Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS - Môn thi: Sinh vật

doc3 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 544 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS - Môn thi: Sinh vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
———————
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2011 – 2012
ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề.
———————————
Câu 1: 
a. Cơ chế nào giúp duy trì ổn định vật liệu di truyền qua các thế hệ cơ thể ở các loài sinh vật?
b. Những hoạt động của nhiễm sắc thể trong giảm phân góp phần tạo sự đa dạng cho sinh giới?
Câu 2: 
Ở một loài động vật, xét 100 tinh bào bậc 1 có 2 cặp nhiễm sắc thể ký hiệu AaBb. Trong quá trình giảm phân của các tinh bào trên có 98 tinh bào giảm phân bình thường còn 2 tinh bào giảm phân không bình thường (rối loạn lần giảm phân 1 ở cặp nhiễm sắc thể Aa, giảm phân 2 bình thường, cặp Bb giảm phân bình thường). Xác định số lượng tinh trùng được tạo ra từ 100 tinh bào bậc 1 nói trên và tỉ lệ tinh trùng ab?
Câu 3: 
Căn cứ vào đâu để chia ARN làm 3 loại mARN, tARN, rARN? Nêu chức năng từng loại ARN.
Câu 4: 
Phân biệt thường biến với đột biến.
Câu 5: 
Hiện nay có rất nhiều cặp vợ chồng tìm đến các biện pháp giúp sinh con trai theo ý muốn. Theo em điều này nên hay không nên? Vì sao?
Câu 6: 
Người ta đã ứng dụng loại kĩ thuật nào để tạo ra chủng vi khuẩn E.Coli có khả năng sản xuất hoocmôn insulin dùng chữa bệnh đái tháo đường ở người? Trình bày các khâu của kĩ thuật đó?
Câu 7: 
Hội chứng Đao ở người do dạng đột biến nào gây nên? Nêu cơ chế hình thành và đặc điểm của người bị mắc hội chứng Đao.
Câu 8: 
a. Giới hạn sinh thái là gì? Ảnh hưởng của giới hạn sinh thái đến sự phân bố của loài trong tự nhiên?
b. Động vật đẳng nhiệt và động vật biến nhiệt, nhóm nào có khả năng chống chịu với sự thay đổi của nhiệt độ môi trường tốt hơn? Vì sao?
Câu 9: 
Ở một loài thực vật, cho lai giữa P thuần chủng cây cao - quả vàng với cây thấp - quả đỏ, thu được F1. Cho F1 lai với nhau thu được F2 gồm 4 loại kiểu hình với 3648 cây, trong đó có 2052 cây cao - quả đỏ. Biết mỗi gen quy định một tính trạng.
a. Xác định quy luật di truyền chi phối phép lai và kiểu gen của P.
b. Không cần viết sơ đồ lai hãy cho biết trong số các cây cao - quả đỏ ở F2, tỉ lệ cây cao - quả đỏ thuần chủng là bao nhiêu?
--Hết-- 
Họ và tên thí sinh:............SBD.............
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
———————
CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2011 – 2012
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC
———————————
Câu
Nội dung
Điểm
1
(1,0đ)
a. Cơ chế giúp duy trì ổn định vật liệu di truyền qua các thế hệ cơ thể:
+ Ở các loài sinh sản vô tính: Nhờ cơ chế nguyên phân...............................................
+ Ở các loài sinh sản hữu tính: Kết hợp 3 cơ chế nguyên phân, giảm phân và thụ tinh............................................................................................................................
0,25
0,25
b. Hoạt động của nhiễm sắc thể trong giảm phân tạo sự đa dạng cho sinh giới:
- Hoạt động tiếp hợp và trao đổi chéo ở kỳ đầu I......................................................
- Hoạt động phân li độc lập ở kỳ sau I......................................................................
0,25
0,25
2
(1,5đ)
* Tổng số tinh trùng tạo ra:
1 tinh bào bậc 1 giảm phân cho 4 tinh trùng => 100 tinh bào bậc 1 giảm phân cho 400 tinh trùng...................................................................................
* Tỉ lệ tinh trùng ab:
- Xét riêng cặp nhiễm sắc thể Aa:
 + 98 tế bào giảm phân bình thường cho: 196 tinh trùng A , 196 tinh trùng a
 + 2 tế bào xảy ra rối loạn giảm phân I cho 4 tinh trùng chứa cả A và a (Aa) và 4 tinh trùng không chứa cả A và a ký hiệu (O) => Tỉ lệ tinh trùng về cặp NST này là: 
0,49A: 0,49a: 0,01Aa : 0,01 O....................................................................................
- Cặp nhiễm sắc thể Bb giảm phân bình thường cho 2 loại tinh trùng với tỉ lệ: 
0,5B: 0,5b.......................................................................................................................... 
- Tỉ lệ tinh trùng ab: 0,49a x 0,5b = 0,245........................................................................
(Học sinh có thể làm theo cách khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa)
0,25
0,5
0,25
0,5
3
(1,0đ)
* Căn cứ vào chức năng người ta chia làm 3 loại ARN....................................................
* Chức năng từng loại:
- mARN: Truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của prôtêin cần tổng hợp....................
- tARN: Vận chuyển axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp prôtêin.................................
