Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS môn Sinh 9

doc44 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 1198 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS môn Sinh 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÁI BÌNH
Đề chính thức
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2012-2013
Môn: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề gồm 02 trang)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm - mỗi câu 0,25 điểm) 
Học sinh kẻ bảng theo mẫu sau vào bài làm. Chọn phương án trả lời đúng rồi điền vào bảng.
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
Câu 1. Ở những loài sinh sản hữu tính, sự ổn định bộ NST qua các thế hệ tế bào trong mỗi cơ thể là nhờ cơ chế:
	A. Nguyên phân.	B. Giảm phân.
	C. Giảm phân, thụ tinh và nguyên phân.	D. Giảm phân và nguyên phân.
Câu 2. Phát biểu nào sau đây không đúng:
	A. Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
	B. Thường biến là những biến dị không di truyền.
	C. Mức phản ứng di truyền được.
	D. Sự biểu hiện của thường biến không phụ thuộc vào kiểu gen.
Câu 3. Tự thụ phấn bắt buộc là phương pháp:
	A. Để tạo biến dị tổ hợp.	
	B. Để kiểm tra mức phản ứng của các tính trạng.
	C. Để tạo dòng thuần.	
	D. Để tạo ưu thế lai.
Câu 4. Ba tế bào sinh tinh ở một loài động vật có kiểu gen khi giảm phân bình thường có thể cho tối đa bao nhiêu loại tinh trùng? Biết cấu trúc NST không đổi trong giảm phân.
	A. 2	B. 4	C. 6	D. 8
Câu 5. Hiện tượng cá sấu há to miệng cho một loài chim “xỉa răng hộ” là biểu hiện quan hệ:
	A. Cộng sinh.	B. Hội sinh.	C. Hợp tác.	D. Kí sinh.
Câu 6. Lai giữa hai cơ thể có cùng kiểu gen Aa rồi cho đời lai tự thụ liên tiếp 3 thế hệ. Tỷ lệ kiểu gen đồng hợp ở thế hệ cuối cùng là:
	A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 7. Người ta vận dụng loại đột biến nào sau đây để loại bỏ gen có hại:
	A. Đảo đoạn NST.	B. Lặp đoạn NST.	
	C. Chuyển đoạn NST.	D. Mất đoạn NST.
Câu 8. Tẩm consixin lên đỉnh sinh trưởng của một cây lưỡng bội có kiểu gen Aa rồi để các tế bào ở đỉnh sinh trưởng tiếp tục nguyên phân. Những loại tế bào có kiểu gen nào sau đây có thể xuất hiện:
	A. AAaa.	B. Aa và AAaa.
	C. AAAA và aaaa.	D. AAAA, aaaa và AAaa.
B. CÂU HỎI TỰ LUẬN (18,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm) 
a. Sự đa dạng và đặc thù của ADN được thể hiện như thế nào? Tính đặc thù đó có thể bị thay đổi trong quá trình nào? 
b. Tại sao nói phân tử protein cũng có tính đa dạng và đặc thù? Yếu tố chính quyết định tính đa dạng và đặc thù của phân tử protein? Những nguyên nhân nào có thể làm thay đổi tính đa dạng và đặc thù ấy?
Câu 2. (2,5 điểm)
	Quan sát một tế bào của một loài động vật đang phân bào bình thường thấy có 40 NST đơn đang phân ly về hai cực của tế bào.
a. Xác định bộ NST lưỡng bội của loài động vật trên?
b. Kết thúc lần phân bào trên, các tế bào con sinh ra còn có thể tiếp tục phân chia được nữa hay không? Tại sao?
Câu 3. (3,0 điểm)
	Viết một sơ đồ thể hiện thí nghiệm của Menden từ đó nêu nội dung quy luật phân ly. Menden đã giải thích thí nghiệm đó như thế nào?
Câu 4. (1,5 điểm)
	Hãy phân biệt giữa biến dị tổ hợp và thường biến. 
Câu 5. (2,5 điểm)
	- Thế nào là một quần xã sinh vật? Hãy nêu những đặc điểm về số lượng và thành phần loài của quần xã sinh vật?
	- Thế nào là cân bằng sinh học? Cho ví dụ minh hoạ.
