Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 - Môn thi: Sinh - Đề 1

doc5 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 954 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 - Môn thi: Sinh - Đề 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD – ĐT BỐ TRẠCH ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
 NĂM HỌC: 2012 - 2013 - Môn thi: SINH HỌC
 SBD:  Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ RA:
Câu 1: (1.0 đ)
 Nêu một số ví dụ chứng minh hình thái, cấu tạo cơ thể ở sinh vật thích nghi với nhiệt độ môi trường?
 Câu 2: (1.0 đ)
 Bệnh mù màu do gen lặn nằm trên NST X qui định và NST Y không có alen tương ứng. Một cặp bố mẹ bình thường sinh một con trai mắc bệnh mù màu. 
 a. Hãy xác định kiểu gen của từng người trong gia đình trên. 
 b. Nếu cặp vợ chồng này sinh con nữa thì khả năng sinh con trai bị bệnh mù màu là bao nhiêu?
Câu 3: (1.5 đ)
 a. Ở thế hệ ban đầu (I0) của một giống cây trồng có 100% kiểu gen Aa. Sau 4 thế hệ tự thụ phấn liên tiếp (I4) thì tỉ lệ các kiểu gen sẽ như thế nào?
 b. Viết công thức tổng quát để tính tỉ lệ các kiểu gen khi tự thụ phấn liên tiếp n thế hệ. Cho biết tỉ lệ kiểu gen thế hệ ban đầu là 100%Aa.
 c. Người ta vận dụng phép lai tự thụ phấn ở thực vật và giao phối cận huyết ở động vật trong chọn giống nhằm mục đích gì?
	Câu 4: (1.0 đ)
 Một loài thực vật có thể sinh sản theo kiểu giao phấn lẫn tự thụ phấn. Khi xét tính trạng màu hoa ở loài cây này người ta nhận thấy màu hoa đỏ trội hoàn toàn so với màu hoa trắng.
 Hãy trình bày các phương pháp xác định kiểu gen của cây có kiểu hình hoa đỏ. Viết sơ đồ lai minh họa.
Câu 5: (2,0 đ)
 Khi lai giữa cặp bố mẹ đều thuần chủng khác nhau về hai cặp gen tương phản, đời F1 đồng loạt xuất hiện cây quả tròn, ngọt.
 Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn, thu được đời F2 có 6000 cây, gồm 4 kiểu hình, trong đó có 375 cây quả bầu, chua. Cho biết mỗi gen qui định một tính trạng.
 a. Biện luận quy luật di truyền đã chi phối phép lai.
 b. Lập sơ đồ lai từ P đến F2.
 c. Tính số lượng cá thể thuộc mỗi kiểu hình xuất hiện ở đời F2.
Câu 6: (2.0 đ)
 Ba hợp tử của cùng một loài nguyên phân một số đợt không bằng nhau đã tạo ra 112 tế bào con. Trong quá trình nguyên phân môi trường nội bào đã cung cấp cho hợp tử I nguyên liệu tạo ra tương đương với 2394 NST đơn; số NST đơn mới hoàn toàn chứa trong các tế bào con tạo ra từ hợp tử II là 1140; tổng số NST ở trạng thái chưa nhân đôi trong các tế bào con tạo ra từ hợp tử III là 608.
 a. Xác định bộ NST 2n của loài.
 b. Xác định số lần nguyên phân của mỗi hợp tử.
Câu 7: (1.5 đ)
 Một gen có hiệu số % giữa nuclêôtit loại Guanin với loại nuclêôtit khác bằng 20%. Tổng số liên kết hiđrô bằng 4050.
 a. Tính chiều dài của gen.
 b. Khi gen tự nhân đôi 4 lần thì môi trường đã cung cấp bao nhiêu nuclêôtit mỗi loại? Tính số liên kết hiđrô bị phá vỡ trong quá trình này.
------------Hết----------------------
PHÒNG GD – ĐT BỐ TRẠCH KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học: 2012 – 2013 
HƯỚNG DẪN CHẤM - BIỂU ĐIỂM 
 MÔN: SINH HỌC
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
(1.0đ) 
Nêu được một số ví dụ: 
 a) Đối với thực vật:
 + Thực vật sống ở vùng nhiệt đới, nơi có ánh sáng mạnh thì cây có vỏ dày , tầng bần phát triển nhiều lớp bên ngoài có vai trò cách nhiệt, lá có tầng cutin dày để hạn chế bớt sự thoát hơi nước.
 + Thực vật sống ở vùng ôn đới về mùa đông giá lạnh, cây thường rụng lá để giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước. Chồi cây có vảy mỏng bao bọc, thân rễ cây có lớp bần dày bao bọc, bảo vệ cây. 
 b)Đối với động vật:
 + Động vật hằng nhiệt ở xứ lạnh kích thước cơ thể lớn hơn; lông dài và dày hơn, lớp mỡ dưới da dày hơn, tai, các chi , đuôi, mỏcó kích thước nhỏ. 
