Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 - Môn thi: Sinh Học - Đề 10
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 - Môn thi: Sinh Học - Đề 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD – ĐT BỐ TRẠCH KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Năm học: 2012 – 2013 Môn thi: SINH HỌC SBD: Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ RA: Câu 1: (2,5đ) Nêu đặc điểm cấu tạo của bạch cầu? Có phải tất cả bạch cầu đều tấn công virut bằng cách thực bào? Trình bày tóm tắt vai trò của các loại bạch cầu trong cơ thể Giải thích vì sao sau khi được tiêm chủng vắcxin đậu mùa thì người ta không mắc bệnh đậu mùa nữa? Câu 2: (1,5đ) Kể tên các hình thức hô hấp ở động vật có xương sống, nêu tên đại diện. Khi con người hoạt động mạnh thì nhịp hô hấp thay đổi như thế nào? Giải thích? Câu 3: (2,0đ) Hãy phân tích để chứng minh quá trình tiêu hóa xảy ra ở khoang miệng chủ yếu về mặt lý học nhưng rất yếu về mặt hóa học. Cho sơ đồ chuyển hóa sau: 1. Tinh bột Mantôzơ 2. Mantôzơ Glucôzơ 3. Prôtêin chuỗi dài Prôtêin chuỗi ngắn 4. Lipit Glyxêrrin và axít béo Em hãy cho biết các sơ đồ chuyển hóa trên xảy ra ở những bộ phận nào trong ống tiêu hóa? Câu 4: (2,5đ) a. Phân biệt quá trình đồng hóa và quá trình dị hóa? Nêu mối quan hệ giữa chúng. b. Một học sinh độ tuổi THCS nhu cầu tiêu dùng năng lượng mỗi ngày là 2200 kcalo, trong số năng lượng đó prôtêin chiếm 19%, lipit chiếm 13% còn lại là gluxit. Tính tổng số gam prôtêin, lipit, gluxit cung cấp cho cơ thể trong một ngày. Biết rằng: 1gam prôtêin ô xi hóa hoàn toàn, giải phóng 4,1 kcal, 1 gam lipit 9,3 kcal, 1 gam gluxit 4,3 kcal. Câu 5: (1,5đ) So sánh phân hệ thần kinh cơ xương và phân hệ thần kinh sinh dưỡng. PHÒNG GD – ĐT BỐ TRẠCH KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Năm học: 2012 – 2013 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC Câu1 Nội dung Điểm Câu 1 (2,5đ) a. (1,25đ): Gồm các ý: * Cấu tạo bạch cầu: - Là những tế bào lớn, có kích thích lớn hơn hồng cầu. - Có nhân, có thể có một hay nhiều nhân. - Di chuyển bằng chân giả và dùng chân giả để bắt vi trùng. - Số lượng bạch cầu: khoảng 6000 – 8000/mm3 máu - Bạch cầu sống được từ 2 – 4 ngày. Được tạo ra từ gan, tỳ tạng, hạch bạch huyết và cả tủy xương. * Giải thích được: (cho 0,5đ) Mỗi loại bạch cầu có cách tấn công vi khuẩn, vi rút xâm nhập khác nhau trước khi thực bào. - Bạch cầu đại thực bào dùng chân giả bọc lấy con mồi rồi tiết chất tiêu diệt chúng - Bạch cầu limpho (B,T) tạo kháng thể để vô hiệu hóa con mồi rồi tiêu diệt chúng. b. Tóm tắt đúng, cho 0,75đ. Gồm các vai trò: - Bạch cầu đại thực bào tiêu diệt tế bào già và vi trùng xâm nhập bằng cách thực bào. - Bạch cầu limpho B tạo ra một loại prôêin chống lại các chất tiết ra của vật lạ khi xâm nhập vào cơ thể mà không bị thực bào. - Bạch cầu limpho T tạo ra một loại prôtêin đặc hiệu vô hiệu hóa và tiêu diệt vật lạ khi vật lạ vượt qua limpho B c. (Cho 0,5đ). Gồm các ý: - Tiêm vắcxin đậu mùa là đưa kháng nguyên (Vi trùng đậu mùa đã được làm chết) vào cơ thể, sự có mặt của kháng nguyên đã kích thích cơ thể tạo ra một chất kháng thể dự trữ. - Khi có vi khuẩn của bệnh đậu mùa xâm nhập vào cơ thể thì chúng không gây bệnh được vì cơ thể đã có kháng thể dự trữ để chống lại. (0,75đ) (0,25đ) (0,25đ) (0,25đ) (0,25đ) (0,25đ) (0,25đ) (0,25đ) Câu 2 (1,5đ) a. Trả lời đúng cho 0,75đ. Gồm các hình thức: - Hô hấp bằng mang: chủ yếu ở lớp cá, cá Cóc Tam đảo (Lớp Lưỡng cư) - Hô hấp bằng da: Ếch nhái, một số loài cá - Hô hấp bằng ruột: Ruột của nhiều loài cá có thành mỏng phân bố nhiều mạch máu và cũng có tác dụng hô hấp. - Hô hấp bằng cơ quan trên mang: Cung mang thứ 5 của nhiều loài cá biến đổi thành các ổ tổ ong, trong đó phân bố các màng nhầy và các mao mạch hô hấp khí trời trong môi trường ẩm. - Hô hấp bằng bóng hơi: Ở nhiều loài cá - Hô hấp bằng miệng hầu: Ở Lưỡng cư - Hô hấp bằng túi khí: Chủ yếu ở lớp chim - Hô hấp bằng phổi: Lưỡng cư, bò sát, chim, thú b. (Cho 0,75đ). Học sinh trả lời được: - Khi con người