Câu 6. (3,0 điểm)
	Trình bày các bước cơ bản trong kỹ thuật chuyển gen. ADN tái tổ hợp tồn tại và hoạt động ở tế bào nhận là tế bào thực vật hoặc tế bào động vật so với tế bào nhận là vi khuẩn khác nhau ở điểm nào?
Câu 7. (1,5 điểm)
	Một cơ thể thực vật có kiểu gen . Biết mỗi gen quy định một tính trạng và tính trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân và thụ tinh diễn ra bình thường, cấu trúc NST không đổi trong giảm phân. Cho cơ thể trên tự thụ phấn. Xác định tỷ lệ kiểu hình mang hai tính trạng trội và hai tính trạng lặn ở đời lai.
Câu 8. (1,0 điểm)
	Một đoạn mạch của một gen có cấu trúc như sau: 
-A-T-A-X-G-G-X-T-X-
	Hãy viết cấu trúc đoạn phân tử ARN được tổng hợp từ gen trên.
------------------------HẾT------------------------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÁI BÌNH
---------------
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS 
NĂM HỌC 2012-2013
----------------------------
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN SINH HỌC
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm - mỗi câu 0,25 điểm)
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
D
C
B
C
B
D
B
B. CÂU HỎI TỰ LUẬN (18,0 điểm)
Câu
Ý
Nội dung trả lời
Điểm
1
a
- Tính đa dạng: Với 4 loại nuclêôtit khác nhau nhưng với số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp khác nhau đã tạo nên vô số các loại ADN.
- Tính đặc thù được thể hiện:
+ Mỗi loại ADN được đặc trưng bởi số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các nuclêôtit.
+ Mỗi loài sinh vật có hàm lượng ADN, số phân tử và cấu trúc các phân tử ADN đặc trưng.
- Tính đặc thù đó có thể bị thay đổi trong quá trình nhân đôi, nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
0,5
0,25
0,25
0,5
b
- Prôtêin đa dạng và đặc thù vì:
+ 20 loại axit amin cấu tạo với số lượng, thành phần và trật tự khác nhau.
+ Cấu trúc không gian khác nhau.
+ Số chuỗi axit amin khác nhau.
- Yếu tố chính: do gen (ADN) quy định.
- Nguyên nhân có thể làm thay đổi tính đa dạng và đặc thù:
+ Do đột biến gen.
+ Do tác động của các yếu tố môi trường: nhiệt độ, áp suất, pH 
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
2
a
- NST đơn đang phân li về hai cực của tế bào có ở kì sau của nguyên phân hoặc kì sau của giảm phân 2.
- TH 1: Kì sau của nguyên phân: Mỗi tế bào mang 4n NST đơn2n = 40 : 2 = 20 NST.
- TH 2: Kì sau của giảm phân 2: Mỗi tế bào mang 2n NST đơn2n = 40 NST
0,5
0,5
0,5
b
- TH 1: là nguyên phân thì các tế bào con sinh ra vẫn còn có thể phân chia tiếp vì nguyên phân xảy ra ở các loại tế bào: hợp tử, tế bào sinh dưỡng, tế bào sinh dục sơ khai.
- TH 2: là giảm phân 2 thì các tế bào con sinh ra là giao tử hoặc các thể cực 2 nên không còn khả năng phân chia. 
0,5
0,5
3
- Thí nghiệm:
P: Hoa đỏ x hoa trắng
F1: 100% hoa đỏ
F1 tự thụ
F2: 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng
- Nội dung: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.
- Giải thích:
+ F1 thu được đều mang tính trạng trội, còn tính trạng lặn xuất hiện lại ở F2 chứng tỏ các tính trạng không trộn lẫn vào nhau.
+ Mỗi tính trạng do 1 cặp nhân tố di truyền (gen) quy định. Trong tế bào sinh dưỡng các nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp.
+ Cơ chế di truyền các tính trạng là do sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp của chúng trong quá trình thụ tinh.
+ Menđen dùng các chữ cái để chỉ các nhân tố di truyền tong đó chữ cái in hoa là nhân tố di truyền trội, chữ cái in thường là nhân tố di truyền lặn.
+ Quy ước và viết sơ đồ lai thí nghiệm trên.
