Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS - Môn thi: Sinh vật - Đề 2

doc4 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 621 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS - Môn thi: Sinh vật - Đề 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS
Năm học: 2011 - 2012
Môn thi: Sinh học 
Thời gian làm bài: 150 phút ( Không kể thời gian giao đề )
Câu 1:( 2 điểm )Tại sao trong cùng một loài những động vật có kích thước càng nhỏ thì tim đập càng nhanh?
Câu 2:(2,5 điểm)Ở ruồi giấm có bộ NST 2n bằng 8, một tế bào của loài đang phân bào, người ta quan sát thấy có 4 NST kép xếp hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
a/ Em hãy cho biết tế bào đang ở kỳ nào của quá trình phân bào? Giải thích?
b/ Nếu tế bào của loài trên thực hiện quá trình nguyên phân, hãy xác định: số tâm động, số cromatit, số NST đơn ở kỳ giữa và kỳ sau của quá trình phân bào?
Câu 3:(3,5 điểm)a/ Tại sao trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam/nữ xấp xỉ 1:1? Nói rằng, người mẹ quyết định giới tính của con là đúng hay sai? Tại sao?
b/ Một bạn học sinh nói rằng: bố mẹ truyền cho con của mình các tính trạng đã được hình thành sẵn. Bằng kiến thức đã học, hãy cho biết ý kiến trên của bạn học sinh có đúng không? Giải thích?
Câu 4:(3 điểm)Một gen quy định cấu trúc của một pôlipeptit gồm 598 axit amin có tỉ lệ: G:A= 4:5.
a/ Tính chiều dài của gen?
b/ Tính số lượng nuclêôtit từng loại do môi trường nội bào cung cấp khi gen tự sao liên tiếp 6 lần?
c/ Do đột biến, một cặp A-T của gen được thay thế bằng cặp G – X. Số liên kết hyđrô trong gen thay đổi như thế nào?
Câu 5: (2 điểm)Khi nghiên cứu sự di truyền bệnh Hunter ở một dòng họ, người ta thu được kết quả sau: Bé trai 4 tụổi mắc chứng bệnh di truyền (bệnh Hunter), có mặt biến dạng, lùn và ngu đần. Cả cha mẹ, người chị 10 tuổi và anh trai 8 tuổi của bé đều không bị bệnh này. Bà mẹ này có người em trai chết lúc 15 tuổi cũng có các triệu chứng bệnh như bé trai 4 tuổi nói trên; đồng thời bà cũng có một người cháu (con trai của chị gái bà) có các triệu chứng tương tự, trong khi chị gái bà và chồng bà ta bình thường.
Hãy viết sơ đồ phả hệ của dòng họ trên?
Câu 6: (3 điểm)Một cá thể F1 lai với 3 cơ thể khác:
- Với cá thể thứ nhất được thế hệ lai, trong đó có 6,25% kiểu hình cây thấp, hạt dài
- Với cá thể thứ hai được thế hệ lai, trong đó có 12,5% kiểu hình cây thấp, hạt dài.
- Với cá thể thứ ba được thế hệ lai, trong đó có 25% kiểu hình cây thấp, hạt dài.
Cho biết mỗi gen nằm trên một NST qui định một tính trạng và đối lập với các tính trạng cây thấp, hạt dài là các tính trạng cây cao, hạt tròn.
Hãy biện luận và viết sơ đồ lai của ba trường hợp nêu trên?
Câu 7: (2 điểm)So sánh kết quả phép lai phân tích F1 trong hai trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết của 2 cặp tính trạng? Nêu ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống? 
Câu 8: (2 điểm)Hãy giải thích hai hiện tượng dưới đây và rút ra được điều gì trong chăn nuôi trồng trọt 
Hiện tượng 1: Cùng cho ăn uống đầy đủ như nhau nhưng lợn ĩ Nam Định chỉ đạt khối lượng 50 Kg/năm, còn lợn Đại Mạch lại đạt tới 185Kg/năm.
Hiện tượng 2: Cũng giống lợn Đại Mạch đó nhưng cho ăn và chăm sóc kém thì khối lượng chỉ đạt 40-50 Kg/năm.
........................................... Hết.................................................................
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2011 – 2012
MÔN THI: SINH HỌC (Hướng dẫn chấm có 03 trang)
Câu 1
2,0 
điểm
Trong cúng một loài những động vật có kích thước càng nhỏ thì tim đập càng nhanh vì:
- Cường độ trao đổi chất mạnh, nhu cầu đòi hỏi nhiều ô xi.
- Cường độ trao đổi chất mạnh vì diện tích tiếp xúc của bề mặt cơ thể với môi trường lớn so với khối lượng cơ thể, nên có sự mất nhiệt nhiều.
1,0
1,0
Câu 2
2,5 điểm
a/ 
- Tế bào đang ở kỳ giữa của lần phân bào 2 của giảm phân.
- Vì: số lượng NST kép trong tế bào lúc này đã giảm đi một nửa so với tế bào mẹ và các NST kép đang tập trung trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
b/ 
Chỉ tiêu
Kỳ giữa
Kỳ sau
Số tâm động
8
