Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 trung học cơ sở cấp huyện - Môn: Sinh Học

doc8 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 613 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 trung học cơ sở cấp huyện - Môn: Sinh Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 UBND tỉnh Tiền Giang	 	 	 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO	 	 	 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 TRUNG HỌC CƠ SỞ
CẤP HUYỆN --[-- Năm học 2007 - 2008 --]-- Môn : SINH HỌC 
Thời gian làm bài : 150 phút (không kể thời gian giao đề) 
(Đề thi này gồm có BA trang)--------------------------------------------------------------------
Thí sinh trả lời tất cả các câu hỏi sau đây, mỗi câu 2,0 điểm :
Câu 1. 
1.1. Trình bày nội dung quy luật phân ly của Menđen.
1.2. Xét ba cặp gen di truyền độc lập, trong đó có một cặp là trội không hoàn toàn. Cho lai một cặp cha mẹ P thuần chủng mang ba cặp gen tương phản ; sau đó cho F1 tạp giao với nhau thu được F2. Xác định công thức để tính (không yêu cầu tính toán cụ thể) :
	a/ Số loại giao tử của P.
	b/ Số loại giao tử của F1.
	c/ Tỷ lệ phân ly kiểu hình ở F2.
	d/ Tỷ lệ phân ly kiểu gen ở F2.
Câu 2. 
Hãy giải thích tại sao ở các loài sinh sản giao phối, biến dị lại phong phú hơn nhiều so với loài sinh sản vô tính. 
Câu 3. 
Một tế bào sinh dục cái lưỡng bội (tế bào sinh dục sơ khai cái) trải qua nguyên phân ba lần liên tiếp để tạo noãn nguyên bào. Các noãn nguyên bào này phát triển thành noãn bào bậc nhất (tế bào sinh trứng) và sau đó đều tiến hành giảm phân ở thời kỳ chín.
Tính số tế bào con được tạo ra sau giảm phân.
Câu 4. 
Vẽ sơ đồ minh họa một tế bào động vật có 2n = 4 đang ở kỳ sau của nguyên phân. Chú thích vị trí của thoi phân bào, trung tử và các nhiễm sắc thể.
Câu 5. 
5.1. Phân tử ARN (được tổng hợp từ ADN) có trình tự các nuclêôtit : 
A) bổ sung với các nuclêôtit trên mạch khuôn (mạch mang mã gốc) của ADN	
B) bổ sung với các nuclêôtit trên mạch mã sao 
C) bổ sung với các nuclêôtit trên mạch khuôn của ADN, trong đó, trên ARN, T được thay bằng U
D) bổ sung với các nuclêôtit trên mạch mã sao, trong đó, trên ARN, A được thay bằng U
Chọn câu đúng nhất.
5.2. Kể tên và nêu chức năng của các loại ARN. 
Câu 6. 
6.1. Sự tự nhân đôi của ADN diễn ra tại đâu trong tế bào và ở vào kỳ nào của chu kỳ tế bào ?
6.2. Mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN (không yêu cầu vẽ hình).
6.3. Các phân tử ADN con được tạo ra sau quá trình tự nhân đôi có đặc điểm gì về mặt cấu trúc ?
Câu 7. 
Một gen có chiều dài 5.100 Å với tổng số nuclêôtit loại A bằng 900 nuclêôtit.
7.1. Tính số lượng từng loại nuclêôtit còn lại của gen này.
7.2. Một ARN thông tin do gen nói trên tổng hợp có số lượng G bằng 300 nuclêôtit. Tính số lượng nuclêôtit loại X của ARN này.
(Cho biết kích thước của một nuclêôtit bằng 3,4 Å)
Câu 8. 
8.1. Đột biến làm tăng số lượng nhiễm sắc thể trong một tế bào sinh dưỡng lên thành một bội số của n (nhiều hơn 2n) được gọi là : 
A) đột biến gen	
B) đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể 
C) đột biến dị bội thể
D) đột biến đa bội thể
Chọn câu đúng.
8.2. Trình bày các đặc điểm của cơ thể đa bội. Giải thích nguyên nhân đưa đến những đặc điểm ấy.
Câu 9. 