0,5
0,5
0,5
0,25
0,5
0,25
0,5
4
Biến dị tổ hợp
Thường biến
Khái niệm
Là sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện các kiểu hình khác P.
Là sự biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời cá thể (của cùng một kiểu gen) dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.
Đặc điểm
- Xuất hiện riêng lẻ, có thể dự đoán được quy mô xuất hiện nếu biết trước đặc điểm di truyền của P.
- Xuất hiện trong sinh sản hữu tính, di truyền được.
- Xuất hiện đồng loạt, theo hướng xác định.
- Phát sinh trong đời sống cá thẻ, không di truyền được. 
Ý nghĩa
Cung cấp nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống.
Giúp sinh vật thích nghi linh hoạt với môi trường sống.
Nếu học sinh trình bày theo cách khác nhưng đúng và đủ ý vẫn cho điểm tối đa.
0,5
0,25
0,25
0,5
5
- Nêu khái niệm đúng.
- Đặc điểm về số lượng và thành phần loài:
Đặc điểm
Các chỉ số
Thể hiện
Số lượng các loài trong quần xã
Độ đa dạng
Mức độ phong phú về loài trong quần xã.
Độ nhiều
Mật độ cá thể của từng loài trong quần xã
Độ thường gặp
Tỷ lệ phần trăm số điểm bắt gặp của loài trong tổng số điểm quan sát
Thành phần loài trong quần xã
Loài ưu thế
Loài đống vai trò quan trọng trong quần xã
Loài đặc trưng
Loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác
- Cân bằng sinh học: hiện tượng số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã luôn luôn được khống chế ở mức độ phù hợp với sức chịu đựng của môi trường.
- VD: h/s lấy ví dụ đúng thì cho điểm tối đa
Nếu học sinh trình bay theo cách khác nhưng đúng và đủ ý vẫn cho điểm tối đa
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
6
- Các bước cơ bản trong kĩ thuật chuyển gen(3 khâu):
+ Khâu 1: Tách ADN nhiễm sắc thể của tế bào cho và tách ADN dùng làm thể truyền từ vi khuẩn hoặc virut.
+ Khâu 2: Tạo ADN tái tổ hợp (ADN lai).
Dùng emzim cắt chuyên biệt để cắt ADN của tế bào cho và ADN thể truyền ở vị trí xác định.
Dùng emzim nối để nối ADN tế bào cho và ADN của thể truyềnADN tái tổ hợp.
+ Khâu 3: Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận tạo điều kiện chi gen đã ghép được biểu hiện.
- Phân biệt: 
+ Trong tế bào động vật, thực vật: ADN tái tổ hợp gắn vào NST của tế bào nhận, tự nhân đôi, truyền qua các thế hệ tế bào tiếp theo qua cơ chế phân bào.
+ Trong tế bào vi khuẩn: ADN tái tổ hợp tồn tại và nhân đôi độc lập với NST của tế bào.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
7
- Vì gen A, B liên kết hoàn toàn trên cùng một cặp NST tương đồng và phân li độc lập với hai gen còn lại, nên ta có:
+ Phép lai: F1 có TLKH là: 3 A - B - : 1 aabb.
+ Phép lai: DdHh x DdHhF1 có TLKH là: 9 D - H - : 3 D – hh : 3 ddH - : 1 ddhh
- Vậy kiểu hình mang hai tính trạng trội và hai tính trạng lặn xảy ra theo hai khả năng sau:
+ Khả năng 1: Kiểu hình có dạng A - B -ddhhTỉ lệ của kiểu hình này là 3/4x1/16 = 3/64.
+ Khả năng 2: kiểu hình có dạng aabbD - H -Tỉ lệ của kiểu hình này là 1/4x9/16 = 9/64.
- Tổng tỉ lệ kiểu hình mang hai tính trạng trội và hai tính trạng lặn là: 3/64 + 9/64 = 12/64 = 3/16
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
8
- TH 1: Mạch đã cho là mạch gốc:ARN:– U – A – U – G – X – X – G – A – G – ...