 + Còn ở xứ nóng: kích thước cơ thể nhỏ hơn; tai, các chi, đuôi, mỏ cũng lớn hơn động vật xứ lạnh, mục đích là nhằm góp phần tỏa nhiệt nhanh hơn giữ nhiệt độ cơ thể được ổn định. 
1.0đ
(0,5 đ)
(0,5 đ)
Câu 2
(1.0đ)
Gồm các ý: 
 Qui ước: A: qui định kiểu hình bình thường
 a: qui định kiểu hình mù màu. 
 Vế a: 
 Xác định kiểu gen của từng người trong gia đình: 
 - Người bố: kiểu hình bình thường có kiểu gen XAY. 
 - Con trai mù màu có kiểu gen XaY, trong đó nhận một giao tử Xa từ mẹ. 
Người mẹ có kiểu hình bình thường, lại truyền Xa cho con trai nên có kiểu gen XAXa
1,0đ
(0,5đ)
Vế b: Nếu sinh con nữa thì khả năng sinh con trai bị bệnh mù màu là:
 - Mẹ có kiểu gen XAXa khả năng cho giao tử Xa là 
Bố có kiểu gen XAY khả năng cho giao tử Y là 
 - Vậy cặp vợ chồng này nếu sinh con nữa thì khả năng sinh con trai mù màu kiểu gen XaY là x = = 25%
(0,5đ)
Câu 3
(1,5 đ)
Vế a: Tính được tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ I4 là: 
 Kiểu gen Aa: ()4 = 0,0625 = 6,25%
 Kiểu gen AA: = 0,46875 = 46,875%
 Kiểu gen aa: = 0,46875 = 46,875%
(0,5đ)
Vế b: Lập được công thức chung tính các kiểu gen:
 Kiểu gen AA: Kiểu gen Aa: Kiểu gen aa: 
(0,5đ)
Vế c: Nêu được mục đích của tự thụ phấn và giao phối gần:
 - Củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn ở trạng thái ĐHT
 - Đánh giá kiểu gen từng dòng, tạo dòng thuần chủng để lai khác dòng tạo ưu thế lai.
 - Phát hiện các gen xấu để loại ra khỏi quần thể.
(0,5đ)
Câu 4
(1.0đ)
Nêu được 2 phương pháp xác định kiểu gen:
 * Quy ước gen: Gen A: hoa đỏ ; gen a: hoa trắng 
Vậy cây có kiểu hình hoa đỏ có 2 kiểu gen: AA, Aa; cây có kiểu hình hoa trắng có kiểu gen aa.
 * Các phương pháp xác định kiểu gen của cây có kiểu hình hoa đỏ:
 - Phương pháp 1: Cho cá thể có kiểu hình hoa đỏ lai phân tích. Tức là lai nó với cây có kiểu hình hoa trắng (aa). 
 + Nếu kết quả đời con đồng tính (toàn hoa đỏ) thì cây có kiểu hình hoa đỏ đem lai có kiểu gen đồng hợp (AA)
P: AA (hoa đỏ) x aa (hoa trắng)
GP: A a
F1: Aa (hoa đỏ)
+ Nếu kết quả đời con phân tính thì cây có kiểu hình hoa đỏ đem lai có kiểu gen dị hợp (Aa)
P: Aa (hoa đỏ) x aa (hoa trắng)
GP: A, a a
F1: 1Aa (hoa đỏ) : 1 aa (hoa trắng) - Phương pháp 2: Cho cá thể có kiểu hình hoa đỏ cần xác định kiểu gen tự thụ phấn.
+ Nếu đời con đồng tính thì cá thể đó có kiểu gen đồng hợp.
P: AA (hoa đỏ) x AA (hoa đỏ)
GP: A A
F1: AA (hoa đỏ)
 + Nếu đời con phân tính thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp.
P: Aa (hoa đỏ) x Aa (hoa đỏ)
GP: A, a A, a
F1: 1AA: 2 Aa: 1 aa 
 (3 hoa đỏ: 1 hoa trắng)
1,0đ
(0,5đ)
(0.5đ)
Câu 5
(2,0 đ)
Vế a: Biện luận quy luật di truyền:
	- P đều thuần chủng, khác nhau về hai cặp gen tương phản Þ F1 phải dị hợp về hai cặp gen. 
	- F1 dị hợp hai cặp gen, biểu hiện kiểu hình quả tròn, ngọt, suy ra các tính trạng quả tròn, ngọt là các tính trạng trội so với quả bầu, chua. 
	- Quy ước gen: 
Gen A: quả tròn ; gen a: quả bầu
 Gen B: ngọt ; gen b: chua 
	- F1: (AaBb) tròn, ngọt x (AaBb) tròn, ngọt
	- F2: xuất hiện 4 kiểu hình, trong đó kiểu hình mang hai tính trạng lặn quả bầu, chua (aabb) = 375/6000 x 100% = 6,25% = 1/16, chứng tỏ 4 kiểu hình đời F2 phân li theo công thức (3 : 1)2 = 9: 3: 3: 1. 
