Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 - Môn thi: Sinh - Đề 4

doc4 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 618 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 - Môn thi: Sinh - Đề 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9. NĂM HỌC 2010 – 2011
MÔN THI: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (1,5 điểm):
a. Nêu chức năng của ADN?
b. Một NST có trình tự các gen phân bố: ABCDE · FGH
Cho biết: A, B, C, D, E, F, G, H: ký hiệu các gen trên NST; (·): tâm động.
Do đột biến cấu trúc nên các gen phân bố trên NST có trình tự: ABCDE · FG
	- Xác định dạng đột biến.
	- Nếu dạng đột biến trên xảy ra ở cặp NST thứ 21 ở người thì gây hậu quả gì?
Câu 2 (1,25 điểm):
Ở ruồi giấm có bộ NST 2n = 8. Một tế bào của loài đang phân bào, người ta quan sát thấy có 4 NST kép xếp hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
a/ Em hãy cho biết tế bào đang ở kỳ nào của quá trình phân bào? Giải thích?
b/ Nếu tế bào của loài trên thực hiện quá trình nguyên phân, hãy xác định: số tâm động, số cromatit, số NST đơn ở kỳ giữa và kỳ sau của quá trình phân bào?
Câu 3 (1,5 điểm):
Ở một người có huyết áp là 120/80mmHg, em hiểu điều đó như thế nào?
b. So sánh nhịp tim của trẻ em với người trưởng thành?. Giải thích?
Câu 4 (1 điểm):
Nghiên cứu quan hệ giữa các sinh vật trong môi trường thấy các hiện tượng:
	1) Nấm và tảo cùng sống với nhau để tạo thành địa y. 
	2) Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa.
 Các quan hệ trên thuộc loại quan hệ gì? Nêu tên gọi cụ thể của mỗi dạng quan hệ và so sánh hai hình thức quan hệ này?
Câu 5 (1 điểm):
a) Ở một loài thực vật, với 2 alen A và a, khởi đầu bằng 1cá thể có kiểu gen Aa. Sau 2 thế hệ tự thụ phấn liên tục kết quả kiểu gen AA, aa và Aa sẽ chiếm tỷ lệ là bao nhiêu?
b) Tại sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hoá nhưng phương pháp này vẫn được người ta sử dụng trong chọn giống?
Câu 6 (2,5 điểm):
Một cá thể F1 lai với 3 cơ thể khác:
- Với cá thể thứ nhất được thế hệ lai, trong đó có 6,25% kiểu hình cây thấp, hạt dài
- Với cá thể thứ hai được thế hệ lai, trong đó có 12,5% kiểu hình cây thấp, hạt dài.
- Với cá thể thứ ba được thế hệ lai, trong đó có 25% kiểu hình cây thấp, hạt dài.
	Cho biết mỗi gen nằm trên một NST qui định một tính trạng và đối lập với các tính trạng cây thấp, hạt dài là các tính trạng cây cao, hạt tròn.
	Hãy biện luận và viết sơ đồ lai của ba trường hợp nêu trên?
Câu 7 (1,25 điểm):
Ở lúa, cho lai giữa hai cây lưỡng bội có kiểu gen AA và aa thì ở đời F1 xuất hiện một cây có kiểu gen Aaa. Kết quả phân tích hóa sinh cho thấy hàm lượng AND trong nhân tế bào sinh dưỡng của cây này gấp 1,5 lần so với tế bào sinh dưỡng ở cây lưỡng bội 2n.
 a/ Cây Aaa thuộc dạng đột biến nào? Giải thích cơ chế tạo thành thể đột biến trên.
 b/ Muốn tạo giống lúa có năng suất cao, liệu chúng ta có thể sử dụng chất côsixin là tác nhân gây đột biến được không? Vì sao?
ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9. NĂM HỌC 2010 – 2011
MÔN THI: SINH HỌC
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
a) Chức năng của ADN:
+ Lưu giữ thông tin di truyền
- ADN chứa trình tự các Nu qui định thông tin về cấu trúc của protein
- ADN là cấu trúc mang gen: các gen khác nhau được phân bố theo chiều dài phân tử ADN
+ Truyền đạt thông tin di truyền: ADN có khả năng tự nhân đôi, đảm bảo sự truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và thế hệ cơ thể
b) – Dạng đột biến: Do đột biến mất đoạn mang gen H ® kiểu đột biến cấu trúc NST dạng mất đoạn.
 - Hậu quả: ở người, mất đoạn nhỏ ở đầu nhiễm sắc thể thứ 21 gây bệnh ung thư máu.
0,5
0,5
0,25
0,25
Câu 2
a/ - Tế bào đang ở kỳ giữa của lần phân bào 2 của giảm phân.
