Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học: 2007 – 2008 môn thi: hoá học

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1335 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học: 2007 – 2008 môn thi: hoá học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD-ĐT ĐAKRÔNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
ĐỀ CHÍNH THỨC
VÒNG 1
 Năm học: 2007 – 2008
 Môn thi: Hoá Học
 Thời gian: 150 phút ( Không kể thời gian giao đề)


I.LÝ THUYẾT:
Câu 1:(1,5 điểm)
 Nung nóng Cu trong không khí, sau một thời gian được chất rắn A. Hoà tan A trong H2SO4 đặc nóng được dung dịch B và khí C. Khí C tác dụng với dung dịch KOH thu được dung dịch D. D vừa tác dụng với dung dịch BaCl2 vừa tác dụng với dung dịch NaOH. Cho B tác dụng với dung dịch KOH.
Viết các phương trình hoá học xảy ra trong thí nghiệm trên ?
Câu 2: (1 điểm)
 Cho từ từ mẫu natri kim loại đến dư vào dung dịch AlCl3 và dung dịch CuSO4. Hiện tượng xảy ra có giống nhau không ? Viết phương trình hoá học và giải thích.
Câu 3: (1 điểm)
 Có 5 dung dịch bị mất nhản đựng trong 5 lọ gồm các chất sau: H2SO4, Na2SO4, NaOH, BaCl2, MgCl2.Chỉ dùng phenolphtalein, nêu cách nhận ra từng dung dịch.
Câu 4: (1 điểm)
 Hãy nói cách pha chế 2 lít dung dịch H2SO4 từ dung dịch H2SO4 95%, khối lượng riêng 1,84g/ml.
II. BÀI TẬP:
Câu 1: (3 điểm)
 Đốt cháy hoàn toàn 27,8g hỗn hợp Fe, C, S bằng khí O2 (lấy dư), kết thúc phản ứng thu được 23,2g chất rắn X và 13,44 lít hỗn hợp khí, dẫn hỗn hợp khí qua dung dịch Ca(OH)2 lấy dư thì thu được 55g chất kết tủa, thể tích khí còn lại là 2,24lít.
Viết các phương trình hoá học xảy ra
Tính thành phần % theo khối lượng các chất có trong hỗn hợp ban đầu
Tìm công thức của chất rắn X
Câu 2: ( 2,5 điểm)
 Cho 27,4g bari vào 400g dung dịch CuSO4 3,2% thu được khí A, kết tủa B và dung dịch C.
a. Tính thể tích khí A (đktc)
b. Nung kết tủa B ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thì thu được bao nhiêu gam chất rắn ?
c. Tính nồng độ phần trăm của các chất tan trong dung dịch C

Cu: 64 ; Fe: 56 ; C: 12 ; S: 32 ; O: 16 ; Ba: 137; H: 1

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học: 2007 – 2008
Môm thi: Hoá Học
Vòng 1. Thời gian làm bài 150 phút

I .LÝ THUYẾT:
Câu 1: (1,5 điểm)
 2Cu + O2 2Cu 	 (0,125)
+ Vì A tác dụng với H2SO4 đặc nóng thu được khí C → chất rắn A còn dư Cu
 Cu + 2H2SO4 đ CuSO4 + SO2↑ + 2H2O (0,125)
 CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O (0,25)
	→ dung dịch B là CuSO4 và khí C là SO2
+ Khí C tác dụng với dung dịch KOH
 SO2 + 2KOH → K2SO3 + H2O (0,25)
 SO2 + KOH → KHSO3 (0,25)
	Dung dịch D có chứa K2SO3 và KHSO3
 2KHSO3 + 2NaOH → K2SO3 + Na2SO3 + 2H2O (0,125)
 K2SO3 + BaCl2 → BaSO3 + 2KCl (0,125)
+ Dung dịch B tác dụng với KOH
 CuSO4 + 2KOH → Cu(OH)2 + K2SO4 (0,25)
Câu 2: ( 1 điểm)
- Khi cho từ từ mẫu kim loại Na đến dư vào dung dịch AlCl3 thì thấy có khí bay lên, rồi có kết tủa, sau cùng kết tủa tan. ( 0,5)
 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
 3NaOH + AlCl3 → Al(OH)3 + 3NaCl
 NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O
- Khi cho Na vào dung dịch CuSO4 thấy có khí bay lên, rồi kết tủa, kết tủa không tan. ( 0,5 )
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2↓ + Na2SO4
Câu 3: (1 điểm)
Dùng phenolphtalein nhận ra dung dịch NaOH: màu đỏ (0,125)
Dùng dung dịch NaOH (có phenolphtalein) nhỏ vào 4 dung dịch còn lại
+ Dung dịch làm mất màu đỏ: là dung dịch H2SO4 (0,25)
H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O
+ Dung dịch làm mất màu đỏ, đồng thời có kết tủa trắng: là dung dịch MgCl2
 MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 ↓ + 2NaCl (0,25)
 - Dùng dung dịch H2SO4 nhận ra dung dịch BaCl2 : kết tủa trắng (0,25)
H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓ + 2HCl
 - Còn lại là dung dịch Na2SO4 (0,125)
Câu 4: (1 diểm)
Khối lượng H2SO4 = 2.0,2.98 = 39,2 (g) (0,25)
Thể tích dung dịch H2SO4 95% cần lấy:
 = 0,02243 (lít) = 22,43 (ml) (0,25)
Cách pha:
Không đổ nước vào axit (0,25)
Lấy một thể tích nước đủ lớn sao cho khi thêm 22,43ml dung dịch H2SO4 95% thể tích không vượt quá 2 lít. đổ dung dịch H2SO4 95% từ từ theo ống đong đựng H2O vừa lấy và khuấy đều, rồi thêm nước cho đủ 2 lít. (0,25)