hoạt động mạnh thì nhịp hô hấp tăng - Giải thích: Khi con người hoạt động mạnh cơ thể cần nhiều năng lượng Hô hấp tế bào tăng Tế bào cần nhiều oxi và thải ra nhiều khí cacbonic Nồng độ khí cacbonic trong máu tăng đã kích thích trung khu hô hấp ở hành tủy điều khiển làm tăng nhịp hô hấp. (0,25đ) (0,25đ) (0,25đ) (0,25đ) (0,5đ) Câu 3 (2,0đ) a. Phân tích và chứng minh được, cho 1,5đ * Sự tiêu hóa ở khoang miệng chủ yếu về mặt lý học (1,0đ) - Nêu được sự phối hợp hoạt động của các bộ phận tiêu hóa trong khoang miệng như răng, lưỡi, má, môi, vòm miệng + Răng: Gồm có 3 loại: Răng cửa (cắt thức ăn), răng nanh (xé thức ăn), răng hàm (nghiền thức ăn) Hoạt động của răng được sự hỗ trợ của các cơ nhai + Lưỡi: Thực hiện đảo trộn thức ăn, làm thấm đều thức ăn với nước bọt và đưa thức ăn vào giữa hai hàm răng khi nhai. + Má, môi, vòm miệng: Tham gia giữ thức ăn trong khoang miệng trong quá trình nhai nghiền. Các hoạt động lý học trên đã làm biến đổi thức ăn từ dạng “thô”, cứng, kích thước to thành dạng nhỏ, mềm hơn rất nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình biến đổi hóa học tiếp theo. * Ở khoang miệng sự tiêu hóa về mặt hóa học là thứ yếu (0,5đ) - Ở khoang miệng có 3 đôi tuyến nước bọt có vai trò chủ yếu: hỗ trợ cho quá trình biến đổi lý học (ngấm và làm mềm thức ăn) - Tác dụng hóa học là thứ yếu, chỉ tiết được enzim amilaza biến đổi tinh bột chín thành đường mantôzơ. Còn các sản phẩm chất gluxit và toàn bộ các chất khác không bị biến đổi về mặt hóa học. b. Trả lời đúng cho 0,5đ. Gồm các ý: 1. Xảy ra ở khoang miệng, dạ dày và thời gian đầu của ruột non. 2. Xảy ra ở ruột non 3. Xảy ra ở dạ dày. 3. Xảy ra ở ruột non (0,25đ) (0,25đ) 0,25đ) (0,25đ) (0,25đ) (0,25đ) (0,25đ) (0,25đ) Câu 4 (2,0đ) a. (1,0đ). Học sinh trả lời được: Sự khác nhau giữa 2 quá trình, gồm các ý. Đồng hóa Dị hóa Tổng hợp các chất có cấu trúc phức tạp của cơ thể. Phân giải các hợp chất dự trữ thành các chất đơn giản Tích lũy năng lượng trong các liên kết hóa học Giải phóng năng lượng, được sử dụng ngay hay tích trữ trong các hợp chất cao năng lượng. * Nêu được các mối quan hệ. Gồm các ý: - Đồng hóa và dị hóa là 2 quá trình mâu thuẩn, đối lập nhưng liên hệ chặt chẽ và thống nhất với nhau trong mỗi cơ thể sống. - Sản phẩm của quá trình này là nguyên liệu của quá trình kia. - Hai quá trình tồn tại song song, nếu thiếu một trong hai quá trình thì cơ thể không tồn tại được. b. (1,5đ) 1. Tính được số năng lượng của mỗi chất (cho 0,75đ) - Số năng lượng prôtêin chiếm 19% là: (2200:100)*19 = 418 Kcal - Số năng lượng lipit chiếm 193% là: (2200:100)*13 = 286 Kcal - Số năng lượng gluxit chiếm (100% - 19% - 13% = 68%) là: (2200:100)*68 = 1496 Kcal 2. Tính được số gam prôtêin, lipit, gluxit (cho 0,75đ) - Lượng prôtêin là: 418 x 4,1 kcal = 102 (gam) - Lượng lipit là: 286 x 9,3 kcal = 30,8 (gam) - Lượng gluxit là: 1496 x 4,3 kcal = 347,9 (gam) (0,25đ) (0,25đ) (0,5đ) (0,25đ) (0,25đ) (0,25đ) (0,25đ) (0,25đ) (0,25đ) Câu 5 (1,5đ) * Những điểm giống nhau: (0,5đ). Học sinh nêu được các ý: - Cả hai phân hệ đều bao gồm: Phần thần kinh trung ương và phần thần kinh ngoại biên. - Cũng có chức năng điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các cơ quan bằng cơ chế phản xạ (PXCĐK và PXKĐK) qua 5 khâu: + Bộ phận thụ cảm + Dây hướng tâm + Bộ phận trung ương thần kinh + Dây ly tâm + Cơ quan phản ứng. * Những điểm khác nhau: (1đ) Học sinh so sánh được các ý sau: Phân hệ thần kinh cơ xương Phân hệ thần kinh sinh dưỡng Cấu tạo * Phần trung ương: - Chất xám nằm trong vỏ não và tủy sống - Nhân xám trong trụ não - Sừng bên cuat tủy sống * Phần ngoại biên: - Từ trung ương thần kinh đến thẳng cơ quan đáp ứng (cơ) - Có 2 sợi: Sợi trước hạch và sau hạch, chuyển giao xnap tại hạch (hạch thần kinh ngoại biên) Chức năng Điều khiển hoạt động của các cơ quan vận động Điều khiển hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng và quá trình trao đổi chất. (0,25đ) (0,25đ) (0,25đ) (0,25đ) (0,5đ)
File đính kèm:
- DE THI HSG SINH 8 HUYEN BO TRACH 2012 2013.doc