Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2013 - 2014 môn: lịch sử

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1920 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2013 - 2014 môn: lịch sử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2013 - 2014
ĐỀ CHÍNH THỨC

Môn: Lịch sử

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Đề thi gồm có: 01 trang


Câu 1. (3 điểm) 
Khu vực Đông Nam Á bao gồm những nước nào? Tổ chức liên minh khu vực? Hoàn cảnh và thời gian thành lập?

Câu 2. (5 điểm) 
Tại sao nói “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc? Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam?

Câu 3. (4 điểm) 
Trình bày sự chuyển biến của tình hình thế giới sau khi Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh” - Xu thế phát triển hiện nay của thế giới. Bước vào thế kỉ XXI Việt Nam đứng trước thời cơ và thách thức gì? 

Câu 4. (1,5 điểm) 
Tình hình kinh tế, chính trị và chính sách đối ngoại các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Câu 5. (6,5 điểm)
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay:
a) Cu Ba được mệnh danh là “Hòn đảo anh hùng”. Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên? b) Nêu một số hiểu biết của em về mối quan hệ giữa Việt Nam và Cu Ba?

- Hết -
Lưu ý: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!







PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 
NĂM HỌC 2013 - 2014

Môn: Lịch sử

Câu 1. (3 điểm) Nêu rõ những nội dung:
- Kể tên các nước khu vực Đông Nam Á: 11 nước gồm: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Xinh-ga-po, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Miến Điện(Mi-an-ma), Đông Ti-mo. 	
1
- Tổ chức liên minh khu vực: ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á)
0.5
- Hoàn cảnh thành lập: Cần nêu rõ: Sau khi giành độc lập và trước những yêu cầu phát triển đất nước, nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm cùng nhau hợp tác và phát triển, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
1
- Thời gian thành lập: ngày 8/8/1967
0.5

Câu 2. (5 điểm)
Về thời cơ:
Từ sau “chiến tranh lạnh” bối cảnh chung của thế giới là ổn định nên các nước có cơ hội thuận lợi trong việc xây dựng và phát triển đất nước.
0.5
- Tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực.

0.5
- Các nước đang phát triển có thể tiếp thu những tiến bộ của khoa học – kĩ thuật thế giới và khai thác các nguồn đầu tư của nước ngoài để rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước.
0.5
b) Về thách thức:

- Các nước đang phát triển cần nhận thức đầy đủ sự cần thiết tất yếu, và tìm kiếm con đường, cách thức hợp lí nhất trong quá trình hội nhập quốc tế, biết phát huy thế mạnh của mình.
0.5
- Hầu hết các nước đang phát triển có điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí và chất lượng nguồn lực còn nhiều hạn chế… 
0.5
- Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới… 
0.5
- Việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay từ bên ngoài… 
0.5
- Vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại cần được lưu ý… 
0.5
- Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách, đường lối phù hợp, nhờ đó, đất nước ta từng bước phát triển hòa nhập dần vào đời sống khu vực và thế giới.
1

Câu 3. (4 điểm)

Trình bày sự chuyển biến của tình hình thế giới sau khi Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh” - Xu thế phát triển hiện nay của thế giới. Bước vào thế kỉ XXI Việt Nam đứng trước thời cơ và thách thức gì? 
( 4,0 điểm) 
 + Xu thế hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế.
 + Trật tự thế giới mới đang hình thành: đa cực, nhiều trung tâm.
 + Hầu hết các nước đang điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.
 + Nhưng ở nhiều khu vực (châu Phi, Tây Á) lại xẩy ra xung đột, nội chiến đẫm máu với những hậu quả nghiêm trọng
Tuy nhiên, xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển .
- Cơ hội và thách thức với Việt Nam:
 + Cơ hội: 
 Môi trường hòa bình, ổn định để mở cửa, hợp tác. Có cơ hội tiếp thu thành tựu khoa học công nghệ. Thu hút vốn đầu tư, học hỏi kinh nghiệm, giao lưu văn hóa. 
 + Thách thức: 
 Sự cạnh tranh quyết liệt của nước lớn. Quan hệ quốc tế còn nhiều bất bình đẳng. 
 Âm mưu chống phá của các thế lực phản động trong và ngoài nước. 
0,25
0,25

