Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 - Môn thi: Lịch Sử
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 - Môn thi: Lịch Sử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD&ĐT Thanh Oai Trường THCS Thanh Thùy ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC: 2013 – 2014 Môn thi: Lịch sử Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1: ( 1,5 điểm) Trình bày những nét chính của các nước châu Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Câu 2: ( 2,0 điểm) Giải thích vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ vươn lên trở thành nước giàu mạnh nhất trong thế giới tư bản trong giai đoạn 1945 - 1950. Câu 3: ( 3.5điểm) Trình bày sự chuyển biến của tình hình thế giới sau khi Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh” - Xu thế phát triển hiện nay của thế giới. Bước vào thế kỉ XXI Việt Nam đứng trước thời cơ và thách thức gì? Câu 4: ( 4.5 điểm) So sánh xu hướng cứu nước cuối thế kỉ XIX và xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX. (Mục tiêu, thành phần lãnh đạo, phương thức hoạt động, các phong trào tiêu biểu, lực lượng tham gia). Câu 5: ( 4.5 điểm) Con đường tìm chân lí cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì khác so với những nhà cách mạng tiền bối (1911 – 1926)? Câu 6 (4 điểm). Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến cuối thế kỉ XX chia làm mấy giai đoạn? Vị trí, ý nghĩa của phong trào trong sự phát triển quan hệ quốc tế? Duyệt của tổ chuyên môn Duyệt của BGH PHÒNG GIÁO DỤC –ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI THANH OAI Môn lịch sử 9 Năm học :2013-2014 CÂU HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM 1 Trình bày những nét chính của các nước châu Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. (1,5 điểm) - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai một cao trào giải phóng dân tộc đã diễn ra ở châu Á, cuối những năm 50 phần lớn các nước châu Á giành được độc lập. Nửa sau thế kỉ XX tình hình châu Á lại không ổn định bởi diễn ra các cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc nhất là khu vực Đông Nam Á và Trung Đông. - Sau “Chiến tranh lạnh” lại xảy ra xung đột, ly khai, khủng bố ở một số nước như Phi-líp-pin, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ấn Độ, Pa-ki-xtan - Cũng từ nhiều thập kỉ qua một số nước châu Á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế như Trung Quốc, Hàn Quốc, Xingapo 0,5 0,5 0,5 2 Bằng những kiến thức đã học, chứng minh sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ vươn lên trở thành nước giàu mạnh nhất trong thế giới tư bản trong giai đoạn 1945 - 1950. Giải thích vì sao? (2,0 điểm) - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ vươn lên trở thành nước giàu mạnh nhất trong thế giới tư bản : + Trong những năm 1945 – 1950, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới ( 56,47 % - 1948). + Sản lượng nông nghiệp gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của năm nước Anh, Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại. + Nắm trong tay ¾ trữ lượng vàng của thế giới, là chủ nợ duy nhất trên thế giới. + Về quân sự: Mĩ có lực lượng mạnh nhất trong thế giới tư bản và độc quyền vũ khí hạt nhân. - Nguyên nhân: + Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao, năng động sáng tạo. + Mĩ lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu được 114 tỉ USD nhờ buôn bán vũ khí. + Mĩ ở xa chiến trường, được hai đại dương che chở, không bị chiến tranh tàn phá. + Đất nước hòa bình, được yên ổn phát triển sản xuất. