Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 - Môn Sinh - Trường THCS Kim Thư

doc4 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 614 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 - Môn Sinh - Trường THCS Kim Thư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Kim Thư
đề thi chọn học sinh giỏi LỚP 9
Môn Sinh học
 Năm học 2013 - 2014
Thời gian làm bài 150 phút
Câu 1(2.0điểm):
 Phép lai phân tích là gì? Nêu cách làm và cho ví dụ minh họa phép lai phân tích?
Câu 2(4điểm): 
 a. Giải thích cơ chế duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể của loài qua các thế hệ cơ thể? Nguyên nhân nào làm cho bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài không được duy trì ổn định? 
 b. Kiểu gen BbDd cho các loại giao tử nào? Nếu có sự rối loạn phân ly của cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng trong lần giảm phân I thì kiểu gen trên có thể cho ra các loại giao tử nào?
Câu 3(3 điểm): 
 Hãy phân biệt đột biến nhiễm sắc thể và đột biến gen? Tại sao đột biến gen thường có hại cho sinh vật?
Câu 4(5 điểm): 
 Giả sử cặp nhiễm sắc thể 21 ở người một cặp gen Bb. Gen B có chiều dài 0,408àm, có số nuclêôtit loại T chiếm 30%. Gen b có khối lượng phân tử 9.105 đvC, có số lượng bốn loại nuclêôtit bằng nhau.( Biết khối lượng mỗi nuclêôtit bằng 300 đvC).
 a. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi gen.
 b. Tính số lượng từng loại nuclêôtit ở kỳ giữa và kỳ cuối của quá trình nguyên phân.
 c. Nếu người đó có cặp thứ 21 chứa 3 nhiễm sắc thể, hãy tính số nuclêôtit từng loại? 
Câu 5(6 điểm): 
Ở đậu Hà Lan, thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp và hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh. Hai cặp tính trạng về chiều cao cây và màu sắc hạt di truyền độc lập với nhau. cho các trường hợp sau đây:
a) Xác định kiểu gen, kiểu hình của bố, mẹ và lập sơ đồ lai khi cho mẹ thân cao, hạt xanh giao phấn với bố thân thấp, hạt vàng.
b) Khi cho mẹ dị hợp về 2 cặp gen nói trên lai phân tích thì kết quả sẽ như thế nào?
đáp án và hướng dẫn chấm môn sinh học lớp 9
năm học 2013 - 2014
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1 (2.0đ)
 +Khái niệm: Phép lai phân tích: là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn tương ứng. 
+ Cách làm: Cho cơ thể mang tính trội cần kiểm tra lai với cơ thể mang tính lặn. 
 Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội cần xác định có kiểu gen là đồng hợp trội. 
 Nếu kết quả của phép lai là phân tính thì cá thể mang tính trạng trội cần xác định có kiểu gen là dị hợp. 
+ Ví dụ: Nêu ví dụ và viết được sơ đồ lai minh họa đúng 
0.4
0.4
0.4
0.4
0.4
Câu 2 (4.0đ)
 a. Cơ chế duy trì ổn định bộ NST
* Đối với sinh vật sinh sản vô tính:
- Trong sinh sản vô tính thế hệ mới được tạo thành từ 1 hoặc 1 nhóm tế bào của cơ thể mẹ tách ra không qua thụ tinh. 
- Nguyên phân đảm bảo cho hai tế bào con sinh ra có bộ NST giống hệt nhau và giống hệt bộ NST của tế nào bố mẹ (quá trình nguyên phân).
* Đối với sinh sản hữu tính:
- Cơ chế duy trì ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ cơ thể được đảm bảo nhờ kết hợp quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh
- Trong sinh sản hữu tính mỗi cá thể được phát triển từ một hợp tử. Nhờ quá trình nguyên phân hợp tử phát triển thành cơ thể mà tất cả các tế bào sinh dưỡng trong cơ thể đều có bộ NST giống bộ NST của hợp tử ( 2n)
- Khi hình thành giao tử nhờ quá trình giảm phân các giao tử chứa bộ NST đơn bội (n) giảm đi một nửa so với bộ NST của tế bào sinh dưỡng
- Khi thụ tinh sự kết hợp hai bộ NST đơn bội (n) của hai giao tử đực và cái trong hợp tử đã khôi phục bộ NST lưỡng bội đặc trưng cho loài
* Nguyên nhân làm cho bộ NST của loài không được duy trì ổn định đó là do tác động của các tác nhân gây đột biến trong hoặc ngoài cơ thể cản trở sự phân bào bình thường trong nguyên phân hoặc giảm phân dẫn đến làm cho bộ NST của thế hệ sau bị biến đổi về mặt số lượng ở một hay một số cặp NST nào đó hoặc toàn bộ bộ NST.