- TH 2: Mạch đã cho là mạch bổ sung với mạch gốc: 
ARN:- A – U – A – X – G – G – X – U – X -  
0,5
0,5
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUẢNG BÌNH
ĐỀ CHÍNH THỨC
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 THCS
NĂM HỌC 2012 - 2013
Môn thi: SINH HỌC
(Khoá ngày 27 tháng 3 năm 2013)
Thời gian làm bài: 150 phút – Không kể thời gian giao đề
Câu 1 (1,0 điểm). 
	Tại sao trong phép lai phân tích, nếu kết quả lai có hiện tượng đồng tính thì cơ thể đem lai mang tính trạng trội phải có kiểu gen đồng hợp? Nếu có hiện tượng phân tính thì cơ thể đem lai mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp? 
Câu 2 (2,0 điểm).
	a) Hoạt động của nhiễm sắc thể ở kì đầu, kì giữa và kì sau trong giảm phân I có gì khác với trong nguyên phân?
	b) Kết quả của giảm phân I có điểm nào khác cơ bản so với kết quả của giảm phân II? Trong hai lần phân bào của giảm phân, lần nào được coi là phân bào nguyên nhiễm, lần nào được coi là phân bào giảm nhiễm?
Câu 3 (1,5 điểm).
	Trình bày ảnh hưởng của ánh sáng tới hình thái và sinh lí của cây theo bảng sau:
Những đặc điểm của cây
Khi cây sống nơi quang đảng
Khi cây sống trong bóng râm, dưới tán cây khác, trong nhà
Đặc điểm hình thái
- Lá
- Thân
Đặc điểm sinh lí
- Quang hợp
- Thoát hơi nước
Câu 4 (2,0 điểm). 
	Điểm khác nhau cơ bản (nguyên nhân, cơ chế, tính chất biểu hiện, vai trò) giữa biến dị tổ hợp và biến dị đột biến.
Câu 5 (1,5 điểm). 
	Một tế bào sinh dục của ruồi giấm đực có bộ nhiễm sắc thể được kí hiệu: AaBbCcXY (mỗi chữ cái ứng với một nhiễm sắc thể đơn).
	a) Nếu tế bào đó nguyên phân liên tiếp, trong quá trình đó đã hình thành 127 thoi tơ vô sắc thì có bao nhiêu lần nguyên phân? Trong quá trình nguyên phân đó, môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tạo ra tương đương với bao nhiêu nhiễm sắc thể đơn?
	b) Nếu nguyên phân bị rối loạn ở cặp nhiễm sắc thể giới tính XY. Viết kí hiệu bộ nhiễm sắc thể trong các tế bào con tạo ra, trong những trường hợp có thể xảy ra. 
Câu 6 (2,0 điểm). 
	Xét một cặp nhiễm sắc thể tương đồng chứa một cặp gen dị hợp (Aa), mỗi gen đều dài 4080 Ăngstron. Gen trội A có 3120 liên kết hiđrô; gen lặn a có 3240 liên kết hiđrô.
	a) Số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử bình thường chứa gen nói trên bằng bao nhiêu?
	b) Khi có hiện tượng giảm phân I phân li không bình thường thì số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử được hình thành bằng bao nhiêu?
	c) Nếu cho các loại giao tử không bình thường đó tái tổ hợp với giao tử bình thường chứa gen lặn nói trên thì số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi loại hợp tử bằng bao nhiêu? 
---------------------Hết---------------------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUẢNG BÌNH
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 THCS
NĂM HỌC 2012 - 2013
(Khoá ngày 27 tháng 3 năm 2013)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN SINH HỌC
Câu
Ý
Hướng dẫn chấm
Điểm
1
- Phép lai phân tích là phép lai giữa cơ thể có tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng lặn. - Cơ thể mang tính trạng lặn chỉ cho một loại giao tử mang gen lặn (a) Loại giao tử này không quyết định được kiểu hình ở đời con lai mà là giao tử của cơ thể mang tính trạng trội.
