Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 - Môn Sinh vật - Đề 1

doc4 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 582 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 - Môn Sinh vật - Đề 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Câu 1 (1.5 điểm): 
a. Dựa vào các kiến thức đã học về phần di truyền, hãy hoàn thành bảng sau:
Cơ sở vật chất
Cơ chế
Hiện tượng
Cấp phân tử
Cấp tế bào
b. Ở cây hoa phấn, gen R qui định hoa màu đỏ, gen r qui định hoa màu trắng. Cặp gen Rr qui định hoa màu hồng.
- Giải thích sự xuất hiện của kiểu hình hoa màu hồng?
- Cho lai giữa cây hoa phấn màu đỏ với cây hoa màu trắng được F1. Cho F1 tiếp tục lai với nhau được F2. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
Câu 2(1.5điểm): 
a. Nhiễm sắc thể có mặt trong những loại tế bào nào?. Phân biệt trạng thái tồn tại của chúng trong các loại tế bào đó?.
b. Phân biệt quá trình phát sinh giao tử đực và cái ở động vật?
Câu 3: (1.5 điểm)
a. Sau đây là 3 đoạn mạch chứa thông tin di truyền trong nhân tế bào.
Mạch 1: G....?.....?......T.....?......A.....?......?
Mạch 2: .......A....?......?......X.....T.....?......T
Mạch 3: ?.....?......G.....A.....?......U....X.....?
Hãy giải thích để gọi tên và hoàn chỉnh các đơn phân của từng mạch.
b. Trong 4 bậc cấu trúc của protein, bậc cấu trúc nào có vai trò chủ yếu xác định tính đặc thù của protein?. Protein thực hiện được chức năng chính của mình ở bậc cấu trúc nào?.
Câu 4 (1.5 điểm): 
a. Nêu đặc điểm của nhóm sinh vật biến nhiệt và hằng nhiệt?. Nhóm nào có khả năng phân bố rộng hơn?.
b. Sinh vật chịu ảnh hưởng của độ ẩm như thế nào?. Dựa vào khả năng chịu đựng của sinh vật đối với độ ẩm, người ta phân chia thực vật và động vật thành những nhóm nào?.
c. Nêu những dấu hiệu để nhận biết quần thể?
Câu 5 (2 điểm): 
a. Phân biệt đột biến gen và đột biến NST?
b. Trong chọn giống cây trồng, người ta đã sử dụng phương pháp nào?. Phương pháp nào được xem là cơ bản?.
Câu 6 (2 điểm): 
Quan sát tế bào 1 loài sinh vật đang ở kì giữa nguyên phân, người ta đếm được có 44 NST kép. Khi quan sát 3 nhóm tế bào sinh dục của loài này ở vùng chín của cơ quan sinh sản thấy chúng đang phân bào ở các giai đoạn khác nhau và đếm được tổng cộng có 968 NST đơn và NST kép. Số NST kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo ở các tế bào nhóm 1 gấp 2 lần số NST kép phân li về các cực của các tế bào nhóm 2. Số NST đơn đang phân li vê 2 cực của các tế bào nhóm 3 là 704. Trong quá trình phân bào sự phân chia tế bào chất hoàn thành ở kì cuối. Hãy xác định:
Bộ NST lưỡng bội của loài?.
Các nhóm tế bào trên đang ở kì nào của quá trình phân bào?
Số tế bào ở mỗi nhóm?.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM 2010
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
a.
b. 
Câu 2 
a.
b. 
Câu 3
a
b.
Câu 4
a.
b.
c.
Câu 5 
a. 
b. 
Câu 6
Cơ sở vật chất
Cơ chế
Hiện tượng
Cấp phân tử (ADN)
AND -> ARN->Protein
Tính đa dạng và đặc thù của protein
Cấp tế bào (NST)
- Nhân đôi, phân li, tổ hợp tự do của NST
- Quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh
- Bộ NST đặc trưng của loài thông qua các thế hệ tế bào và cơ thể. Con sinh ra giống bố mẹ
- Hoa màu hồng được hình thành do gen R át không hoàn toàn sự biểu hiện của gen r.
- Hoa màu đỏ có KG: RR, hoa màu trắng có KG: rr => SĐL
Đỏ RR x trắng rr => F1: Rr (hồng)
F1: Rr (hồng) x F1: Rr (hồng) => 1RR (đỏ) : 2Rr (hồng): 1rr (trắng)
- NST có mặt trong cả tế bào sinh dục và tế bào sinh dưỡng.
Tế bào sinh dưỡng
Tế bào sinh dục
NST tồn tại thành từng cặp tương đồng
NST tồn tại thành từng chiếc
Bộ NST là lưỡng bội 2n
Bộ NST là đơn bội n
