Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS - Môn: Sinh học (vòng II)
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS - Môn: Sinh học (vòng II), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD- ĐT Đakrông Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS đề chính thức vòng II Năm học: 2004 - 2005 Môn : sinh học Thời gian : 150 phút (không kể thời gian giao đề). I./ Lý thuyết (8 điểm). Câu 1: Sự khác nhau giữa lớp thực vật một lá mầm và thực vật hai lá mầm? Lấy một vài ví dụ minh họa về mỗi lớp? Câu 2: Trình bày quá trình quang hợp và hô hấp của cây. Viết sơ đồ sự quang hợp và hô hấp của cây, chú thích các bộ phận đảm nhiệm. Vì sao hai quá trình này mâu thuẫn với nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không loại trừ nhau? Câu 3: Phân tích hướng tiến hóa của cơ quan tuần hoàn qua các lớp Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim? Câu 4: Em hãy nêu đặc điểm cấu tạo để chứng minh ruột non có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Trong số chất nào có trong thức ăn, con người không tiêu hóa hấp thụ được như ở động vật nhai lại (trâu, bò, thỏ, )? Câu 5: Phân biệt hiện tượng đông máu và ngưng máu về khái niệm, nguyên nhân, ý nghĩa và hậu quả? II/. Bài tập (2 điểm) Có 4 người Lan, Vân, Thanh, Bình. Trong đó, Lan và Vân có thể nhận được máu của Bình mà không bị tai biến, nhưng hai người này lại không thể nhận được máu của nhau. Thanh có thể nhận được máu của Vân nhưng ngược lại Vân không thể nhận được máu của Thanh. Hãy biện luận về nhóm máu có thể có của mỗi người và vẽ sơ đồ kiểm chứng? (Lưu ý: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Phòng GD - ĐT Đakrông Vòng 2 Hướng dẫn chấm đề thi chọn học sinh giỏi THCS Năm học: 2004 – 2005 Môn: Sinh học 9 I/. Lý thuyết (8 điểm) Câu 1: (1 điểm) Cây một lá mầm Cây hai lá mầm - Phôi có một lá mầm - Phôi có hai lá mầm 0,25 - Có hệ rể chùm ,rể cáikhông phát triển, sớm bị thay thế bởi các rể bên - Có hệ rễ trụ gồm rễ cái lớn và nhiều rễ bên nhỏ hơn 0,25 - Lá có gân hình cung hoặc song song - Lá có gân hình mạng 0,25 - Phần lớn là cây thân thảo(cỏ): lúa, ngô, hành, cỏ tranh, - Gồm cây thân gỗ và thân thảo (cỏ): đậu, mít, ổi, dâm bụt, 0,25 Câu 2: (1,5 điểm) - Quá trình quang hợp: quang hợp là hiện tượng lá cây chế tạo tinh bột ngoài ánh sáng nhờ nước, khí cacbonic và diệp lục đồng thời thải ra khí oxi. (0,25 điểm). - Quá trình hô hấp: hô hấp là hiện tượng lá cây hút oxi phân giải các chất hữu cơ, sản ra năng lượng cần cho cây đồng thời nhả khí cacbonic: (0,25 điểm). - Viết sơ đồ quang hợp và hô hấp: ánh sáng diệp lục Quang hợp: (0,25 điểm) Nước + khí cacbonic tinh bột + khí oxi. (rể hút từ đất) (lá lấy từ không khí) (trong lá) (lá thải ra ngoài không khí) Hô hấp: (0,25 điểm) Chất hữu cơ + khí oxi năng lượng + khí cacbonic. (trong lá) (lá lấy từ không khí) (cho cây) (lá thải ra không khí) - Hô hấp và quang hợp liên quan chặt chẽ với nhau và hai quá trình này cần có nhau: hô hấp cần chất hữu cơ do quang hợp chế tạo. Quang hợp và mọi hoạt động sống của cây lại cần năng lượng do hô hấp sản ra. Cây không thể sống được nếu thiếu một trong hai quá trình này. (0,5 điểm) Câu 3: (2,5 điểm) Lớp Cá: (0,5 điểm) Tim hai ngăn, tâm thất dày, tâm nhĩ mỏng. Tim chứa máu đỏ thẩm hoàn toàn. Chỉ có một vòng tuần hoàn kín. Lớp ếch nhái: (0,5 điểm) Tim ba ngăn, hai tâm nhĩ, một tâm thất. Tâm nhĩ phải chứa máu đỏ thẩm, tâm nhĩ trái chứa máu đỏ tươi, tâm thất chứa máu pha. Có hai vòng tuần hoàn nhưng chưa hoàn chỉnh. Lớp Bò sát (0,5 