- Nếu đời con lai đồng tính tức là chỉ có một kiểu hình thì cơ thể đem lai mang tính trạng trội chỉ cho ra một loại giao tử, nó phải có kiểu gen đồng hợp (AA): AA x aa →Aa 
- Nếu đời con lai có hiện tượng phân tính với tỉ lệ 1:1 tức là cho hai kiểu hình với tỉ lệ 1:1 thì cơ thể đem lai mang tính trạng trội đã cho ra 2 loại giao tử với tỉ lệ là 1:1, nó là dị hợp tử (Aa):Aaxaa → Aa : aa 
0.25
0.25
0.25
0.25
2
a
- Ở kì đầu của giảm phân I: Có sự tiếp hợp và có thể có sự bắt chéo giữa các NST trong cặp NST tương đồng. Nguyên phân không có.
- Ở kì giữa I: Các NST kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc, còn trong NP các NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
- Ở kì sau I: 
	+ Có sự phân li của mỗi NST kép trong cặp tương đồng về 1 cực của tế bào, ở nguyên phân là sự phân li của mỗi NST đơn.
	+ Có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST kép trong cặp tương đồng, ở nguyên phân là sự phân li đồng đều.
0.25
0.5
0.25
0.25
b
- Qua giảm phân I, số lượng NST ở tế bào con giảm đi 1 nửa nhưng mỗi NST ở trạng thái kép.
- Qua giảm phân II, từ 1 tế bào chứa n NST kép hình thành 2 tế bào con, mỗi tế bào con chứa n NST đơn.
- Trong 2 lần phân bào: lần I giảm nhiễm, lần II nguyên nhiễm.
0.25
0.25
0.25
3
Ảnh hưởng của ánh sáng tới hình thái và sinh lí của cây.
Những đặc điểm của cây
Khi cây sống nơi quang đảng
Khi cây sống trong bóng râm, dưới tán cây khác, trong nhà
Đặc điểm hình thái
Lá
Thân
- Phiến lá nhỏ, hẹp, màu xanh nhạt
- Thân cây thấp, số cành cây nhiều
- Phiến lá lớn, màu xanh thẩm
- Chiều cao bị hạn chế bởi chiều cao của tán cây phía trên, của trần nhà.số cành cây ít.
Đặc điểm sinh lí
Quang hợp
 - Thoát hơi nước
- Cường độ quang hợp cao trong điều kiện ánh sáng mạnh.
- Cây điều tiết thoát hơi nước linh hoạt: thoát hơi nước tăng cao trong điều kiện ánh sáng mạnh, thoát hơi nước giảm khi cây thiếu nước
- Cây có khả năng quang hợp trong điều kiện ánh sáng yếu, quang hợp yếu trong điều kiện ánh sáng mạnh.
- Cây điều tiết thoát hơi nước kém: thoát hơi nước tăng cao trong điều kiện ánh sáng mạnh, khi thiếu nước cây dễ bị héo.
0.25
0,25
0.5
0.5
4
Tiêu chí SS
Biến dị tổ hợp
Biến dị đột biến
Nguyên nhân
Xuất hiện nhờ quá trình giao phối.
Xuất hiện do tác động của môi trường trong và ngoài cơ thể.
Cơ chế
Phát sinh do cơ chế PLĐL, tổ hợp tự do trong quá trình tạo giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên trong quá trình thụ tinh.
Phát sinh do rối loạn quá trình phân bào hoặc do rối loạn qúa trình tái sinh NST đã làm thay đổi số lượng, cấu trúc vật chất di truyền (ĐB NST, ĐB gen)
Tính chất biểu hiện
BD tổ hợp dựa trên cơ sở tổ hợp lại các gen vốn có ở bố mẹ và tổ tiên, vì thế có thể làm xuất hiện các tính trạng đã có hoặc chưa có ở thế hệ trước, do đó có thể dự đoán được nếu biết trước được kiểu di truyền của bố mẹ.
Thể hiện đột ngột, ngẫu nhiên, cá biệt không định hướng.
Phần lớn có hại.
Vai trò
- Là nguồn nguyên liệu BD di truyền thứ cấp cung cấp cho quá trình tiến hoá. 
- Trong chọn giống dựa trên cơ chế xuất hiện các BD tổ hợp đề xuất các phương pháp lai giống nhằm nhanh chóng tạo ra các giống có giá trị.
- Là nguồn nguyên liệu BD di truyền sơ cấp cung cấp cho quá trình tiến hoá. 