Vì: số lượng NST kép trong tế bào lúc này đã giảm đi một nửa so với tế bào mẹ và các NST kép đang tập trung trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
b/ 
Chỉ tiêu
Kỳ giữa
Kỳ sau
Số tâm động
8
16
Số cromatit
16
0
Số NST đơn
0
16
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 3
Huyết áp 120 / 80 là cách nói tắt được hiểu:
 + Huyết áp tối đa là 120 mmHg/cm2 ( ứng với lúc tâm thất co )
 + Huyết áp tối thiểu là 80 mmHg/cm2(ứng với lúc tâm thất giãn )
 Đó là người có huyết áp bình thường.
b. Nhịp tim ở trẻ em lớn hơn so với người trưởng thành vì:
- Cường độ trao đổi chất mạnh do diện tích tiếp xúc của bề mặt cơ thể với môi trường lớn so với khối lượng cơ thể nên đòi hỏi cần cung cấp nhiều ô xi và chất dinh dưỡng
- Thể tích tim bé, lượng máu bơm ra mỗi lần co bóp ít => phải bơm nhiều lần hơn mới đủ cung cấp cho nhu cầu cơ thể
0,5
0,5
Câu 4
* Các quan hệ trên thuộc loại quan hệ hỗ trợ khác loài
* Tên gọi của mỗi dạng quan hệ: 1. Cộng sinh
 2. Hội sinh
* So sánh 2 hình thức quan hệ.
- Giống nhau: + Đều là hình thức quan hệ sinh vật khác loài.
 + Các sinh vật hỗ trợ với nhau trong quá trình sống.
- Khác nhau: + Quan hệ cộng sinh: 2 loài cùng sống với nhau và 
 cùng có lợi. 
 + Quan hệ hội sinh: 2 loài cùng sống với nhau, 1 bên
 có lợi và bên còn lại không có lợi cũng không bị hại.
0,5
0,5
Câu 5
a) Sau 2 thế hệ tự thụ phấn liên tục:
 - TLKG : AA = aa = 37,5%
 - TLKG : Aa = 25%
b) Phương pháp này vẫn được dùng trong chọn giống vì:
 - Người ta dùng các phương pháp này để củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần, thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen từng dòng, phát hiện các gen xấu để loại ra khỏi quần thể.
 - Đây là một biện pháp trung gian để chuẩn bị lai khác dòng tạo ưu thế lai.
0,5
0,5
Câu 6
 Theo điều kiện đề bài, các phép lai đều chịu sự chi phối của định luật phân ly độc lập.
* Xét phép lai 1:
- Biện luận:
 Thế hệ lai có 6,25% thấp, dài, chiếm tỉ lệ 1/16 ® thế hệ lai có 16 kiểu tổ hợp bằng 4x4 ® Mỗi bên cho 4 loại giao tử ® F1 và cá thể thứ nhất dị hợp tử 2 cặp gen ® thế lệ lai có sự phân tính về kiểu hình theo tỉ lệ 9:3:3:1 với kiểu hình mang 2 tính trạng lặn có tỉ lệ bằng 1/16. 
 Mà đề bài cho biết thấp, dài bằng 1/16 ® Thấp, dài là 2 tính trạng lặn so với cao, tròn.
Qui ước: 
A- Cao B- Tròn
a – Thấp b – Dài
® kiểu gen của F1 và cá thể 1: AaBb (Cao, tròn)
- Sơ đồ lai: AaBb x AaBb
* Xét phép lai 2:
- Biện luận:
 Thế hệ lai có 12,5% thấp, dài chiếm tỉ lệ 1/8 ® F2 thu được 8 kiểu tổ hợp = 4x2. Vì F1 cho 4 loại giao tử ® cá thể hai cho 2 loại giao tử ® Cá thể 2 phải dị hợp tử một cặp gen.
 F2 xuất hiện thấp dài aabb ® F1 và cá thể 2 đều cho được giao tử ab.
 Vậy kiểu gen của cá thể hai là: Aabb hoặc aaBb.
- Sơ đồ lai:
 AaBb x Aabb
 AaBb x aaBb
* Xét phép lai 3:
- Biện luận:
 Thế hệ lai có 25% kiểu hình cây thấp, hạt dài ® F2 thu được 4 kiểu tổ hợp = 4x1. Vì F1 cho 4 loại giao tử ® cá thể thứ 3 cho 1 loại giao tử ® đồng hợp tử về cả hai cặp gen.
 F2 xuất hiện thấp dài aabb ® F1 và cá thể 3 đều cho được giao tử ab.
 Vậy kiểu gen của cá thể thứ 3 là: aabb
- Sơ đồ lai: AaBb x aabb
0,25
0,5
0,25
0,5
0,25
0,5
0,25
Câu 7
- Cây Aaa thuộc dạng đột biến thể tam bội
- Cơ chế hình thành: do sự không phân ly của cặp NST mang alen A trong quá trình giảm phân nên hình thành loại giao tử không bình thường mang cả hai alen A(AA), giao tử này kết hợp với giao tử bình thường mang alen a hình thành hợp tử AAa (tam bội).
b. Có thể. Vì consixin khi thấm vào mô đang phân bào sẽ cản trở sự hình thành thoi phân bào làm cho NST không phân li => tạo thể đa bội.
0,25
0,5
0,5

File đính kèm:

  • docDe thi HSG 9 vong 2.doc
Đề thi liên quan