b. Kiểu gen sẽ cho 4 loại giao tử: BD, Bd, bD, bd.
 - Các loại giao tử tạo ra do rối loạn: có 10 loại 
 BbDd, O; BbD, d; Bbd, D; BDd, b; bDd, B.
0,25
0.5
0.5
0.5
0.25
0.5
0.5
0.5
0.5
Câu 3 (3.0đ) 
- Phân biệt đột biến NST và đột biến gen: 
Đột biến NST
Đột biến gen
- Là biến đổi trong cấu trúc hoặc số lượng NST
- Là biến đổi trong cấu trúc của gen.
- Gồm đột biến cấu trúc NST, đột biến số lượng NST
- Gồm các dạng: Mất, thêm một hoặc một số cặp nu, thay thế cặp nu này bằng cặp nu khác.
- Do NST phân ly không bình thường trong giảm phân hoặc nguyên phân. 
- Do rối loạn trong quá trình tự sao của ADN.
- Đột biến gen thường có hại:
 - Chúng phá vỡ sự thống nhất hài hoà trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên.
 - Gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin dẫn đến biến đổi kiểu hình.
1.0
1.0
0.5
0.25
0.25
Câu 4 (5.0đ) 
a. Số lượng từng loại nu của mỗi gen:
* Gen B: Đổi 0,408 = 4080A0
Tổng số nu của gen B là: NB= (Nu)
Số nu mỗi loại của gen là:
TB = AB = (Nu) => GD = XD = 480 (Nu)
* Gen b:
Tổng số nu của gen b là: Nb= (Nu)
Số nu mỗi loại của gen là:
Ab = Tb = Gb = Xb = (Nu)
 b. Số lượng từng loại nu ở kì giữa và kì cuối của quá trình nguyên phân:
* Kì giữa: 
 Các NST tồn tại ở trạng thái kép " Cặp gen trên NST số 21 sẽ trở thành BBbb.
 Số lượng từng loại nu là:
 T = A = 2.(AB + Ab) = 2.(720 + 750) = 2940 (Nu)
 G = X = 2.(GB + Gb) = 2.(480 + 750) = 2460 (Nu)
* Kì cuối: 
 Các NST tồn tại ở trạng thái đơn " Cặp gen trên NST số 21 là Bb.
 Số lượng từng loại nu là:
 A = T = AB + Ab = 720 + 750 = 1470 (Nu)
 G = X = GB + Gb = 480 + 750 = 1230 (Nu)
c. Người có cặp thứ 21 chứa 3 NST " Cặp gen trên NST số 21 sẽ trở thành BBb hoặc Bbb.
* TH1: Nếu kiểu gen là BBb:
 Số lượng nu từng loại là:
 A = T = 2.AB + Ab = 2 . 720 + 750 = 2190 (Nu)
 G = X = 2.GB + Gb = 2 . 480 + 750 = 1710 (Nu)
* TH2: Nếu kiểu gen là Bbb:
 Số lượng nu từng loại là:
 A = T = AB + 2.Ab = 720 + 2 . 750 = 2220 (Nu)
 G = X = GB + 2.Gb = 480 + 2 . 750 = 1980(Nu) 
0.5
0.5
0.5
0.25
0.25
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
Câu 5 (6.0đ) 
* Quy ước gen:
- Thân cao: Gen A; thân thấp: gen a
- Hạt vàng: Gen B; hạt xanh: gen b
a) Mẹ thân cao, hạt xanh có các kiểu gen là: AAbb, Aabb.
 Bố thân thấp, hạt vàng có các kiểu gen là: aaBB, aaBb.
Có 4 trường hợp xảy ra:
1. AAbb x aaBB
2. AAbb x aaBb
3. Aabb x aaBB
4. Aabb x aaBb
* Trường hợp 1.
P Thân cao, hạt xanh x Thân thấp, hạt vàng
 AAbb x aaBB
G Ab aB
F1 AaBb ( Toàn thân cao, hạt vàng)
* Trường hợp 2.
P Thân cao, hạt xanh x Thân thấp, hạt vàng
 AAbb x aaBb
G Ab aB, ab
F1 AaBb, Aabb
Tỉ lệ kiểu gen F1: 1AaBb: 1Aabb
Tỉ lệ kiểu hình F1: 1 thân cao, hạt vàng: 1 thân cao, hạt xanh
* Trường hợp 3.
P Thân cao, hạt xanh x Thân thấp, hạt vàng
 Aabb x aaBB 
G Ab, ab aB
F1 AaBb, aaBb 
Tỉ lệ kiểu gen F1: 1AaBb: 1aaBb 
Tỉ lệ kiểu hình F1: 1 thân cao, hạt vàng: 1 thân thấp, hạt vàng
* Trường hợp 4.
P Thân cao, hạt xanh x Thân thấp, hạt vàng
 Aabb x aaBb 
G Ab, ab aB, ab 
F1 AaBb, Aabb, aaBb, aabb 
Tỉ lệ kiểu gen F1: 1AaBb: 1Aabb : 1aaBb: 1aabb 
Tỉ lệ kiểu hình F1: 1 thân cao, hạt vàng: 1 thân cao, hạt xanh: 1 thân thấp, hạt vàng: 1 thân thấp, hạt xanh.
b) - Mẹ di hợp về 2 cặp gen, tức có kiểu gen: AaBb, kiểu hình: thân cao, hạt vàng.
Cho lai phân tích, kết quả sẽ là:
P AaBb x aabb
G AB, Ab, aB, ab ab
Fb AaBb, Aabb, aaBb, aabb.
Tỉ lệ kiểu gen F1: 1AaBb: 1Aabb : 1aaBb: 1aabb 
Tỉ lệ kiểu hình F1: 1 thân cao, hạt vàng: 1 thân cao, hạt xanh: 1 thân thấp, hạt vàng: 1 thân thấp, hạt xanh. 
0.5
0.5
0.5
1.0
1.0
1.0
1.5
( Học sinh lập luận và làm theo cách khác đúng vẫn cho điểm)
 GV ra đề Tổ duyệt Trường duyệt

File đính kèm:

  • docDe thi HS gioi mon Sinh lop 9.doc
Đề thi liên quan