Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 - Môn: Sinh Học - Đề chính thức

doc5 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 721 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 - Môn: Sinh Học - Đề chính thức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2013 - 2014
ĐỀ CHÍNH THỨC
Môn: Sinh học
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm có: 01 trang
Câu 1: (3 điểm)
Chứng minh rằng: prôtêin có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể?
Câu 2: (4 điểm)
Một gen dài 0,51m (Micromet), có A=600 Nucleôtit.
a) Hãy tính số Nu mỗi loại của gen?
b) Số lượng chu kỳ xoắn của gen đó?
Câu 3: (4 điểm)
a) Nêu điểm giống nhau và khác nhau về cấu trúc của ADN và ARN? Cho biết quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc nào?
b) Trình bày nguyên nhân, cơ chế phát sinh thể dị bội?
Câu 4: (4 điểm)
Một tế bào sinh dục sơ khai của thỏ cái 2n = 44 NST.Sau một số lần nguyên phân liên tiếp môi trường đã cung cấp nguyên liệu tương đương với 11220 NST.Các tế bào con này tạo ra trở thành tế bào sinh trứng, giảm phân cho các trứng. Hiệu suất thụ tinh của trứng là 25% ,của tinh trùng là 6,25%.Mỗi trứng thụ tinh với 1 tinh trùng tạo ra 1 hợp tử.
a.Xác định số lượng hợp tử hình thành
b.Tính số lượng tế bào sinh trứng và số lượng tế bào tinh trùng cần thiết để hoàn tất quá trình thụ tinh.
Câu 5: (5 điểm)
Khi cho lai 2 thứ lúa chín muộn và chín sớm với nhau người ta thu được toàn lúa chín sớm. Tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau ở F2 thu được 256 cây lúa chín muộn và 769 cây lúa chín sớm.
a. Giải thích kết quả trên. Viết sơ đồ lai từ P à F2.
b. Cho cây lúa F1 giao phấn với một cây lúa khác ở đời sau thu được tỉ lệ 50% chín muộn : 50% chín sớm. Hãy xác định kiểu gen của cây lúa đem lai với cây F1. 
- Hết -
Lưu ý: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 
NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn: Sinh học
Câu 1: (3 điểm)
Câu 1 
3 điểm
Prôtêin có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể vì. 
Prôtêin có nhiều chức năng quan trọng: Là thành phần cấu trúc của tế bào, thành phần chủ yếu của enzim làm xúc tác và điều hòa các quá trình trao đổi chất, bảo vệ cơ thể, vận chuyển, cung cấp năng lượngliên quan đến toàn bộ hoạt động sống của tế bào, biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.
a. Chức năng cấu trúc:
- Prôtêin là thành phần cấu tạo của chất nguyên sinh, là hợp phần quan trọng xây dựng nên các bào quan và màng sinh chất. 
- VD: Histôn là loại tham gia vào cấu trúc của NST. 
Chức năng xúc tác các quá trình trao đổi chất
- Quá trình trao đổi chất trong tế bào diễn ra qua nhiều phản ứng hóa sinh được xúc tác hay tham gia của các enzim. 
- VD: Trong quá trình tổng hợp phân tử ARN có sự tham gia xúc tác của enzim ARN-pôlimeaza.
Chức năng điều hòa các quá trình trao đổi chất
- Do sự điều khiển của các hoocmôn. Các hoocmôn phần lớn là prôtêin.
 - VD: isulin có vai trò điều hòa hàm lượng đường trong máu.
Chức năng bảo vệ : prôtêin tạo nên các kháng thể để bảo vệ cơ thể
- VD: bạch cầu 
e. Chức năng vận động: prôtêin tạo nên các loại cơ có vai trò vận động cơ thể và giúp các bộ phận cơ thể thực hiện các chức năng.
 - VD: như co bóp tim, vận động cơ chân, cơ tay
 g. Cung cấp năng lượng : Khi thiếu hụt gluxit, lipit, tế bào có thể phân giải prôtêin cung cấp năng lượng cho tế bào để cơ thể hoạt động.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
0,5
Câu 2: (4 điểm)