0,25

0,25

1.0

1.0


0,5

0,5

Câu 4. (1.5 điểm)
Yêu cầu học sinh trả lời
Tình hình kinh tế, chính trị và chính sách đối ngoại các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai
- Về kinh tế: Để khôi phục nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá, các nước Tây Âu đã nhận viện trợ kinh tế của Mĩ theo "Kế hoạch Mác-san"(16 nước được viện trợ khoảng 17 tỉ USD từ 1948 đến 1951). Kinh tế được phục hồi, nhưng các nước Tây Âu ngày càng lệ thuộc vào Mĩ.
0.5
- Về chính trị: Chính phủ các nước Tây Âu tìm cách thu hẹp các quyền tự do dân chủ, xóa bỏ các cải cách tiến bộ đã thực hiện trước đây, ngăn cản các phong trào công nhân và dân chủ, củng cố thế lực của giai cấp tư sản cầm quyền.
0.5
- Về đối ngoại: nhiều nước Tây Âu đã tiến hành các cuộc chiến tranh tái chiếm thuộc địa. Trong bối cảnh "chiến tranh lạnh" các nước Tây Âu tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
0.5
Câu 5. (6.5 điểm)
a. Cu Ba hòn đảo anh hùng 
* Cu Ba anh hùng trong chiến đấu

3,0
- Tháng 3-1952 được sự hỗ trợ của Mỹ, Ba-ti-xta làm đảo chính, thiết lập chế độ độc tài quân sự ở Cu Ba. Dưới chế độ độc tài, mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Cu Ba với chế độ độc tài Ba-ti-xta trở nên gay gắt.
0,5
 - Ngày 26-7-1953, 135 thanh niên yêu nước, dưới sự chỉ huy của Phi-đen Ca-xtơ-rô tấn công pháo đài Môn-ca-đa. Mặc dù cuộc tấn công không thành, nhưng tiếng súng Môn-ca-đa đã mở đầu một giai đoạn mới của cách mạng Cu Ba – giai đoạn đấu tranh vũ trang.
0,5
- Bị chính quyền Ba ti xta trục xuất, năm 1955, Phi-đen Ca-xtô-rô cùng các đồng chí của mình sang Mê hi cô hoạt động. Tại đây ông tiếp tiếp tục tập hợp lực lượng, huấn luyện và mua sắm vũ khí chờ thời cơ trở về nước tiếp tục cuộc chiến đấu.
0,5
- Tháng 11-1956, Phi-đen cùng 81 chiến sĩ yêu nước trở về trên con tàu Gran-ma. Bị địch phát hiện, nhưng Phi đen cùng các đồng chí còn lại đã kiên cường chiến đấu…
0,5
- Từ năm 1958, các lực lượng cách mạng phát triển một cách nhanh chóng và liên tiếp mở các cuộc tấn công vào quân đội của Ba ti xta
0,5
- Ngày 1/1/1959, lực lượng cách mạng mở cuộc tấn công đánh chiếm thủ đô La ha ba na. Chế độ độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ. Cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở Cu Ba đã giành được thắng lợi.
0,5
	* Cu Ba anh hùng trong xây dựng đất nước
1,5
	- Sau khi giành được độc lập, nhân dân Cu Ba bắt tay vào công cuộc xây dựng chế độ mới XHCN. Cu Ba đã tiến hành cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa các nhà máy xí nghiệp hầm mỏ, tiến hành xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa.
0,5
	- Công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân Cu Ba được tiến hành trong điều kiện cực khó khăn bởi cuộc bao vây cấm vận của Mỹ, sự phá hoại của các thế lực phản động, khó khăn càng tăng thêm khi Liên Xô và Đông Âu tan rã. Mặc dù vậy, Đảng, chính phủ và nhân dân Cu Ba vẫn anh dũng kiên định lập trường xây dựng CNXH.
1,0
	b. Mối quan hệ Việt Nam - Cu Ba:
2,0
	- Nêu được: Mối quan hệ Việt Nam-Cu Ba được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Phi đen-ca-xtơ-rô đã dày công xây đắp...
0,5
	- Nêu được những biểu hiện về sự giúp đỡ lẫn nhau giữa hai dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động... Trích câu nói “Vì Việt Nam Cu Ba sẵn sàng hiến dâng cả máu..”
0,5
	- Nêu được những biểu hiện giúp đỡ lẫn nhau trong công cuộc xây dựng đất nước. Cu Ba xây dựng bệnh viện tại Việt Nam; Việt Nam ủng hộ lương thực cho nhân dân Cu Ba…
0,5
	- Hiện nay: Việt Nam và Cu Ba đang làm hết sức mình để củng cố, mở rộng mối quan hệ đoàn kết anh em…
0,5

Hết -

File đính kèm:

  • docDe chinh thuc Su 2013.doc