9.1. Thường biến là : 
A) những biến đổi của kiểu gen dưới tác động của môi trường	
B) những biến đổi của kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường
C) những biến đổi trong cấu trúc của gen đưa đến làm biến đổi kiểu hình
D) những biến đổi trong số lượng của nhiễm sắc thể đưa đến làm biến đổi kiểu hình
Chọn câu đúng.
9.2. Nêu định nghĩa mức phản ứng.
 Mức phản ứng được quy định bởi yếu tố nào ?
 Trong hai loại tính trạng : tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng, loại tính trạng nào có mức phản ứng rộng hơn ? Giải thích.
Câu 10. 
Một đứa trẻ bị mắc bệnh máu khó đông có một người em trai sinh đôi bình thường (không mắc bệnh).
10.1. Hai trẻ sinh đôi nói trên thuộc loại sinh đôi cùng trứng hay sinh đôi khác trứng ? Giải thích.
10.2. Nếu cặp sinh đôi nói trên đều cùng mắc bệnh thì có thể khẳng định chắc chắn rằng chúng là cặp sinh đôi cùng trứng hay không ? Giải thích.
HẾT
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Lưu ý : Không được dùng viết chì đen, viết chì màu hay viết mực khác màu để vẽ hình.
 UBND tỉnh Tiền Giang	 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO	 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 TRUNG HỌC CƠ SỞ
CẤP HUYỆN ----- Năm học 2007 – 2008
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM – HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ CHÍNH THỨC – Môn : SINH HỌC
Ðáp án này gồm có BỐN trang------------------------------------------------------------------------
HƯỚNG DẪN CHUNG
	Đáp án dưới đây có tính chất đại cương : nội dung chỉ nêu những ý cơ bản đáp ứng yêu cầu của đề bài ; hình thức được trình bày dưới dạng các đơn vị kiến thức theo một trong các trật tự có thể có, kèm theo biểu điểm và hướng dẫn chấm. Khi chấm giám khảo cần lưu ý những vấn đề sau đây :
	1) Chỉ yêu cầu thí sinh (TS) nêu được đầy đủ và đúng các nội dung chánh theo một thứ tự hợp lý, không bắt buộc phải trình bày y hệt như đáp án hay sách giáo khoa.
	2) Hết sức quan tâm đến tính chủ động và sự sáng tạo của TS thể hiện trong bài làm. Những ý mới, hay, hoặc kiểu trình bày độc đáo phải được xem xét cẩn thận và cân nhắc kỹ để cho điểm thích đáng. Nếu TS có trình bày thêm những nội dung – tuy không nêu trong đáp án, nhưng xét thấy đúng và hợp lý thì giám khảo cần tính toán kỹ để vẫn có thể cho điểm (bù vào những phần mà các em thiếu). Những phần bài làm bị sai thì chỉ không cho điểm chớ không trừ điểm.
	3) Khi chấm hình vẽ (nếu có) : yêu cầu chính xác, đầy đủ, cân đối (về kích thước và vị trí các chi tiết) trong nội dung thể hiện của hình được xem là chủ yếu. Yêu cầu thẩm mỹ – tuy không coi nhẹ, nhưng chỉ nên được xem xét ở mức độ vừa phải.
	4) TS làm không đúng yêu cầu của đề (như : trình bày những nội dung đề không yêu cầu, vẽ hình – nếu có – bằng viết chì đen hay dùng mực khác màu) hoặc có biểu hiện vi phạm quy chế thi thì cần đưa ra tổ chấm bàn bạc kỹ để có quyết định đúng mức : từ không cho điểm đến trừ một phần điểm. Những trường hợp rất đặc biệt nhất thiết phải xin ý kiến của Chủ tịch Hội đồng giám khảo.
	5) Do yêu cầu cao của kỳ thi tuyển ở một bộ môn khoa học thực nghiệm, cần đặc biệt quan tâm đến hình thức trình bày bài làm của TS để có thể cho điểm thêm (điểm hình thức) theo đúng các quy định sau đây : 
	* Điểm cho thêm chỉ gồm hai mức : 0,25 và 0,50.