- Phân biệt
Tạo tinh
Tạo trứng
- Giai đoạn sinh trưởng ngắn, lượng vật chất tích lũy ít, tế bào sinh tinh có kích thước bé
- Giai đoạn sinh trưởng dài, lượng vật chất tích lũy nhiều, tế bào sinh trứng có kích thước lớn
- Một tế bào sinh tinh trùng kết thúc giảm phân tạo ra 4 tinh trùng đơn bội
- Một tế bào sinh trứng kết thúc giảm phân tạo ra 1 tế bào trứn chín và 3 thể định hướng đều có bộ NST đơn bội
- Tinh trùng có kích thước bé, gồm 3 phần: đầu, cổ, đuôi. Lượng tế bào chất không đáng kể
- Trứng có kích thước lớn, hình cầu. Lượng tế bào chất nhiều
+ Tên mạch:
Mạch 3: có U => là mạch ARN
Mạch 1: có A khớp bổ sung với U trên mạch ARN nên là mạch gốc của AND
Mạch 2: có T khớp bổ sung với A trên mạch gốc => là mạch bổ sung trong phân tử ADN
+ Hoàn thiện đơn phân: theo NTBS
Mạch 1: G T X T G A G A
Mạch 2: X A G A X T X T
Mạch 3: X A G A X U X T
- Bậc protein có vai trò chủ yếu: bậc 1 vì bậc cấu trúc này là trình tự sắp xếp các aa trong chuỗi polipeptit đã tạo nên tính đa dạng và đặc thù của protein
- Protein thực hiện được chức năng chính của mình ở cấu trúc bậc 3 và 4.
- SV biến nhiệt: có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, khi nhiệt độ môi trường thay đổi thì nhiệt độ cơ thể cũng thay đổi theo
- SV hằng nhiệt: có khả năng điều hòa và giữ nhiệt độ cơ thể ổn định, không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
- Sinh vật hằng nhiệt phân bố rộng hơn vì chúng có khả năng điều hòa thân nhiệt 
- Ảnh hưởng của độ ẩm:
+ Ảnh hưởng đến sự phân bố, đặc điểm hình thái, sinh lí của sinh vật
+ Mỗi loài sinh vật có một giới hạn chịu đựng về độ ẩm nhất định.
- Dựa vào khả năng chịu đựng của sinh vật đối với độ ẩm, người ta phân chia thực vật và động vật thành những nhóm:
+ TV: thành 2 nhóm là thực vật ưa ẩm và chịu hạn
+ ĐV: thành động vật ưa ẩm và ưa khô.
Những dấu hiệu để nhận biết quần thể: các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới
a. 
Đột biến gen
Đột biến NST
- Là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến 1 hoặc 1 số cặp nucleotit, xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử ADN
- Là những biến đổi của NST về mặt cấu trúc hoặc số lượng
- Có các dạng phổ biến: mất, thêm, thay thế 1 cặp nucleotit
- ĐB cấu trúc gồm mất, đảo, lặp đoạn, ĐB số lượng có đa bội và dị bội
- Biến đổi ở cấp độ phân tử
- Biến đổi ở cấp độ tế bào
- Thường xảy ra trong giảm phân
- Thường xảy ra trong nguyên phân
- Phổ biến hơn, ít gây tác hại nguy hiểm hơn
- Ít phổ biến hơn, nhưng gây tác hại nguy hiểm hơn
Trong chọn giống cây trồng, người ta đã sử dụng các phuwpowng pháp: gây đột biến nhân tạo, lai hữu tính để tạo biến dị tổ hợp, tạo giống uuw thế lai, tạo thể đa bội và áp dụng các kĩ thuật của công nghệ tế bào và công nghệ gen.
- Ở kì giữa np: có 44 NST kép => 2n = 44
- Ở vùng chín, các tế bào tiến hành giảm phân:
+ Nhóm 1: các NST kép đang xếp thành 2 hàng trên mp xích đạo => nhóm này đang ở kì giữa gp I
+ Nhóm 2: các NST kép đang phân li về 2 cực của tế bào =>nhóm này đang ở kì sau I
+ Nhóm 3: các NST đơn đang phân li về 2 cực của tế bào =>nhóm này đang ở kì sau II
+ Nhóm 3 có 704 NST đơn => số tế bào của nhóm là: 
704 : 44 = 16
+ Tổng số NST kép ở 2 nhóm 1 và 2 là: 968 – 704 = 264 mà số NST kép ở nhóm 1 gấp 2 lần nhóm 2 
=> số NST kép ở nhóm 2 là: 246: (1+2) = 88 => số tế bào của nhóm là: 88: 44 = 2
=> số NST kép ở nhóm 1 là: 246: (1+2) x 2 = 176 => số tế bào của nhóm là: 176: 44 = 4
0.25
0.5
0.25
0.5
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.5
0.5
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25

File đính kèm:

  • docDe va dap an HSG Sinh 9.doc
Đề thi liên quan