Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 - Môn: Sinh Học - Trường THCS Dân Hòa

doc5 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 634 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 - Môn: Sinh Học - Trường THCS Dân Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THANH OAI 
 TRƯỜNG THCS DÂN HÒA
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1: (3 điểm)
	a) Biến dị tổ hợp là gì? Nó có ý nghĩa gì đối với chọn giống và tiến hóa?
Tại sao ở những loài giao phối biến dị lại phong phú hơn những loài sinh sản vô tính?
	b) Nêu khái niệm kiểu hình? Cho ví dụ minh họa?
	c) Muốn xác định kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội cần phải làm gì?
Tương quan trội lặn của các tính trạng có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất?
Câu 2: (4 điểm)
So sánh quá trình nguyên phân và quá trình giảm phân?
Câu 3 (4 điểm)
1 Trâu đực trắng (1) giao phối với 1 trâu cái đen (2) đẻ lần thứ nhất 1 nghé trắng (3) và lần thứ 2 là 1 nghé đen (4). Con nghé đen lớn lên giao phối với 1 trâu đực đen (5) sinh ra 1 nghé trắng (6). Xác định kiểu gen của 6 con trâu nói trên
Câu 4: (5 điểm)
	a, So sánh ADN và ARN?
b, Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật? Nêu vai trò và ý nghĩa của đột biến gen?
c, Thể đa bội là gì? Thể đa bội gồm những dạng nào? Thường biến là gì? Cho ví dụ thường biến?
Câu 5: (4 điểm)
Gen B dài 5100Å, có A+T=60% số nucleotit của gen
a) Xác định số nucleotit của gen B
b) Số nucleotit từng loại của gen B là bao nhiêu?
c) Trên mạch thứ nhất của gen B có tỉ lệ các nuclêôtit A1 : T1 : G1 : X1 = 2 : 1: 3: 4
Tìm số nuclêôtit mỗi loại trên mARN do mạch 2 làm khuôn tổng hợp?
d) Trong quá trình tự sao mã gen bị đột biến thay thế 1 cặp A – T bằng 1 cặp
 G – X. Tính số nucleotit mỗi loại môi trường cung cấp khi gen đột biến sao mã 3 lần?
 Người ra đề Người duyệt đề
 Nguyễn Văn Bình Nguyễn Thị Hà
ĐÁP ÁN
Nội dung câu trả lời
Thang điểm
Câu 1: (3 điểm)
a) Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng của bố mẹ làm xuất hiện kiểu hình khác P
- Biến dị tổ hợp là nguyên liệu của chọn giống và tiến hóa
* Ở các loài giao phối biến dị lại phong phú hơn nhiều so với những loài sinh sản vô tính vì:
- Ở loài sinh sản hữu tính và giao phối do có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen trong quá trình phát sinh giao tử đã tạo ra nhiều giao tử khác nhau. Các loại giao tử này được tổ hợp lại trong quá trình thụ tinh đã tạo ra nhiều tổ hợp khác nhau làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp.
- Ở loài sinh sản vô tính không có sự giảm phân hình thành giao tử, không có sự thụ tinh. Cơ thể con được hình thành từ một phàn hay một nhóm tế bào của cơ thể mẹ qua nguyên phân, nên giống hệt cơ thể mẹ ban đầu
b) Kiểu hình là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể, trên thực tế khi nói đến kiểu hình của cơ thể, người ta chỉ xét một vài tính trạng đang được quan tâm như màu hoa, màu quả chiều cao cây
Ví dụ: Kiểu hình của cây đậu Hà Lan:
 Cây hạt vàng, vỏ trơn
 Cây hạt xanh, vỏ nhăn
c) Muốn xác định kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội ta cần phải thực hiện phép lai phân tích.
Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp
Nếu kết quả của phép lai là phân tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp
* Ý nghĩa của tương quan trội – lặn của các tính trạng:
Tương quan trội - lặn là hiện tượng phổ biến ở nhiều tính trạng trên cơ thể thực vật, động vật và người. Thông thường các tính trạng trội là các tính trạng tốt, còn tính trạng lăn là những tính trạng xấu. Do vậy trong chọn giống ta có thể xác định được các tính trạng trội và tập trung nhiều gen trội quý vào một kiểu gen để tạo ra giống có giá trị kinh tế cao.
Câu 2: (4 điểm)
-Giống :
+Đều gồm các kì tương tự nhau: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.
+NST đều trải qua những biến đổi: đóng xoắn, tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc, phân li về các cực của tế bào, tháo xoắn.
+sự biến đổi của màng nhân, trung thể, thoi vô sắc, tế bào chất và vách ngăn tương tự nhau.
+Đề là cơ chế tham gia vào việc ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ
