Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 - Môn thi: Sinh Học - Trường THCS Thanh Thùy
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 - Môn thi: Sinh Học - Trường THCS Thanh Thùy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD&ĐT Thanh Oai Trường THCS Thanh Thùy ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC: 2013 – 2014 Môn thi: Sinh học Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1 (5điểm). Điểm giống và khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân. Ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân đối với di truyền và tiến hóa. Câu 2 (4điểm). Cho cà chua thân cao, quả vàng lai với cà chua thân thấp quả đỏ, F1 thu được toàn cà chua thân cao, quả đỏ. Cho F1 giao phấn thu được F2 gồm 718 cao, đỏ; 241 quả vàng, cao; 236 thấp, đỏ; 80 thấp, vàng. Biết rằng mỗi gen xác định một tính trạng. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2. Câu 3 (3điểm). So sánh quá trình tự sao của ADN và quá trình tổng hợp ARN. Câu 4 (4điểm) Một gen có khối lượng phân tử 9.105 đvc. Trong đó có A=600 nuclêôtít. Tính số lượng các loại nuclêôtít còn lại. Tính chiều dài của gen. Tính số lượng chu kỳ xoắn và số lượng liên kết hidrô của gen. Nếu gen đó tự nhân đôi liên kết 4 đợt thì cần môi trường nội bào cung cấp bao nhiêu nuclêôtít mỗi loại? Trong quá trình đó có bao nhiêu liên kết hidrô bị phá vỡ? Câu 5 (4điểm). Tại sao nói đột biến gen thường có hại, ít có lợi, tần số thấp nhưng lại là nguồn nguyên liệu chủ yếu của chọn lọc tự nhiên. Hết Duyệt của tổ chuyên môn Duyệt của BGH BIỂU ĐIỂM Câu 1. 5điểm Chỉ ra được điểm giống nhau: 1đ Chỉ ra được điểm khác nhau: 2đ Nêu được ý nghĩa của nguyên phân: 1đ Nêu được ý nghĩa của giảm phân: 1đ Câu 2. 4điểm + Biện luận đúng: 2đ + Viết được sơ đồ lai từ P ® F2 : 2đ Câu 3. 3điểm + Chỉ ra được điểm giống nhau: 1đ + Chỉ ra được điểm khác nhau: 2đ Câu 4. 4 điểm Mỗi câu đúng được 1 điểm Câu 5. 4điểm - Khái niệm đột biến gen (0,5đ) - Giải thích tại sao đột biến gen thường hại, ít có lợi cho bản thân sinh vật (1đ) - Đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu của CLTN (1,5) ĐÁP ÁN Câu 1: So sánh 2 quá trình phân bào nguyên phân và giảm phân - Giống nhau : + Đều xảy ra các kì tương tự nhau + Hình dạng NST đều trải qua những biến đổi: đóng xoắn, tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc, phân li về các cực của tế bào, tháo xoắn. + Nhân phân chia trước tế bào chất phân chia sau + Đều đảm bảo ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ - Khác nhau: Đặc điểm so sánh Nguyên phân Giảm phân Vị trí - Xảy ra ở TB sinh dưỡng và TB mầm - Xảy ra ở giai đoạn chín của TB sinh dục, hình thành giao tử Cơ chế - 1 lần phân bào - 2 lần phân bào liên tiếp nhưng NST chỉ nhân đôi một lần KĐ - Các NST kép trong cặp NST tương đồng không xảy ra hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo - Có xảy ra kì đầu của lần phân bào 1 KG - NST kép xếp hành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. - Các NST kép tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. KS - NST kép chẻ dọc thành 2 NST đơn phân li độc lập về 2 cự của TB GP1: Các NST kép trong cặp NST tương đồng phân li độc lập về 2 cực TB KC - Các NST đơn nằm gọn trong 2 nhân mới được hình thành với số lượng là(2n) GP1: Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được hình thành với số lượng NST là n kép còn GP2 là n đơn KQ - tạo ra 2 Tb con có số bộ NST là 2n giống TB mẹ. - tạo ra 4 TB có bộ NST là n giảm đi 1 nửa so với TB me. * Ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân - Ý nghĩa của nguyên phân: + Duy trì và ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ tế bào của cùng một cơ thể. Ở những loài sinh sản vô tính như: Giâm, chiết ghép cành, cấy mô + Giúp tái tạo các phần cơ thể bị tổn thương thay thế các TB già, TB chết. - Ý nghĩa của giảm phân. + Nhờ có giảm phân giao tử được tạo thành mang bộ NST đơn bội. Qua thụ tinh giữa giao tử đực và cái, bộ NST lưỡng bội được phục hồi. +Trong giảm phân có xảy ra hiện tượng phân li độc lập, tổ hợp tự do của NST, sự trao đổi đoạn tại kì trước của giảm phân I đã tạo lên nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc và chất lượng. Đây là cơ sở tạo lên các biến dị tổ hợp cung cấp nguyên liệu cho quá trình CLTN, tạo lên tính đa dạng của sinh giới. +Nhờ giảm phân các đột biến được nhân lên dần trong loài để biểu hiện thành KH đột biến. Câu 2: 1. Xét riêng tỉ lệ phân li KH của từng tính trạng Cao = 718 + 241 = 3 Thấp 236 + 80 1 Đỏ = 718 + 236 = 3 Vàng 236 + 80 1 Tổ hơp 2 cặp TT: Chứng tỏ cao, đỏ là trội so với thấp, vàng, F1 dị hợp tử về 2 cặp gen; P thuần chủng. - Quy ước gen A quy định thân cao, a thân thấp - Quy ước gen B quy định quả đỏ, b quả vàng Tìm ra KG của P: Ta có sơ đồ sau P cao, vàng x thấp đỏ AAbb x aaBB Gp: Ab aB F1:100% AaBb giao phấn (cao, đỏ) GF1: AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab F2 AB Ab aB ab AB AABB AABb AaBB AaBb Ab AABb AAbb AaBb Aabb aB AaBB AaBb aaBB aaBb ab AaBb Aabb aaBb aabb KG: (9): 1AABB: 2AaBB : 1aaBB 1Aabb:2Aabb:1aabb 2AABb : 4AaBb : 2aaBb KH (4) : 9 A –B: 3A-bb: 3aaB-:1aabb 9 (cao, đỏ): 3 (cao vàng): 3 (thấp, đỏ): 1 (thấp, vàng) Câu 3: So sánh quá trình tự sao của ADN và quá trình tổng hợp ARN * Điểm giống nhau - Xảy ra tại các NST ở kỳ trung gian, lúc NST chưa xoắn. - Đều được tổng hợp từ khuôn mẫu ADN và có sự tham gia của một số enzim - Đều xảy ra các hiện tượng: ADN tháo xoắn, tách mạch đơn của ADN và các nu của môi trường nội bào liên kết với các nu trên mạch khuôn ADN theo NTBS Điểm khác nhau. Cơ chế tổng hợp ADN Cơ chế tổng hợp ARN - Xẩy ra trên toàn bộ 2 mạch đơn của ADN - Nguyên liệu A, T, G, X - Nguyên tắc tổng hợp : + NT bổ sung A - T , G - X + NT giữ lại 1 nửa. - en zim xúc tác : ADN - pôlimeraza - Kết quả từ 1 ADN mẹ sau một lần tổng hợp tạo ra 2 ADN con giống ADN mẹ. - Tổng hợp ADN là cơ chế truyền đạt thông tin di truyền cho thế hệ sau. - Xẩy ra trên từng gen riêng rẽ, tại 1 mạch đơn - Nguyên liệu A, U, G, X - Nguyên tắc tổng hợp : + NT bổ sung A - U, T - A, G - X + NT khuôn mẫu là 1 mạch đơn gen. - en zim xúc tác : ARN - Pilimeraza - Kết quả 1 gen sau 1 lần tổng hợp được 1 phân tử ARN. - Tổng hợp ARN đảm bảo cho các gen cấu trúc riêng rẽ thực hiện tổng hợp prôtêin Câu 4: 1. Mỗi Nucleotit nặng trung bình 300 đvc Vậy số Nucleotit của gen là: 9.105 = 9.105 = 3000 (N) 300 3.102 Dựa vào NTBS ta có : A = T = 600 Nucleotit 3000 2 Þ G = X = - 600 = 1500 – 600 = 900 (Nuleotit) 3000 2 2. Chiều dài của gen là: LG = N/2. 3,4 = . 3,4 = 5100(A0) 5100 34 3. Số lượng chu kỳ xoắn Sx = = 150 (chu kỳ xoắn) - Số lượng liên kết hiđrô của gen Ta có A = T = 600 G = X = 900 A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô G liên kết với X bằng 2 liên kết hiđrô Vậy số lượng liên kết hi đrô của gen là: H = (600 x 2 ) (900 x 3) = 3900 (liên kết) 4. Nếu gen đó nhân đôi liên tiếp 4 đợt thì số lượng Nucleotit mỗi loại môi trường nội bào cung cấp là: A = T = (24 – 1).600 = 9000 (nucleotit) G = X = (24 – 1).900 = 13500 (nucleotit) - Số liên kết hiđrô bị phá vỡ sau 4 lần gen tự nhân đôi. Hp = (24 – 1) (2A + 3G) = 15 . 3900 = 58500 (liên kết) Câu 5: 1. Khái niệm đột biến gen: Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp Nucleotit xảy ra tại một điểm nào đó của phân tử ADN. 2. Đột biến gen thường có hại, ít có lợi, tần số thấp nhưng lại là nguồn nguyên liệu chủ yếu của CLTN Vì chúng vá vỡ sự hài hòa trong KG đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợ protein. Tuy đột biến là có hại nhưng phần lớn gen đột biến là gen làm xuất hiện ở một giao tử nào đó, gen lặn đi vào hợp tử và tồn tại bên cạnh gen trội tương ứng ở thể dị hợp. Do đó không biểu hiện thành KH, trải qua nhiều thế hệ giao phối tạo lên thể đồng hợp và được biểu hiện thành kiểu hình. Một đột biến nằm trong tổ hợp gen này là có hại nhưng tồn tại trong tổ hợp gen khác lại trở nên có lợi. Nhờ quá trình giao phối đột biến phát tán trong quần thể tạo ra vô số biến dị tổ hợp, có thể nói đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp của CLTN còn BDTH là nguồn nguyên liệu thứ cấp. Sự tiến hóa không chỉ sử dụng các đột biến mới xuất hiện mà còn huy động kho dự trữ các gen đột biến đã phát sinh từ lâu nhưng tiềm ẩn trong trạng thái dị hợp. Duyệt của tổ chuyên môn Duyệt của BGH
File đính kèm:
- De dap an thi HSG mon Sinh 9 THCS Thanh Thuy.doc