a) 
Đổi 0,51m = 0,51.104A0=5100A0
- Áp dụng công thức: 
=> Số lượng Nu của gen là: N=
Hay A + T + G + X=3000
Theo đề bài ta có: A=T=600 (Nu) => G=X= - 600 = 900 (Nu)
2
b/ 
Biết một chu kỳ xoắn gồm 10 cặp Nu hay 20 Nu.
=> Số chu kỳ xoắn của gen là: 3000:20=150.
2
Câu 3: (4 điểm)
a)- Điểm giống nhau và khác nhau giữa ADN và ARN:	2đ
* Giống nhau: 	1đ
+ Đều thuộc loại axit Nucleic, thuộc loại đại phân tử
+ Đều được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P
+ Đều là những đa phân tử
+ Đơn phân là Nucleotit. Có 4 loại Nu. Mỗi đơn phân đều có cấu tạo gồm 3 thành phần: 1 gốc đường, 1 axit photphoric. 1 bazơ nitrơ.
* Khác nhau: 	1đ
Đặc điểm so sánh
ADN
ARN
Cấu tạo
- Đường C5H10O4
- Khối lượng, kích thước lớn
- Có 4 loại đơn phân A, T, G, X
- Là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song xoắn đều các nu giữa 2 mạch liên kết với nhau theo NTBS A-T, X-G và ngược lại.
Đường C5H10O5
- Khối lượng kích thước nhỏ
- Có 4 loại đơn phân: A, U, G, X.
- Gồm có 1 mạch ở dạng thẳng hoặc dạng xoắn được tổng hợp trên khuôn mẫu là mạch của gen theo NTBS A-U, T-A, X-G, G-X.
- Nguyên tắc tự nhân đôi: Nêu được 2 nguyên tắc ( NTBS và Bán bảo toàn).	1đ
b) Nguyên nhân phát sinh thể dị bội: 	0,5đ
- Do một cặp NST không phân li trong quá trình phát sinh giao tử. Kết quả là một giao tử có cả 2 NST của 1 cặp, còn một giao tử không mang NST nào của cặp đó.
- Cơ chế phát sinh vẽ sơ đồ minh họa (như trong SGK) 	1,5đ
Câu 4: (4 điểm)
- gọi x là số lần nguyên phân
- 2x số tế bào con tạo ra sau nguyên phân
- bộ nhiễm sắc thể của loài 2n
- Số NST môi trường cung cấp nguyên liệu cho nguyên phân là
 (2x-1).2n = 11220
 ( 2x-1).44 = 11220
 2x-1 = 255
 2x = 256
 x = 8
-Số tế bào con tạo ra sau nguyên phân là 2x = 256
- Theo đề bài các tế bào con trở thành tế bào sinh trứng nên:
 số trứng tạo ra = số tế bào sinh trứng =256
-vì hiệu xuất thụ tinh của trứng là 25% nên số trứng đã được thụ tinh là : 256.25/100 = 64 ( trứng)
- Theo đề bài mỗi trứng thụ tinh với 1 tinh trùng tạo ra 1 hợp tử nên: 
Số hợp tử = số trứng đã thụ tinh = số tinh trùng thụ tinh = 64
-Số lượng tế bào sinh trứng =số trứng tạo ra = 256
-Vì hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 6,25% nên số tinh trùng là 64. 100/6,25=1024
-số lượng tế bào sinh tinh trùng là 1024 : 4 = 256
0.25
0.25
0.25
0.5
0.25
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
Câu 5: (5 điểm)
a. - Phép lai 1 cặp tính trạng
F1 toàn chín sớm
F2: Chín sớm : chín muộn = 
à F2 có 4 tổ hợp giao tử = 2 giao tử ♀ x 2 giao tử ♂
à F1 dị hợp 1 cặp gen 
à P thuần chủng 1 cặp gen, chín sớm là trội hoàn toàn so với chín muộn
Qui ước gen: A: chín sớm, a: chín muộn
à Kiểu gen của P: chín muộn (aa) , chín sớm (AA)
Sơ đồ lai:
 P : aa ( chín muộn) x AA ( chín sớm)
 GP : a ; A
 F1 : 100% Aa (chín sớm)
F1 x F1 : Aa (chín sớm) x Aa (chín sớm)
 GF1 : ; 
 F2 : 
Kiểu gen : 
Kiểu hình : A- ( chín sớm) : aa ( chín muộn)
b. Cho lúa chín sớm F1 lai với cây lúa khác.
Lúa chín sớm F1 có kiểu gen Aa cho 2 loại giao tử: 
Thế hệ con có tỉ lệ chín muộn là 
à cây lúa khác phải cho 1 loại giao tử a 
à cây lúa khác có kiểu gen aa (chín muộn)
Sơ đồ lai :
 P : Aa (chín sớm) x aa (chín muộn)
 G : ; a 
 F : 50% Aa ( chín sớm) : 50% aa (chín muộn)
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
0,5 đ
0.25 đ
0.25đ
0,5 đ
 (Học sinh giải cách khác, đúng, vẫn cho điểm tối đa)
Hết -

File đính kèm:

  • docDE THI HSG CAP HUYEN MON SINH HOC 9 20132014.doc
Đề thi liên quan