-Khác:
	Nguyên phân
Giảm phân
- Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai (trong giai đoạn sinh sản)
- Gồm 1 lần phân bào với 1 lần NST tự nhân đôi.
- Không xảy ra hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo NST.
- Chỉ có 1 lần NST tập trung ở mặt phăng xích đạo của thoi vô sắc (xếp thành 1 hàng) và phân li về 2 cực của tế bào.
- Kết quả: cớ sự phân li đồng đều của các NST cho 2 tế bào con nên bộ NST của tế bào con giống hệt bộ NST của tế bào mẹ.
1 tế bào mẹ (2n) à 2 tế bào con (2n)
- Xảy ra ở tế bào sinh dục chín (trong giai đoạn chín)
- Gồm 2 lần phân bào với 1 lần NST tự nhân đôi.
- Xảy ra tiếp hợp và có thể dẫn đến trao đổi chéo từng đoạn tương ứng giữa 2 NST đơn khác nguồn trong cặp NST kép đồng dạng
- Có 2 lần các NST tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc (lần thứ I xếp 1 hàng, lần thứ II xếp 2 hàng) và phân li về 2 cực của tế bào
- Kết quả: có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST khi đi về tế bào con nên mỗi giao tử chỉ chứa 1 trong 2 NST (có nguồn gốc từ bố hay mẹ) của mỗi cặp đồng dạng. 1 tế bào mẹ (2n) à 4 tế bào con (n) 
Câu 3: (4 điểm)
Xét phép lai: nghé đen (4) giao phối với 1 con trâu đực đen (5) sinh ra 1 nghé trắng (6) à Da đen là chội so với da trắng.
Quy ước gen:
 Gen A quy định da đen
 Gen a quy định da trắng
 à Trâu đực trắng (1), nghé trắng (3), nghé trắng (6) có kiểu gen: aa
Nghé đen (4) là con của trâu đực trắng (1) à nghé đen (4) nhận 1 giao tử a của trâu (1) à nghé đen (4) có kiểu gen: Aa
Nghé trắng (3) là con của trâu cái đen (2) à Trâu cái đen (2) cho nghé trắng (3) 1 giao tử a à trâu cái đen (2) có kiểu gen: Aa
Nghé trắng (6) là con của trâu đực đen (5) à Trâu đực đen (5) cho nghé trắng (6) 1 giao tử a à trâu đực đen (5) có kiểu gen: Aa
Câu 4: (5 điểm)
So sánh ADN và ARN
* Giống nhau:
- Đều cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N và P
- Đều thuộc loại đại phân tử và cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
- Đều có 4 loại Nuclêôtit
- Đều có cấu trúc xoắn và đều có chức năng di truyền.
* Khác nhau:
ADN
ARN
- Gồm 2 mạch đơn song song xoắn đều.
- Nuclêôtit là A, T, X, G
- Có kích thước và khối lượng lớn
- Chức năng là luu trữ và truyền đạt thông tin di truyền ARN
- Gồm một mạch đơn.
- Nuclêôtit là A, U, X, G
- Có kích thước và khối lượng nhỏ hơn.
- Chức năng là tổng hợp prôtêin
b, Đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật vì:
chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin
Vai trò và ý nghĩa của đột biến gen:
- Đột biến gen đa số là có hại cho bản thân sinh vật, số ít có lợi hoặc trung tính.
- Đột biến gen di truyền được nên là nguyên liệu của chọn giống và tiến hóa.
c) - Thể đa bội là cơ thể có bộ NST là bội số của n ( lớn hơn 2n).
gồm 2 dạng: đa bội chẵn (4n, 6n,) và đa bội lẻ (3n,5n,)
- Thường biến là những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen phát sinh trong quá trình phát triển của cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.
Ví dụ: Cây bàng mùa thu rụng hết là còn mùa đông lá xanh tốt.
Câu 5 (4 điểm)
a, Số nuclêôtit của gen B là:
N gen B = = 3000 (nuclêôtit)
b, Ta có A + T = 60% à A = T = 30% 
à A = T = 30%. 3000 = 900 (nuclêôtit)
à G = X = (3000 – 900.2) : 2 = 600 (nuclêôtit)
c, Số nuclêôtit từng loại trên mạch 1 của gen B là:
A1 = 300 (nuclêôtit)
T1 = 150 (nuclêôtit)
G1 = 450 (nuclêôtit)
X1 = 600 (nuclêôtit)
à Số nuclêôtit từng loại trên mARN do mạch 2 làm khuôn tổng hợp là:
AmARN = T2 = A1 = 300 (nuclêôtit)
UmARN = A2 = T1 = 150 (nuclêôtit)
GmARN = X2 = G1 = 450 (nuclêôtit)
XmARN = G2 = X1 = 600 (nuclêôtit)
d, Số nuclêôtit mỗi loại trong gen đột biến là:
A = T = 900 – 1 = 899 (nuclêôtit)
G = X = 600 + 1 = 601 (nuclêôtit)
Số nuclêôtit mỗi loại môi trường cung cấp khi gen đột biến sao mã 3 lần là:
Acc = Tcc = 899.(23 – 1) = 6293 (nuclêôtit)
Gcc = Xcc = 601.(23 – 1) = 4207 (nuclêôtit)
0,25 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
1 đ
0,5 đ
0,5 đ
1,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
1 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ

File đính kèm:

  • docDe HSG Mon Sinh 9 nam hoc 20132014.doc
Đề thi liên quan