có cảm xúc, có lập luận logic. 
+ Chữ viết rõ, cẩn thận không mắc lỗi dùng từ, chính tả.
Yêu cầu kiến thức:
Học sinh có thể triển khai làm nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau:
+Vẽ đẹp của thiên nhiên ở SaPa: Thiên nhiên miêu tả rất thơ thơ mộng (dẫn chứng).
+ Cuộc sống và con người SaPa rất nên thơ.
. Chàng thanh niên và những người sống và làm việc tại SaPa là những người yêu công việc, luôn khao khát vươn tới thành tựu khoa học . 
. Tự làm đẹp cuộc sống tẻ nhạt, âm thầm của mình bằng cách trồng hoa, sắp xếp ngôi nhà nhỏ trở nên xinh xắn.
	Học sinh minh hoạ chủ yếu qua đoạn trích “Lặng lẽ SaPa” của Nguyễn Thành Long.
Thang điểm: 
Điểm: 4,5 – 5: Đảm bảo các yêu cầu trên: 
+ Văn chương mạch lạc, bố cục rõ ràng, dẫn chứng chọn lọc, chính xác.
+ Không mắc lỗi diễn đạt, chính tả.
Điểm: 3 – 4: Đảm bảo các yêu cầu trên: 
+ Văn chương mạch lạc, dẫn chứng rõ ràng, chọn lọc.
+ Còn mắc lỗi diễn đạt, chính tả.
Điểm:2 – 2,5: Hiểu đề nhưng chưa trình bày rõ ràng, hoặc trình bày được nửa số ý cơ bản. 
+ Văn bình thường, dẫn chứng lan man.
+ Còn mắc lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ.
Điểm:0 – 1,5: Viết lan man chưa hiểu đề.
Sai nhiều lỗi chính tả; diễn đạt, dùng từ

File đính kèm:

  • docMôn Văn.doc