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 3 Trình bày sự chuyển biến của tình hình thế giới sau khi Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh” - Xu thế phát triển hiện nay của thế giới. Bước vào thế kỉ XXI Việt Nam đứng trước thời cơ và thách thức gì? ( 3,5 điểm) + Xu thế hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế. + Trật tự thế giới mới đang hình thành: đa cực, nhiều trung tâm. + Hầu hết các nước đang điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm. + Nhưng ở nhiều khu vực (châu Phi, Tây Á) lại xẩy ra xung đột, nội chiến đẫm máu với những hậu quả nghiêm trọng Tuy nhiên, xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển . - Cơ hội và thách thức với Việt Nam: + Cơ hội: Môi trường hòa bình, ổn định để mở cửa, hợp tác. Có cơ hội tiếp thu thành tựu khoa học công nghệ. Thu hút vốn đầu tư, học hỏi kinh nghiệm, giao lưu văn hóa. + Thách thức: Sự cạnh tranh quyết liệt của nước lớn. Quan hệ quốc tế còn nhiều bất bình đẳng. Âm mưu chống phá của các thế lực phản động trong và ngoài nước. 0,25 0,25 0,25 0,25 1.0 1.0 0,25 0,25 4 So sánh xu hướng cứu nước cuối thế kỉ XIX và xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX. (Mục tiêu, thành phần lãnh đạo, phương thức hoạt động, các phong trào tiêu biểu, lực lượng tham gia). (4,5 điểm) CÁC NỘI DUNG CHỦ YẾU XU HƯỚNG CỨU NƯỚC CUỐI THẾ KỈ XIX XU HƯỚNG CỨU NƯỚC ĐẦU THẾ KỈ XX Mục tiêu Đánh Pháp giành độc lập dân tộc, xây dựng lại chế độ phong kiến Đánh Pháp giành độc lập dân tộc, kết hợp với cải cách xã hội, xây dựng chế độ dân chủ cộng hòa (theo hướng tư sản) Thành phần lãnh đạo Văn thân sĩ phu yêu nước Các nhà nho yêu nước Phương thức hoạt động Vũ trang Vũ trang, tuyên truyền giáo dục, vận động cải cách xã hội. Các phong trào tiêu biểu Cần Vương, Nông dân Yên Thế Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, cuộc vận động Duy Tân Lực lượng tham gia Chủ yếu là nông dân Nhiều tầng lớp giai cấp trong xã hội. 1,5 0,5 0,5 1.0 1.0 5 Con đường tìm chân lí cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì khác so với những nhà cách mạng tiền bối (1911 – 1926)? (4,5 điểm) - Con đường cứu nước của các nhà cách mạng tiền bối: + Phan Bội Châu dựa vào Nhật Bản chủ trương dùng bạo động vũ trang đánh Pháp giành độc lập dân tộc. + Phan Chu Trinh mở trường dạy học theo lối mới, hô hào chấn hưng thực nghiệp, phổ biến cái mới – dựa vào Pháp để đánh Pháp. - Nguyễn Ái Quốc: + Lựa chọn con đường đi sang phương Tây nơi có tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái. + Tháng 7 năm 1920, Người đọc Sơ thảo luận cương của Lê Nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa tìm thấy con đường cứu nước cho nhân dân Việt Nam là con đường của Cách mạng Vô sản. + Tháng 12 năm 1920 Người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp đánh dấu bước ngoặt trong quá trình hoạt động cách mạng của Người. + Tại Pháp: Người tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa, làm chủ nhiệm kiêm chủ bút báo “ Người cùng khổ”, viết bài cho báo Nhân đạo, viết Bản án chế độ thực dân Pháp. Các sách báo trên được bí mật chuyển về Việt Nam. + Sau khi tìm được con đường cứu nước đúng đắn, Nguyễn Ái Quốc tiếp tục nghiên cứu và truyền bá lý luận mới về Việt Nam 0,5 0,5 0,75 0,75 0,75 0,75 0,5 Câu 6: Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến cuối thế kỉ XX chia làm mấy giai đoạn? Vị trí, ý nghĩa của phong trào trong sự phát triển quan hệ quốc tế? 4.0 * Các giai đoạn - Từ năm 1945 đến giữa những 60 của thế kỉ XX. - Từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX. - Từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX. * Vị trí Là một bộ phận quan trọng trong cuộc đấu tranh chống lại các lực lượng phản cách mạng sau chiến tranh thế giới thứ hai. * Ý nghĩa - Từng bước phá vỡ hệ thống thuộc địa - một trong những cơ sở tồn tại của chủ nghĩa đế quốc, thu hẹp phạm ảnh hưởng của Mĩ và các nước phương Tây, từng bước xói mòn trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai. - Phong trào đã đưa đến sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập và ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới với ý chí chống chủ nghĩa thực dân, vì hoà bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội, - Tất cả các quốc gia độc lập tiếp tục đấu tranh để thiết lập một thế giới công bằng, góp phần bảo vệ hòa bình và an ninh của các dân tộc... 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 1.0 Duyệt của tổ chuyên môn Duyệt của BGH
File đính kèm:
- DE HSG(1).doc