- Trong chọn giống, người ta đã xây dựng các phương pháp gây ĐB nhằm nhanh chóng tạo ra những ĐB có giá trị, góp phần tạo ra các giống mới có năng suất cao, thích nghi tốt. 
0.25
0.25
0.5
0.5
0.5
5
a
- Số lần nguyên phân: 2k - 1 =127 (k>0) ® k = 7 lần nguyên phân.
- Số NST: (27 - 1) x 8 = 1016 NST
0.25
0.25
b
Gồm các trường hợp:	
- AaBbCcXXYY, AaBbCc
- AaBbCcXX, AaBbCcYY
- AaBbCcXXY, AaBbCcY
- AaBbCcXYY, AaBbCcX 
0.25
0.25
0.25
0.25
6
a
Gen = x 2 = 2400 nuclêôtit
Giao tử chứa gen A: 2A + 3G = 3120
 2A + 2G = 2400. Giải ra ta có: A=T = 480; G=X= 720.
Giao tử chứa gen a: 2A + 3G = 3240
 2A + 2G = 2400. Giải ra ta có: A=T = 360; G=X= 840
0.25
0.25
0.25
b
Có 2 loại giao tử: Aa và 0.
Giao tử Aa có: A = T = 480 + 360 = 840 nuclêôtit
 G = X = 720 + 840 = 1560 nuclêôtit
Giao tử 0 có: A = T = G = X = 0 nuclêôtit
0.25
0.25
0.25
c
Số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi loại hợp tử:
 - Aaa có: A = T = 1200 nuclêôtit G = X = 2400 nuclêôtit 
 - a0 có: A = T = 360 nuclêôtit G = X = 840 nuclêôtit 
0.25
0.25
Lưu ý: Nếu học sinh làm theo cách khác nhưng cho kết quả đúng vẫn cho điểm tối đa.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KHÁNH HOÀ
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH 
NĂM HỌC 2012 – 2013
Môn thi: SINH HỌC – Cấp THCS (Bảng A )
Thi ngày 15 tháng 3 năm 2012
 (Thời gian: 150 phút – không kể thời gian giao đề)
Bài 1. (2,5 điểm) 
	Trong cấu tạo của rễ, miền nào là miền quan trọng nhất? Nêu cấu tạo từng bộ phận và chức năng chính của mỗi bộ phận đó.
Bài 2. ( 1,5 điểm) 
	Hạt nhăn và hạt bắp (ngô ) là hạt của cây mấy lá mầm? Có những cách nào để biết được đó là hạt của cây mấy lá mầm?
Bài 3. (2,0 điểm ) 
	Trình bày đặc điểm sinh sản của giun đũa. Dựa trên các đặc điểm của giun đũa hãy nêu các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người.
Bài 4. (2,5 điểm) 
	Bộ xương chim bồ câu gồm có những loại xương gì (thành phần của bộ xương ) ?
Bài 5. (3,0 điểm) 
	Phân tích các đặc điểm của cột sống ở người phù hợp với lao động và đứng thẳng ?
Bài 6. (1,5 điểm) 
	Tuyến trên thận có những vai trò gì ?
Bài 7. (2,5 điểm) 
	Quá trình phát sinh giao tử ở động vật diễn ra như thế nào ?
Bài 8. (1,5 điểm) 
	Ở người, sự tăng thêm 1 nhiễm sắc thể ở cặp 21 gây nên bệnh gì? Đây là hiện tượng gì, nêu khái niệm và trình bày cơ chế của hiện tượng đó?
Bài 9. (1,0 điểm) 
	Các sinh vật khác loài có những mối quan hệ nào? Quan hệ đối địch khác loài có những đặc điểm gì?
Bài 10. (2,0 điểm) 
	Ở người, gen trội M qui định mắt bình thường, gen lặn tương ứng m qui định bệnh mù màu (không phân biệt được màu đỏ và màu lục ). Các gen này nằm trên nhiễm sắc thể X. Bố và mẹ bình thường, các con của họ có kiểu gen và khả năng như thế nào với bệnh mù màu ? Gỉa thiết không xảy ra đột biến.