II. BÀI TẬP:
Câu 1: (3 điểm)
a. Các phương trình hoá học:
x Fe + O2 → FexOy 	(1) (0,25)
C + O2 → CO2 	(2) (0,125)
 0,25mol ← 0,25 mol
S + O2 → SO2 	(3) ) (0,125)
 0,25mol ← 0,25 mol
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O 	(4) ) (0,125)
SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O 	(5) ) (0,125)
b.Số mol CO2 và SO2:
 = 0,5 mol (0,25)
Gọi x là số mol : CO2
Gọi y là số mol : SO2
Ta có hệ phương trình:
 X + y = 0,5
100x + 120y = 55
giải ra ta được: x = 0,25 ; y = 0,25
Theo các phương trình (2) và ( 3) ta có:
mC = n.M = 0,25 .12 = 3 (g) (0,25)
mS = n.M = 0,25 . 32 = 8 (g) (0,25)
suy ra mFe = 27,8 - 11 = 16,8 (g) (0,25)
* Phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp đầu:
%mC = 10,8 % (0,25)
% mS = 28,8% (0,25)
%mFe = 100% - ( 10,8% + 28,8%) = 60,4 % (0,25)
c. Từ công thức FexOy ta có:
 = = → = (0,25)
Vậy công thức oxit sắt là: Fe3O4 (0,25)


Câu 2: (2,5 điểm)
Các phương trình hoá học
 Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2 	(1) (0,25)
 0,2mol 0,2mol
CuSO4 + Ba(OH)2 → Cu(OH)2 + BaSO4 	(2) (0,25)
0,08mol 0,08mol 0,08mol 0,08mol
Số gam các chất:
nBa = = 0,2 mol (0,25)
nCuSO = = 0,08 mol (0,25)
a. Theo phương trình (1)
nH= nBa = 0,2 mol
Vậy thể tích khí H2 là: VH = n.22,4 = 0,2 . 22,4 = 4,48 (lít) (0,25)
b. Theo phương trình (1),(2) có số mol các chất kết tủa là:
nCu(OH) = nBaSO = nCuSO = 0,08 mol ( do đó số mol của Ba(OH)2 còn dư)
Kết tủa B gồm: Cu(OH)2 và BaSO4	
Khi nung B thì chỉ có Cu(OH)2 bị phân huỷ nên ta có:
 Cu(OH)2 CuO + H2O (0,25)
 mchất rắn = mCuO + mBaSO
 = 0,08 . 80 + 0,08 .233
 = 25,04 (g) (0,25)
c.Trong dung dịch C có Ba(OH)2 dư
Khối lượng dung dịch C:
 mC = 400 + 27,4 - (mCu(OH) + mBaSO + mH)
 = 427,4 - 7,84 - 18,64 - 0,4
 = 401,32 (g) (0,25)
 Và mBa(OH)2 = ( 0,2 - 0,08).171 = 20,52 (g) (0,25)
 Vậy C% (Ba(OH)2 = = 5,11% (0,25)


Nếu học sinh giải bằng cách khác tất cả các câu trên mà đúng thì vần cho điểm tối đa

File đính kèm:

  • docDe thi HSG Hoa 9 vong 1.doc