điểm) Tim ba ngăn, hai tâm nhĩ, một tâm thất nhưng tâm thất đã có vách ngăn hụt. Máu trong tim là máu pha nhưng sự pha trộn đã giảm đi một phần nào. Có hai vòng tuần hoàn nhưng vẫn chưa hoàn chỉnh. Lớp Chim (0,5 điểm) Tim bốn ngăn, chia làm hai nửa riêng biệt Bên phải chứa máu đỏ thẩm, bên trái chứa máu đỏ tươi. Có hai vòng tuần hoàn riêng biệt. Hướng tiến hóa (0,5 điểm) - Tim: từ hai ngăn ba ngăn ba ngăn có vách ngăn hụt bốn ngăn - Máu: máu pha máu riêng biệt, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi. - Từ một vòng tuần hoàn hai vòng tuần hoàn chưa hoàn chỉnh hai vòng tuần hoàn riêng biệt (hoàn chỉnh). Câu 4: (1 điểm) - Đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với biệc hấp thụ: + Niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp với các lông ruột (nhung mao) và lông ruột cực nhỏ (vi nhung mao) làm tăng diện tích bề mặt bên trong của nó lên khoảng 600 lần so với diện tích mặt ngoài. (0,25điểm) + Mạng lưới mao mạch máu và mao mạch bạch huyết dày đặc, phân bố tới từng lông ruột. (0,25điểm) + Ruột dài từ 2,8 – 3m Tổng diện tích bề mặt hấp thu của ruột lên tới 400 – 500 m2. (0,25điểm) - Trong số các chất có trong thức ăn thì cellulose (chất xơ) là không thể tiêu hóa và hấp thụ được bởi vì ở động vật nhai lại có ruột tịt chứa nhiều vi khuẩn phân hủy cellulose còn ở người không có ruột tịt. (0,25điểm) Câu 5: (1 điểm) Tiêu chí phân biệt Đông máu Ngưng máu Khái niệm (0,25 điểm) Là hiện tượng máu chảy ra khỏi mạch đông lại thành cục. Là hiện tượng xảy ra trong quá trình truyền máu. Hồng cầu trong máu người cho bị huyết tương của người nhận làm dính kết lại gây nên sự tắc mạch máu. Nguyên nhân (0,5 điểm) Do tiểu cầu va chạm vào bờ vết thương và bị vỡ ra giải phóng men ra ngoài. Men của tiểu cầu cùng với Ca++ biến protein huyết tương thành các sợi tơ máu (fibrin). Các sợi tơ máu giữ kết các tế bào máu tạo cụ máu bịt kín vết thương. Do chất gây ngưng có trong huyết tương của người nhận kết hợp vói chất bị ngưng có trong hồng cầu người cho. Trên thực tế, chất gây ngưng a kết hợp với chất bị ngưng A và chất gây ngưng b kết hợp với chất bị ngưng B gây kết dính hồng cầu và làm ngưng máu. ý nghĩa – hậu quả (0,25 điểm) Giúp các vết thương mau bịt kín mạch máu bị đứt, hạn chế mất máu của cơ thể. Trong y học, ứng dụng chế tạo các loại dược phẩm làm cho máu chóng đông khi phẩu thuật Ngưng máu làm tắc mạch máu gây chết người. Dựa trên hiện tượng ngưng máu để phân chia các nhóm máu ở người và đề ra các nguyên tắc truyền máu. II/. Bài tập: (2 điểm) a. Biện luận: + Lan và Vân không thể nhận được máu của nhau do đó Lan và Vân chỉ có thể có nhóm máu A hoặc B và hai người này phải có nhóm máu khác nhau. Tức là: Nếu Lan có nhóm máu A thì Vân có nhóm máu B Nếu Lan có nhóm máu B thì Vân có nhóm máu A (0,5 điểm) + Bình có thể cho Lan và Vân máu mà không bị tai biến (Lan và Vân có nhóm máu khác nhau như đã biện luận ở trên). Bình có nhóm máu O. (0,25 điểm) + Vân có thể cho Thanh máu nhưng lại không thể nhận được máu của Thanh. Chứng tỏ Thanh và Vân có nhóm máu khác nhau và Thanh phải có nhóm máu AB. (0,25 điểm) b. Kết luận: (0,5 điểm) + Bình có nhóm máu O. + Thanh có nhóm máu AB. + Lan và Vân có hai trường hợp: Nếu Lan có nhóm máu A thì Vân có nhóm máu B Nếu Lan có nhóm máu B thì Vân có nhóm máu A c. Vẽ sơ đồ kiểm chứng: (0,5 điểm) Lan Vân Bình Thanh (O) (A hoặc B) (B hoặc A) (AB) * Ghi chú: Đường có thể cho được máu. Đường này học sinh có thể không vẽ.
File đính kèm:
- De thi HSG mon Sinh 2004-2005 Vong II.doc