 Vậy hai cặp tính trạng hình dạng và vị quả di truyền theo quy luật phân li độc lập của Menđen. 
0,75đ
(0,5đ)
(0,25đ)
Vế b: Lập sơ đồ lai:
	- Sơ đồ lai của P: AABB (tròn, ngọt) x aabb (bầu, chua)
hoặc: P: Aabb (tròn, chua) x aaBB (bầu, ngọt)
 (Lập 2 sơ đồ lai của P ® F1 :100% AaBb) 
	- F1 x F1: AaBb (tròn, ngọt) x AaBb (tròn, ngọt)
	 GF1: AB,Ab,aB, ab AB,Ab,aB, ab
 F2: (lập bảng tổ hợp)
 Kiểu gen F2: 1AABB: 2AABb: 2AaBB: 4AaBb: 1AAbb: 2Aabb : 1aaBB: 2aaBb:1aabb
 Kiểu hình F2: 9 quả tròn, ngọt: 3 quả tròn, chua : 3 quả bầu, ngọt : 1 quả bầu, chua.	 
0,75đ
(0,25đ)
(0,5đ)
Vế c: Số lượng cá thể thuộc mỗi kiểu hình đời F2: 
	Quả tròn, ngọt = 6000 x 9/16 = 3375 cây. 
	Quả tròn, chua = 6000 x 3/16 = 1125 cây. 
	Quả bầu, ngọt = 6000 x 3/16 = 1125 cây. 
	Quả bầu, chua = 6000 x 1/16 = 375 cây. 
0,5đ
(0,25đ)
(0,25đ)
Câu 6
(2,0 đ)
Vế a:	 Bộ NST 2n của loài: 
Gọi a, b, c lần lượt là số lần nguyên phân của hợp tử I, II, III (a, b, c: nguyên, dương) 
- Hợp tử I: Số NST chứa trong các tế bào con tạo ra từ hợp tử I là:
	 (2a – 1) . 2n = 2394 Þ 2a . 2n = 2394 + 2n 
- Hợp tử II: Số NST chứa trong các tế bào con tạo ra từ hợp tử II là:
	(2b – 2) . 2n = 1140 Þ 2b . 2n = 1140 + 2. 2n 
- Hợp tử III: Số NST chứa trong các tế bào con tạo ra là: 2c . 2n = 608 
Tổng số NST trong tất cả các tế bào con tạo ra từ 3 hợp tử I, II, III là:
	2394 + 2n + 1140 + 2. 2n + 608 = 112. 2n 
 Giải pt ra ta có 2n = 38 
1,0đ 
(0,25đ)
(0,25đ)
(0,25đ)
(0,25đ)
Vế b: Số lần nguyên phân của mỗi hợp tử:
 - Hợp tử I: 2n (2a - 1) = 2394 => 2a - 1 = 2394 : 38 = 63
 2a = 63 + 1 = 64 = 26 Þ a = 6 
 - Hợp tử II: 2n (2b - 2) = 1140 => 2b - 2 = 1140 : 38 = 30
 2b = 30 + 2 = 32 = 25 Þ b = 5 
 - Hợp tử III: 2c . 2n = 608
 2c = = 16 = 24 Þ c = 4 
Vậy hợp tử I nguyên phân 6 lần, hợp tử II nguyên phân 5 lần, hợp tử III nguyên phân 4 lần.
1,0đ 
(0,25đ)
(0,25đ)
(0,25đ)
(0,25đ)
Câu 7
(1,5 đ)
Vế a: 
	a. Gọi N là số nuclêôtit của gen: (0,75đ)
	Theo giả thiết: G – A = 20% (1)
	Theo NTBS : G + A = 50% (2)
	Cộng (1) và (2) ta được: 2G = 70%. Suy ra G = 35%
 ÞA = 15%	 Gen có 4050 liên kết hiđrô, suy ra:
	4050 = 2A + 3 G (từ H = 2A + 3 G)
	4050 = 2.()N + 3()N
 Û 4050. 100 = 30N + 105N
	 Û N = 3000 Nuclêôtit 
	Vậy chiều dài của gen là:
	L = N : 2 . 3,4A0 = 3000:2 . 3,4 = 5100 A0 
0,75đ
(0,25 đ)
(0,5 đ)
Vế b: 
 Số nuclêôtit từng loại môi trường cung cấp: 
	Ta có: A =T = 15%N = 15%.3000 = 450 (Nu) 
	G = X = 35%N = 35%. 3000 = 1050 (Nu) 
 Nếu gen nhân đôi 4 đợt thì số nuclêôtit từng loại môi trường cần cung cấp là:
	A = T = (24- 1). 450 = 6750 (Nu) 
	G = X = (24- 1). 1050 = 15750 (Nu) 
	Số liên kết hiđrô bị phá:
	(24 – 1).4050 = 60750 (liên kết) 
0,75đ
(0,25 đ)
(0,25đ)
(0,25đ)
GV soạn hướng dẫn chấm:
Lê Thị Kim Cúc

File đính kèm:

  • docde khao sat chon doi tuyen.doc
Đề thi liên quan