----------------- HẾT---------------------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẮC GIANG
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HOÁ CẤP TỉNH
NĂM HỌC 2012 - 2013
MÔN THI: SINH HỌC; LỚP: 9 PHỔ THÔNG
Ngày thi: 30/3/2013
Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (2,0 điểm)
	Các hiện tượng di truyền mà đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình là 1:1.
Câu 2. (3,0 điểm)
	a. Các sự kiện trong giảm phân dẫn đến việc hình thành các tổ hợp nhiễm sắc thể khác nhau trong giao tử?
	b. Nêu các đặc điểm khác nhau giữa nhiễm sắc thể ở kỳ giữa của nguyên phân và nhiễm sắc thể ở kỳ giữa của giảm phân.
Câu 3. (2,0 điểm)
	a. Với ADN có cấu trúc 2 mạch, dạng đột biến gen nào làm thay đổi tỉ lệ ?
	b. Quá trình nhân đôi ADN, quá trình phiên mã và quá trình dịch mã diễn ra theo những nguyên tắc nào? Nêu ý nghĩa của các nguyên tắc đó?
Câu 4. (2,0 điểm)
	a. Vai trò của kiểu gen và môi trường đối với các loại tính trạng.
	b. Một loài thực vật, tế bào lưỡng bội có 2n = 20, người ta thấy trong một tế bào có 19 nhiễm sắc thể bình thường và 1 nhiễm sắc thể có tâm động ở vị trí khác thường. Hãy cho biết nhiễm sắc thể có tâm động ở vị trí khác thường này có thể được hình thành bằng cơ chế nào?
Câu 5. (2,0 điểm)
	a. Một loài thực vật có 100% kiểu gen AaBb tự thụ phấn qua 2 thế hệ? Xác định tỉ lệ kiểu gen AaBb ở đời F2? Qua các thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ các loại kiểu gen biến đổi như thế nào?
	b. Một loài động vật quí hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng. Làm thế nào để cứu loài này khỏi nguy cơ tuyệt chủng nhanh nhất?
Câu 6. (2,5 điểm)
	Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 22. Cho 2 cây lưỡng bội lai với nhau được F1. Một trong các hợp tử này nguyên phân liên tiếp 4 đợt, ở kỳ giữa của lần nguyên phân thứ 4, đếm được trong các tế bào con có 336 crômatit.
	a. Hợp tử này thuộc dạng nào?
	b. Cơ chế hình thành hợp tử đó.
Câu 7. (2,5 điểm)
	Ở người bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định. Trong một gia đình, người chồng có kiểu hình bình thường nhưng có mẹ mắc bệnh bạch tạng. Người vợ bình thường nhưng có em trai mắc bệnh bạch tạng. Còn những người khác trong gia đình đều bình thường. Người vợ hiện đang mang thai đứa con trai đầu lòng.
	a. Vẽ sơ đồ phả hệ của gia đình trên?
	b. Tính xác suất đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng này bị bạch tạng?
Câu 8. (2,0 điểm)
	a. Phân biệt quần thể sinh vật với quần xã sinh vật? 
	b. Vì sao mật độ quần thể được coi là một trong những đặc tính cơ bản của quần thể? 
Câu 9. (2,0 điểm)
	Trong một giờ thực hành, giáo viên biểu diễn các kỹ năng giao phấn (lai giống lúa). Em hãy thuật lại các thao tác lai giống lúa.
-------------------------------Hết-------------------------------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẮC GIANG
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HOÁ CẤP TỉNH
NĂM HỌC 2012 - 2013
Ngày thi: 30/3/2013
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN SINH HỌC
Câu
Ý
Nội dung trả lởi
Điểm
1
Các hiện tượng di truyền mà đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình là 1:1
- Qui luật phân li, VD minh hoạ đúng.
- Qui luật phân li độc lập, VD minh hoạ đúng.
- Qui luật liên kết gen, VD minh hoạ đúng.
- Qui luật di truyền giới tính, VD minh hoạ đúng.
0,5
0,5
0,5
0.5
2
a
Các sự kiện trong giảm phân dẫn đến việc hình thành các tổ hợp nhiễm sắc thể khác nhau trong giao tử:
- Sự trao đổi chéo giữa các NST kép trong cặp NST tương đồng làm hình thành các NST có tổ hợp mới của các alen ở nhiều gen.