- rARN: Là thành phần cấu tạo nên bào quan ribôxôm – nơi tổng hợp prôtêin................
0,25
0,25
0,25
0,25
4
(1,0đ)
* Khác nhau giữa thường biến và đột biến:
Thường biến
Đột biến
- Những biến đổi ở kiểu hình, không di truyền...................................................
- Nguyên nhân: Ảnh hưởng trực tiếp của môi trường....................................
- Biểu hiện: Đồng loạt, có hướng xác định.....................................................
- Ý nghĩa: Giúp sinh vật thích nghi với điều kiện môi trường............................
- Những biến đổi trong vật chất di truyền, di truyền.
- Nguyên nhân: Do tác nhân vật lí, hóa học, rối loạn sinh lí, hóa sinh.....
- Biểu hiện: Riêng lẻ, không định hướng
................................................................
- Có thể có hại, có lợi hoặc vô hại với sinh vật..................................................
0,25
0,25
0,25
0,25
5
(1,0đ)
- Sinh con theo ý muốn là không nên.............................................................................
- Vì: Để sinh tự nhiên, tỉ lệ nam : nữ trong xã hội xấp xỉ 1:1, nếu có nhiều người sinh con trai theo ý muốn => nam nhiều hơn nhiều so với nữ => mất cân bằng giới..............
0,5
0,5
6
(1,5đ)
* Để tạo chủng vi khuẩn E. Coli dùng sản xuất hoocmôn insulin là ứng dụng của kĩ thuật gen (kĩ thuật di truyền).......................................................................................
* Các khâu: 
- Khâu 1: Tách ADN NST của tế bào cho và tách phân tử ADN dùng làm thể truyền từ vi khuẩn hoặc vi rút.......................................................................................................
- Khâu 2: Tạo ADN tái tổ hợp 
ADN của tế bào cho và ADN dùng làm thể truyền được cắt ở vị trí xác định nhờ enzim cắt chuyên biệt, ngay lập tức ghép ADN của tế bào cho vào ADN làm thể truyền nhờ enzim nối........................................................................................................................
- Khâu 3: Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận, tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện...........................................................................................................................
0,5
0,25
0,5
0,25
7
(1,0đ)
- Hội chứng Đao do đột biến lệch bội ở cặp NST thứ 21, dạng (2n + 1)...........................
- Cơ chế hình thành:
+ Trong giảm phân cặp NST 21 ở bố hoặc mẹ không phân li tạo giao tử (n + 1) và
giao tử (n – 1).................................................................................................................
+ Trong thụ tinh giao tử (n + 1) kết hợp với giao tử bình thường (n) tạo hợp tử (2n + 1)
phát triển thành người mắc hội chứng Đao.....................................................................
- Đặc điểm của người mắc hội chứng Đao: Bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, si đần...............................................................................................................
0,25
0,25
0,25
0,25
 8
(1,0đ)
a. Giới hạn sinh thái và ảnh hưởng của giới hạn sinh thái:
- Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.................................................................................................................
- Ảnh hưởng của giới hạn sinh thái đến sự phân bố của loài trong tự nhiên: Loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái thì phân bố rộng ở trong tự nhiên và ngược lại............................................................................................................................
b. Điểm khác nhau: 
- Động vật đẳng nhiệt có khả năng chống chịu với sự thay đổi của nhiệt độ môi trường tốt hơn động vật biến nhiệt................................................................................................
- Vì động vật đẳng nhiệt có cơ chế điều hòa thân nhiệt (sinh nhiệt và tán nhiệt), còn động vật biến nhiệt thì không...........................................................................................
0,25
0,25
0,25
0,25
9
(1,0đ)
a. Xác định qui luật di truyền:
- Xét tỉ lệ cây cao, quả đỏ ở F2 = 2052/3648 = 9/16 => F2 cho 16 kiểu tổ hợp = 4 loại giao tử x 4 loại giao tử => F1 dị hợp 2 cặp gen, các gen phân li độc lập với nhau..........
- Cây cao, quả đỏ chiếm tỉ lệ 9/16 => tính trạng cây cao, quả đỏ là các tính trạng trội... 
- Quy ước: A - Cây cao, a - cây thấp ; B - quả đỏ, b - quả vàng
 => kiểu gen của P: AAbb x aaBB.....................................................................................
0,25
0,25
0,25
b. Tỉ lệ cây cao, quả đỏ thuần chủng trong tổng số cây cao, quả đỏ ở F2 = 1/9...............
0,25
Hết.

File đính kèm:

  • dochoc sinh gioi 9.doc
Đề thi liên quan