	* Chỉ cho điểm thêm khi tổng điểm (phần nội dung) của bài làm chưa đạt điểm tối đa.
	* Chỉ cho điểm thêm khi hình thức bài làm thật xứng đáng : trình bày khoa học ; chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chánh tả ; câu đúng cú pháp, rõ nghĩa ; sử dụng đúng thuật ngữ khoa học bộ môn.
Tuyệt đối không dùng điểm hình thức để “vớt” hay “chiếu cố” cho TS.
	6) Những phần thang điểm đã quá nhỏ mà lại có nhiều nội dung thì chỉ yêu cầu trình bày ngắn gọn, tương đối đủ và đúng ý. Tùy thực tế bài làm giám khảo có thể chủ động ghi điểm sao cho phù hợp.
	7) Ký hiệu sử dung :
	* HD : Hướng dẫn chấm cụ thể phần đáp án ngay bên trên.
	* (  ) (những ý viết trong dấu ngoặc đơn) : TS có thể trình bày hay không đều được ; có khi có ý nghĩa tương đương dùng để thay thế nồi dung liền phía trước hoặc liền phía sau.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM – HƯỚNG DẪN CHẤM CHI TIẾT
Câu 1. (2,0 điểm)
1.1. Quy luật phân ly của Menđen (1,0) :	
	Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền (gen) trong cặp nhân tố di truyền (cặp gen) phân ly về một giao tử (0,5) -/- và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng P (0,5).
1.2. Công thức tính (1,0) : 
a/ (0,25) Số loại giao tử của P :	20.
b/ (0,25) Số loại giao tử của F1 :	23.
c/ (0,25) Tỷ lệ phân ly kiểu hình ở F2 :	(3 : 1)2 . (1 : 2 : 1).
d/ (0,25) Tỷ lệ phân ly kiểu gen ở F2 :	(1 : 2 : 1)3.
HD :	Nếu TS tính toán cụ thể và đúng thì vẫn cho đầy đủ điểm.
Câu 2. (2,0 điểm)
* (0,5) Sự sinh sản trong sinh sản vô tính : Chỉ đơn thuần dựa trên cơ chế nguyên phân : tế bào con luôn luôn giống hệt tế bào mẹ (nếu không xảy ra đột biến) à cơ thể con giống hệt cơ thể mẹ à không (ít) có biến dị.
* (2,0) Sự sinh sản trong sinh sản giao phối (hữu tính) : Dựa trên (hai cơ chế chủ yếu) :
+ (1,0) Cơ chế giảm phân : Có sự phân ly độc lập (và tổ hợp tự do) của các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) (trong quá trình phát sinh giao tử) (0,5) -/- à tạo ra được nhiều loại giao tử khác nhau (0,5).
+ (1,0) Cơ chế thụ tinh : Có sự tổ hợp lại của các nhân tố di truyền (có nguồn gốc khác nhau) trong giao tử (0,5) -/- à tạo ra được nhiều kiểu tổ hợp khác nhau (biến dị tổ hợp) ở hợp tử à biến dị phong phú (0,5).
HD :	Phân bố điểm như nêu trên chỉ có ý nghĩa khi bài làm chưa hoàn chỉnh ; nếu bài đã đầy đủ, chỉ cho tối đa câu 2 này 2,0 điểm đúng như thang điểm đã quy định.
Câu 3. (2,0 điểm)
* (1,0) Số noãn bào bậc I :	1 . 23	=	8 tế bào.
* (1,0) Số tế bào con được tạo ra sau giảm phân :	8 x 4	=	32 tế bào.
Câu 4. (2,0 điểm)
* Hình vẽ (1,25) :	
	+ Như hình trong bảng 9.2., sách giáo khoa ; hoặc một hình tương đương trong các tài liệu khác vẫn chấp nhận, miễn đúng.
	+ Yêu cầu :
	@ Có thể vẽ trung tử như trong sách giáo khoa hay chỉ đơn giản là một khối hình cầu đều được.
	@ Vẽ rõ cấu trúc của sao phân bào (trung tử + các sợi phân bào tỏa ra xung quanh).
