Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2013 - 2014 môn: ngữ văn

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 3171 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2013 - 2014 môn: ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2013 - 2014
ĐỀ CHÍNH THỨC

Môn: Ngữ văn

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Đề thi gồm có: 01 trang

Câu 1: (4 điểm)
Cảm nhận của em về những câu thơ sau:
	“ Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
	Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
	Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
	Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
	Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa !”
 ( Trích “Bếp lửa” của Bằng Việt)

Câu 2: (4 điểm)
THƯỢNG ĐẾ CŨNG KHÔNG BIẾT
 Thượng đế lấy đất sét nặn ra con người. Khi Ngài nặn xong vẫn còn thừa ra một mẩu đất.
Còn nặn thêm cho mày gì nữa, con người ? – Ngài hỏi
 Con người suy nghĩ một lúc: có vẻ như đã đủ đầy – tay, chân, đầu...rồi nói:
Xin Ngài nặn cho con hạnh phúc.
 Thượng đế, dù thấy hết, biết hết nhưng cũng không hiểu hết được hạnh phúc là gì. Ngài trao cục đất cho con người và nói:
Này, tự đi mà nặn lấy cho mình hạnh phúc.
 ( Trích Những giai thoại hay nhất về tình yêu và cuộc sống – Tập 2, trang 104 – NXB Công an Nhân Dân)
 Suy nghĩ của em về ý nghĩa câu chuyện trên.

Câu 3: (12 điểm)
Cảm nhận của em về tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng và cao đẹp qua bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật.


- Hết -
Lưu ý: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!

PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 
NĂM HỌC 2013 - 2014

Môn: Ngữ văn

Câu 1:
* Yêu cầu về nội dung:
- HS nắm được nội dung của đoạn thơ là bày tỏ những suy ngẫm của nhà thơ về bà và công việc nhóm lửa của bà.
- Chỉ ra biện pháp được sử dụng trong đoạn thơ.
+ Điệp từ “ nhóm” (4 lần) khơi nguồn dòng cảm xúc – hồi tưởng về bà về công việc nhóm lửa của bà.
+ Ẩn dụ: Thấy được sự tần tảo, chắt chiu trong công việc nhóm lửa của bà. Ngọn lửa ấm áp yêu thương mà bà dành cho cháu. Bà đã nhen nhóm trong tâm hồn cháu ước mơ khát vọng niềm vui, niềm tin của tuổi thơ.
+ Câu cảm thán “ Ôi kỳ lạ và thiêng liêng - bếp lửa” dồn nén cảm xúc bày tỏ niềm yêu mến, lòng biết ơn đối với người bà thân yêu của mình. Bếp lửa là ngọn lửa của tình yêu thương của bà. Ngọn lửa ấy đã sưởi ấm tâm hồn nhà thơ trong những ngày xa quê hương học tập ở nước ngoài.
Yêu cầu về hình thức:
- Bài viết có bố cục rõ ràng (đây là một bài viết ngắn). Đảm bảo sự phân tích chặt chẽ trong bài viết
* Biểu điểm:
Điểm 4: Đáp ứng tất các yêu cầu trên – không mắc lỗi
Điểm 3: Đáp ứng 2/3 yêu cầu – còn mắc một số lỗi.
Điểm 2: Đạt 1/2 yêu cầu còn mắc một số lỗi diễn đạt.
Điểm 1: Đạt dưới 1/2 yêu cầu mắc nhiều lỗi.
Câu 2: (4.0 điểm)
1. Về nội dung: Cần đáp ứng một số ý sau:
 a. Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: (1.0 điểm)
 Thượng đế là đấng toàn năng có khả năng biết hết mọi chuyện và tạo nên con người nhưng không thể “nặn” được hạnh phúc để ban tặng cho loài người bởi vì:
- Hạnh phúc không sẵn có, hạnh phúc tồn tại trong chính cuộc sống con người.
- Lời nói của thượng đế “tự đi mà nặn lấy cho mình hạnh phúc” thể hiện: hạnh phúc do chính con người tạo nên.
Þ Câu chuyện có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc: hạnh phúc không bao giờ sẵn có hay là món quà được ban tặng, hạnh phúc của con người do chính con người tạo nên.
 b. Bàn bạc- đánh giá – chứng minh (2.0 điểm)
Con người có thể tạo nên hạnh phúc bằng bàn tay vun xới và tấm lòng yêu thương cuộc đời.
Khi tự mình tạo nên hạnh phúc, con người sẽ cảm nhận được sâu sắc giá trị của hạnh phúc của chính mình và sống cuộc đời đầy ý nghĩa.
Hạnh phúc không phải là những điều có sẵn, nó đến từ chính những hành động của mỗi con người (dẫn chứng)
Hãy vun đắp hạnh phúc cho chính mình.
Phê phán những kẻ ỷ lại, dựa dẫm trông chờ hạnh phúc mơ hồ viễn vông, thờ ơ với cuộc sống (dẫn chứng thực tế)
c. Bài học được rút ra: (1.0 điểm)
 - Trong cuộc đời ta sẽ gặp phải nhiều trở ngại hãy nỗ lực tìm tòi và vươn lên.
 - Con người phải biết dựa vào chính mình để sinh tồn hòa nhập để sáng tạo và phát triển
2. Về hình thức:
 Học sinh biết cách làm kiểu bài nghị luận. Bài viết có bố cục chặt chẽ. Biết vận dụng nhuần nhuyễn các thao tác lập luận phù hợp.
Biểu điểm:
Điểm 3,5- 4: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đảm bảo các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức, có lập luận chặt chẽ, có sự kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận, bài viết có cảm xúc, diễn đạt lưu loát.
Điểm 2,5- 3: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức, có lập luận tương đối chặt chẽ, có sự vận dụng thành công các thao tác lập luận, diễn đạt tương đối tốt.
Điểm 1,5- 2: Hiểu yêu cầu của đề bài, đáp ứng được cơ bản các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức, lập luận chưa chăt chẽ, có thể còn một số lỗi nhỏ về diễn đạt.
Điểm 0,5- 1: Chưa nắm vững yêu cầu của đề bài, chưa đáp ứng được ½ yêu cầu về kĩ năng và kiến thức, mắc lỗi chính tả và diễn đạt.
Điểm 0: để giấy trắng.

