Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS - Môn: Sinh Học - Đề 16

doc3 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 664 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS - Môn: Sinh Học - Đề 16, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục và đào tạo 	 Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS 
 Tỉnh ninh bình	 năm học 2007 - 2008	
đề thi chính thức
 Môn: Sinh học
 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
 Đề thi gồm 6 câu, 01 trang
Câu 1 (4,5 điểm)
 Vì sao biến dị tổ hợp và đột biến lại di truyền được qua các thế hệ, còn thường biến thì không di truyền được? Phân biệt thường biến với đột biến.
Câu 2 (1,5 điểm)
 Có 4 dòng Ruồi dấm thu thập được từ 4 vùng địa lí khác nhau. Phân tích trật tự các gen trên nhiễm sắc thể số 4 người ta thu được kết quả như sau:
	Dòng 1 : A B F E D C G H I K
	Dòng 2 : A B C D E F G H I K
	Dòng 3 : A B F E H G I D C K
	Dòng 4 : A B F E H G C D I K
 a. Nếu dòng 3 là dòng gốc, hãy cho biết loại đột biến đã sinh ra ba dòng kia và trật tự phát sinh các dòng đó.
 b. Nêu cơ chế hình thành và hậu quả của loại đột biến nói trên.
Câu 3 (2,5 điểm)
 Để chuyển gen mã hoá hoocmon Insulin từ tế bào người vào vi khuẩn E.coli, người ta phải tiến hành các khâu cơ bản nào? Nêu ý nghĩa thực tiễn của thành tựu này.
Câu 4 (3,5 điểm)
 So sánh giữa hai khái niệm chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong một quần xã sinh vật?
Câu 5 (4,0 điểm)
 Gen B bị đột biến mất đi một đoạn gồm hai mạch bằng nhau tạo thành gen b. Đoạn bị mất có số Nuclêotít loại Timin chiếm 30%, đoạn còn lại có số Nuclêotít loại Timin chiếm 20%. Khi cặp gen Bb tái bản 1 lần đã lấy từ môi trường nội bào 5820 Nuclêotít. Biết đoạn bị mất đi mã hoá cho 1 chuỗi polipeptít tương đương với 30 axit amin (đoạn bị mất không liên quan đến bộ ba mở đầu và bộ ba kết thúc).
 a. Xác định chiều dài của gen B và gen b.
 b. Xác định số Nuclêotít từng loại của gen B.
 c. Nếu cặp gen Bb tự sao 3 lần thì môi trường nội bào cần cung cấp bao nhiêu Nuclêotít mỗi loại.
 d. Nếu gen B nói trên bị đột biến mất 3 cặp Nuclêotít ở vị trí cặp số 9, 10, 11 (theo thứ tự kể từ cặp Nuclêotít đầu tiên của mã mở đầu) để tạo thành gen đột biến chứa bộ ba Nuclêotít mới. Đột biến này chạm đến bộ ba thứ bao nhiêu trong gen cấu trúc của gen ban đầu? Dựa vào đặc điểm nào của mã di truyền để khẳng định như vậy?
Câu 6 (4,0 điểm)
 ở đậu, gen A qui định tính trạng hoa xanh, gen a qui định tính trạng hoa đỏ; Gen B qui định tính trạng đài ngả, gen b qui định tính trạng đài cuốn.
 1. Cho đậu hoa xanh, đài ngả lai với đậu hoa đỏ, đài cuốn, F1 thu được 400 cây hoa xanh đài ngả; 399 cây hoa đỏ đài cuốn. Hãy biện luận, xác định kiểu gen từ P đến F1.
 2. Cho giao phấn đậu hoa xanh, đài ngả với nhau, F1 thu được 300 cây hoa xanh, đài cuốn; 599 cây hoa xanh, đài ngả; 299 cây hoa đỏ, đài ngả. Hãy biện luận, xác định kiểu gen từ P đến F1.
----------- Hết -----------
Họ và tên thí sinh :.............................................. Số báo danh .......................
Chữ kí giám thị 1 
Chữ kí giám thị 2 
hướng dẫn chấm thi môn sinh học
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS năm học 2007 - 2008
Hướng dẫn gồm 6 câu, 5 trang
0,25 
0,25 
0,25 
Ta có sơ đồ lai :
P : Hoa xanh, đài ngả X Hoa xanh, đài ngả
G : , , 
F1 : KG : 1 : 2 : 1
 KH : 1 xanh cuốn : 2 xanh ngả : 1 đỏ ngả.
Chú ý : 
	- Phần bài tập thí sinh có thể diễn đạt cách khác nếu hợp lí và đúng đáp án vẫn cho điểm tối đa.
	- Điểm toàn bài là tổng các điểm thành phần làm tròn đến 0,25

File đính kèm:

  • docDe thi HSG sinh 9 Ninh Binh 2007 2008.doc
Đề thi liên quan