16
Số cromatit
16
0
Số NST đơn
0
16
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 3
3,5 điểm
a/ 
- Cơ chế xác định giới tính ở người:
Nam: XX, Nữ: XY
Sơ đồ lai: 
-->Trên qui mô lớn, tỉ lệ nam/nữ xấp xỉ 1:1
(Học sinh có thể giải thích bằng lời vẫn cho điểm tối đa)
- Nói người mẹ quyết định giới tính của con là sai, vì giao tử mang NST Y để tạo hợp tử XY (phát triển thành con trai) được hình thành từ người bố.
b/ 
- Nói bố mẹ truyền cho con tính trạng đã hình thành sẵn là sai.
- Vì: Bố mẹ chỉ truyền cho con kiểu gen qui định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường. Kiểu gen tương tác với môi trường để hình thành kiểu hình (tính trạng).
1,0
0,5
1,0
0,5
0,5
Câu 4
3,0 điểm
1. 
Tính chiều dài của gen:
 Số N của gen: (598 + 2) x3 x2 = 3600.
Chiều dài của gen: (3600 : 2) x 3,4 = 6120 A0
2. 
Số lượng nuclêôtit từng loại :
A + G = 3600 : 2 = 1800 mà G : A = 4: 5 G : A = 0,8 G = 0,8A
 Giải ra ta có: A = T = 1000; G = X = 800.
Số lượng nuclêôtit từng loại do MT cung cấp:
A = T = (26 - 1) x 1000 = 63000 
G = X = (26 - 1) x 800 = 50400
3. 
Số liên kết H
-Trong gen chưa đột biến: H = (2 x 1000) + (3 x 800) = 4400.
-Trong gen đột biến: A = T = 1000 – 1 =999 G = X = 800 + 1 = 801 
 H = (2 x 999) + (3 x 801) = 4401.
 Vậy gen đột biến nhiều hơn gen ban đầu 1 liên kết H.
1,0
1,0
1,0
Câu 5
2,0 điểm
P:
Người mẹ
F1:
Bé trai 4 tuổi
Người cháu
1,0
1,0
Câu 6
3,0 điểm
Theo điều kiện đề bài, các phép lai đều chịu sự chi phối của định luật phân ly độc lập.
* Xét phép lai 1:
- Biện luận:
 Thế hệ lai có 6,25% thấp, dài, chiếm tỉ lệ 1/16 ® thế hệ lai có 16 kiểu tổ hợp bằng 4x4 ® Mỗi bên cho 4 loại giao tử ® F1 và cá thể thứ nhất dị hợp tử 2 cặp gen ® thế lệ lai có sự phân tính về kiểu hình theo tỉ lệ 9:3:3:1 với kiểu hình mang 2 tính trạng lặn có tỉ lệ bằng 1/16. 
 Mà đề bài cho biết thấp, dài bằng 1/16 ® Thấp, dài là 2 tính trạng lặn so với cao, tròn.
Qui ước: 
A- Cao B- Tròn
a – Thấp b – Dài
® kiểu gen của F1 và cá thể 1: AaBb (Cao, tròn)
- Sơ đồ lai: AaBb x AaBb
* Xét phép lai 2:
- Biện luận:
 Thế hệ lai có 12,5% thấp, dài chiếm tỉ lệ 1/8 ® F2 thu được 8 kiểu tổ hợp = 4x2. Vì F1 cho 4 loại giao tử ® cá thể hai cho 2 loại giao tử ® Cá thể 2 phải dị hợp tử một cặp gen.
 F2 xuất hiện thấp dài aabb ® F1 và cá thể 2 đều cho được giao tử ab.
 Vậy kiểu gen của cá thể hai là: Aabb hoặc aaBb.
- Sơ đồ lai:
 AaBb x Aabb
 AaBb x aaBb
* Xét phép lai 3:
- Biện luận:
 Thế hệ lai có 25% kiểu hình cây thấp, hạt dài ® F2 thu được 4 kiểu tổ hợp = 4x1. Vì F1 cho 4 loại giao tử ® cá thể thứ 3 cho 1 loại giao tử ® đồng hợp tử về cả hai cặp gen.
 F2 xuất hiện thấp dài aabb ® F1 và cá thể 3 đều cho được giao tử ab.
 Vậy kiểu gen của cá thể thứ 3 là: aabb
- Sơ đồ lai: AaBb x aabb
0,25
0,5
0,25
0,25
0, 5
0,5
0,5
0.25
Câu 7
2,0 điểm
Di truyền độc lập
Di truyền liên kết
P: Hạt vàng,trơn x Hạt xanh,nhăn.
 AaBb aabb 
G: AB:Ab: aB: ab ab
F:1AaBb:1Aabb:1aaBb:1aabb 
 1V,T : 1V,N : 1X,T : 1 X,N 
Tỉ lệ KG và KH đều :1:1:1:1.
Xuất hiện biến dị tổ hợp: V,N;X,T 
P:Thân xám, cánh dài x Thân đen,cánh cụt
 BV/ bv bv/ bv
G: 1BV: 1bv 1bv
F: 1BV/bv : 1bv/1bv
 1X,D : 1Đ,C
-Tỉ lệ KG và KH đều 1:1.
- Không xuất hiện biến dị tổ hợp.
- DTLK đảm bảo sự DT bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên 1 NST trong chọn giống người ta có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau.
0,75
0,75
0,5
Câu 8
2,0 điểm
Hiện tượng 1: Khả năng phản ứng khác nhau của hai cơ thể khác nhau về kiểu gen có giới hạn do kiểu gen quy định 
Hiện tượng 2: Cùng một kiểu gen quy định tính trạng số lượng có thể phản ứng thành nhiều kiểu hình khác nhau tùy thuộc vào điều kiện môi trường 
*Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường
-Áp dụng kĩ thuật chăn nuôi trồng trọt thích hợp (tạo điều kiện thuận lợi nhất để đạt tới kiểu hình tối đa nhằm tăng năng suất và hạn chế các điều kiện ảnh hưởng xấu).
-Cải tạo hoặc thay giống cũ bằng giống mới có tiềm năng năng suất cao hơn.( Giống: Là kiểu gen qui định giới hạn năng suất.)
0,5
0,5
0,25
0,5
0,25

File đính kèm:

  • docDE HSG SINH 9 V2 TXPTR.doc
Đề thi liên quan