* Hình thức: Đúng thể văn nghị luận, bố cục rõ ràng, kết cấu hợp lí, bài viết không sai lỗi chính tả, bố cục 3 phần.
* Nội dung: Cần làm rõ các nội dung sau:
 1. Mở bài: Giới thiệu hình tượng người lính trong hai cuộc kháng chiến thuộc hai thế hệ khác nhau nhưng ở họ có nhiều nét đẹp chung của người lính bộ đội cụ Hồ.
 2. Thân bài: Cần làm rõ ba nội dung sau:
 * Họ đều là những con người bình dị, mộc mạc, thấm nhuần tinh thần yêu nước, luôn khát vọng độc lập tự do nên họ quyết tâm lên đường để giải phóng quê hương đất nước.
 - Nêu hoàn cảnh xuất thân của người lính trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu…
 - Nêu hoàn cảnh xuất thân của những người lính trong bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật.
 * Nhờ có tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn bền chặt và lòng dũng cảm, hiên ngang, mà họ đã bất chấp gian khổ, thiếu thốn đến tột cùng để hoàn thành nhiệm vụ.
 - Thiếu thốn của những người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp… Dẫn chứng, phân tích…
 - Thiếu thốn của người lính trong cuộc kháng chiến chống Mĩ… dẫn chứng, phân tích…
 * Qua hình ảnh anh lính Trường Sơn, chúng ta chợt nhận ra sự gần gũi, thân quen giữa những người lính qua các thời kì…ở họ đều có chung một nét đẹp: kiên cường, bất khuất, dũng cảm, lạc quan, yêu đời…
 - Nêu điểm giống nhau của những người lính…
 - Nêu điểm khác nhau của những người lính…
 3. Kết bài: Khái quát lại vấn đề.
1,0


1,0


1,0

1,0

1,0

1,5

1.5

1,0

1,0


0,5
0,5
1,0


Hết -

File đính kèm:

  • docDe chinh thuc Ngu van 2013.doc
Đề thi liên quan