- Sự phân li độc lập của các NST kép có nguồn gốc từ bố và từ mẹ trong cặp NST tương đồng ở kỳ sau giảm phân I.
- Sự phân ly của các nhiễm sắc tử chị em trong cặp NST tương đồng (lúc này không còn giống nhau do trao đổi chéo) một cách ngẫu nhiên về các tế bào con.
(Nếu thí sinh chỉ nêu sự kiện mà không giải thích trừ 1/2 số điểm. Đối với ý 1 thí sinh nêu tiếp hợp (không có trao đổi chéo) thì không cho điểm)
0,5
0,5
0,5
b
Nêu các đặc điểm khác nhau giữa nhiễm sắc thể ở kỳ giữa của nguyên phân và nhiễm sắc thể ở kỳ giữa của giảm phân
NST ở kỳ giữa của nguyên phân
NST ở kỳ giữa của giảm phân
- Mỗi NST có 2 nhiễm sắc tử giống hệt nhau.
- Mỗi NST gồm 2 nhiễm sắc tử có thể có sự khác nhau về mặt di truyền do trao đổi chéo ở kỳ đầu giảm phân I.
- NST ở kỳ giữa xếp thành một hàng trên mặt phẳng phân bào.
NST ở kỳ giữa giảm phân I xếp thành 2 hàng. 
- Trong 1 tế bào, số lượng NST là 2n NST kép.
Trong 1 tế bào ở kỳ giữa giảm phân II số lượng NST là n NST kép.
0,5
0,5
0,5
3
a
 Với ADN có cấu trúc 2 mạch, dạng đột biến gen nào làm thay đổi tỉ lệ ?
Không có dạng nào vì với ADN có cấu trúc mạch kép luôn có: A = T; G = X. Nên tỉ lệ luôn không đổi.
0,25
b
* Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo các nguyên tắc:
- Nguyên tắc bổ sung: các nuclêôtit tự do của môi trường liên kết với các nuclêôtit trong các mạch khuôn của ADN theo nguyên tắc bổ sung: A - T, G - X.
- Nguyên tắc bán bảo toàn: Mỗi ADN con có 1 mạch cũ từ ADN mẹ và 1 mạch mới tổng hợp.
- Ý nghĩa: Nhờ các nguyên tắc trên, từ phân tử ADN ban đầu tạo ra các phân tử ADN con giống nhau và giống hệ ADN ban đầu.
* Quá trình phiên mã diễn ra theo nguyên tắc:
- Nguyên tắc bổ sung: Các nu tự do của môi trường liên kết với các nu trong mạch khuôn (mạch mã gốc) của gen theo nguyên tắc bổ sung: 
A mạch khuôn liên kết với U của môi trường.
T mạch khuôn liên kết với A của môi trường.
G mạch khuôn liên kết với X của môi trường.
X mạch khuôn liên kết với G của môi trường.
 - Ý nghĩa: Tạo ra phân tử mARN là bản sao thông tin di truyền, nơi trực tiếp để ribôxôm dịch mã tổng hợp prôtêin. Ngoài mARN phiên mã còn tạo ra tARN, rARN tham gia dịch mã.
* Quá trình dịch mã diễn ra theo nguyên tắc: 
 - Nguyên tắc bổ sung: giữa các anticođon của tARN với codon của mARN (A - U, G - X).
 - Ý nghĩa: Nhờ NTBS, mã di truyền trên mARN được dịch thành chuỗi pôlipeptit đúng với thông tin di truyền trong gen cấu trúc.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
4
a
 Vai trò của kiểu gen và môi trường đối với các loại tính trạng
- Kiểu gen và môi trường cùng chi phối sự biểu hiện của mỗi loại tính trạng, trong đó kiểu gen qui định mức phản ứng, còn môi trường qui định kiểu hình cụ thể trong giới hạn của mức phản ứng do kiểu gen qui định.
- Ảnh hưởng của kiểu gen hay môi trường là nhiều hay ít còn tuỳ thuộc vào từng loại tính trạng.
+ Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen, không hoặc ít chịu ảnh hưởng của môi trường.
+ T

File đính kèm:

  • docTuyen tap mot so de thi hsg cap tinh 2012 2013.doc
Đề thi liên quan