Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm 2008 – 2009 môn thi: Lịch Sử

doc3 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 951 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm 2008 – 2009 môn thi: Lịch Sử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng Giáo dục và đào tạo 
 Huyện Yên Sơn Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 
 năm học 2008 – 2009
 Môn thi : lịch sử
 Thời gian: 150 phút ( Không kể thời gian giao đề )
 Đề này có 01 trang
 Câu 1: Em hãy kể tên một số nhà cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ 19. 
 Nội dung của cuộc cải cách xoay quanh những vấn đề gì ? Tại sao những đề 
 nghị cải cách đó không thực hiện được ? 	(3đ).
Câu 2 : Hãy nêu ý nghĩa của cuộc cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc ( 1911) . 
 Những mặt hạn chế của cuộc cách mạng này là gì? 	(5đ) .
Câu 3: Trình bày nội dung của kế hoạch Nava. Để thực hiện kế hoạch này Pháp, Mĩ 
 đã làm gì ? Em hãy nhận xét kế hoạch Nava ? 	(6đ) .
Câu 4 : Vì sao Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới sau khi chiến tranh 
 thế giới thứ 2 kết thúc. So sánh nền kinh tế giữa Mĩ và Nhật Bản sau chiến
 tranh thế giới thứ 2 ? 	(6đ) . 
đáp án thi chọn học sinh giỏi lớp 9
năm học 2008 – 2009 
Môn thi : lịch sử
( Đỏp ỏn gồm 02 trang)
 Câu 1: (3đ) 
 - Một số nhà cải cách Duy Tân ở Việt Nam thế kỉ 19 : Trần Đình Túc, 
Nguyễn Huy Tế, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch....... (1đ) 
 - Nội dung cải cách xoay quanh các vấn đề : chính trị, kinh tế, văn hoá, ngoại giao (1đ) 
 - Những đề nghị cải cách không thực hiện được vì :chưa hợp thời thế, rập khuân mô phỏng nước ngoài, chưa giải quyết được hai mâu thuẫn trong lòng xã hội việt nam ( mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với thực dân pháp, mâu thuẫn giữa địa chủ với nông dân), triều đình Huế lạc hậu , bảo thủ. (1đ)
 Câu 2 : (5 đ)
 *) ý nghĩa của cuộc cách mạng Tân Hợi là : (2,5 đ)
- Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế dẫn đến nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời.
- Cuộc cách mạng đã tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- Cuộc cách mạng đã ảnh hưởng lớn đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu á. 
 *) Những mặt hạn chế của cuộc cách mạng: (2,5 đ)
-Thiếu người lãnh đạo sáng suốt, kiên quyết.
- Thiếu đường lối cách mạng đúng đắn.
- Chưa phát huy hết sức mạnh dân tộc.
- Chưa nêu khẩu hiệu chống Đế quốc, Thực dân.
 Câu 3 : (6 đ)
 + Nội dung của kế hoạch Nava : Kế hoạch Nava được thực hiện theo 2 bước :(2đ)
- Bước 1 : Trong thu- đông 1953 và xuân 1954, giữ thế phòng ngự chiến lược trên chiến trường miền Bắc, thực hiện tiến công chiến lược để " bình định" miền Trung và miền Nam Đông Dương. (1 đ)
- Bước 2 : Từ thu - đông 1954, chuyển lực lượng ra chiến trường miền Bắc, thực hiện tiến công chiến lược, giành thắng lợi quân sự quyết định, "kết thúc chiến tranh". ( 1 đ)
 + Thực hiện kế hoạch Nava, thực dân pháp xin Mĩ tăng thêm viện trợ quân sự(gấp 2 lần so với trước, chiếm tới 73% chi phí chiến tranh ở Đông Dương), tăng thêm ở Đông Dương 12 tiểu đoàn bộ binh, tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ một lực lượng cơ động mạnh gồm 44 tiểu đoàn(Trong tổng số 84 tiểu đoàn trên toàn Đông Dương), ra sức tăng cường nguỵ quân.(2 đ)
 + Nhận xét kế hoạch Nava : Kế hoạch Nava là sự cố gắng cuối cùng của thực dân Pháp có sự hỗ trợ và đầu tư đắc lực của Mĩ về tiền của. Kế hoạch này nếu thực hiện đúng từng bước như Nava sắp đặt thì có thể thực dân Pháp sẽ xoay chuyển được cục diện chiến tranh chuyển bại thành thắng. Nhưng Nava không nghĩ rằng nếu kế hoạch không thực hiện đúng như đã vạch ra thì phương án tiếp theo phải đối phó với dân tộc ta là gì. 
 Chính vì thế khi quân ta nhử quân Pháp lên chiến trường miền núi ( là nơi đánh bất lợi của thực dân Pháp ) thì đội hình của chúng bị xé lẻ , phân tán, từ chỗ chủ động lên kế hoạchđánh ta đến chỗ phải bị động đối phó với ta . Như vậy ngay từ đầu kế hoạch Nava đã bị phá sản .(2đ)
 Câu 4 : ( 6 đ)
 Bước ra khỏi cuộc chiến tranh thế giới thứ 2, Mĩ đã thu được 114 tỉ đôla lợi nhuận, trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới . Nước Mĩ ở xa chiến trường, được 2 đại dương là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở, không bị chiến tranh tàn phá. Nước Mĩ giàu lên trong chiến tranh do được yên ổn phát triển sản xuất và bán vũ khí, hàng hoá cho các nước tham chiến. Vì vậy, sau chiến tranh, Mĩ đã vươn lên chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản .
 Trong những năm 1945- 1950, nước Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới (56,47%- 1948); Sản lượng nông nghiệp của Mĩ gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của năm nước : Anh, Pháp, Tây Đức, Italia, Nhật Bản cộng lại; Nắm trong tay 3/4 trữ lượng vàng của thế giới (24,6 tỉ đôla), là chủ nợ duy nhất của thế giới. Về quân sự, Mĩ có lực lượng mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử. (3 đ)
 So sánh : Khác với Mĩ, sau chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản là nước bại trận, sau lần thua này Nhật mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề, nhân dân Nhật gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Sau đó các nhà cầm quyền của Nhật đã tiến hành một loạt cải cách dân chủ những cải cách này đã giúp Nhật khôi phục và bước đầu phát triển kinh tế. Đặc biệt là từ khi Mĩ tiến hành chiến tranh xâm lược Triều Tiên và Việt Nam thì kinh tế Nhật phát triển mạnh mẽ vì không có Mĩ cạnh tranh. Bước vào những thập niên 60 của thế kỉ 20, kinh tế Nhật đứng thứ 2 thế giới, sau Mĩ . 
 Còn Mĩ , do mải đi chiến tranh xâm lược, bị Nhật và các nước Tây Âu cạnh tranh gay gắt, do việc chạy đua vũ trang.... nên từ những năm 50 trở đi, kinh tế Mĩ phát triển chậm lại, chỉ còn đứng đầu thế giới về 1 số lĩnh vực, nền kinh tế Mĩ không còn mạnh như hồi sau chiến tranh thế giới thứ 2. (3 đ) 

File đính kèm:

  • docĐề đáp án thi chọn HSG su 9 08-09.doc