	@ Lưu ý cơ chế di chuyển của hai cromatit thuộc cùng một nhiễm sắc thể kép – theo sách giáo khoa – là do sự co rút của sợi phân bào (sợi tâm động) nên khoảng giữa hai cromatit này không vẽ sợi phân bào.
	@ Số lượng nhiễm sắc thể đơn di chuyển về hai cực của tế bào mẹ đều bằng 4.
	@ Hình dạng và kích thước của hai nhóm nhiễm sắc thể đơn đang di chuyển về hai cực của tế bào mẹ phải giống nhau ; và trong mỗi nhóm, hình dạng và kích thước các nhiễm sắc thể phải thể hiện rõ tính chất lưỡng bội của bộ nhiễm sắc thể (thấy rõ hai cặp).
* Chú thích (0,75) :	
	Mỗi chú thích đúng cho 0,25. Có thể dùng các thuật ngữ tương đương (thoi phân bào = thoi vô sắc = thoi vô nhiễm -/- trung tử = tinh thể -/- nhiễm sắc thể = cromatit) đều được chấp nhận.
Câu 5. (2,0 điểm)
5.1. Chọn câu đúng nhất (0,5) :	
Câu C (bổ sung với các nuclêôtit trên mạch khuôn của ADN, trong đó, trên ARN, T được thay bằng U)
5.2. Các loại ARN và chức năng (1,5) :
* (0,5) ARN thông tin (ARNm, mARN) : Truyền đạt (mang, chứa đựng) thông tin (di truyền) quy định cấu trúc của prôtêin cần tổng hợp.
* (0,5) ARN vận chuyển (ARN chuyên chở, ARNt, tARN) : Vận chuyển axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp prôtêin (ribôxôm).
* (0,5) ARN ribôxôm (ARNr, rARN) : Là thành phần cấu tạo ribôxôm (cấu trúc thực hiện sự tổng hợp prôtêin).
	HD :	Phân bố điểm cho mỗi loại ARN như sau : phần “tên” : 0,25 -/- phần “chức năng” : 0,25.
Câu 6. (2,0 điểm)
6.1. Vị trí, thời điểm (0,5) :	
	* (0,25) Nhân tế bào.
* (0,25) Kỳ trung gian.
6.2. Quá trình (1,0) : 
	ADN tháo xoắn (0,25) -/- Hai mạch đơn tách nhau dần (0,25) -/- Mỗi mạch đơn liên kết các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào (tế bào) để hình thành mạch mới (mỗi mạch đơn dùng làm khuôn để tổng hợp mạch mới từ các nuclêôtit tự do trong môi trường tế bào) (0,5).
HD :	Nếu TS chỉ hoàn toàn dùng hình vẽ để thay cho phần trình bày bằng lời : chiếu cố cho phần 6.2. này tối đa 0,5.
6.3. Đặc điểm cấu trúc của 2 ADN con (0,5) :
	Giống hệt nhau (0,25) -/- và giống hệt mẹ (0,25).
Câu 7. (2,0 điểm) 
7.1. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen (1,5) :	
	* (0,5) Tổng số nuclêôtit của gen : (5.100 / 3,4) x 2 = 3.000 nuclêôtit.
	 (hoặc : Số nuclêôtit trên một mạch đơn của gen : 5.100 / 3,4 = 1.500 nuclêôtit)
	* (1,0) Số lượng từng loại nuclêôtit của gen :
	+ (0,5) Số lượng T = số lượng A = 900 nuclêôtit.
	+ (0,5) Số lượng G = số lượng X = (3.000 / 2) – A = 1.500 – 900 = 600 nuclêôtit.
	(hoặc : G = X = 1.500 – A = 1.500 – 900 = 600 nuclêôtit)
HD :	Nếu cách làm đúng nhưng do tính toán (cộng ; trừ ; nhân ; chia) sai đưa đến kết quả sai : chỉ trừ ½ số điểm. 
7.2. Số lượng nuclêôtit loại X của ARN (0,5) : 
* (0,25) XARN	=	GADN – GARN 
(hoặc : XARN	=	XADN – GARN)
* (0,25) XARN	=	600 – 300	= 300 nuclêôtit. 
Câu 8. (2,0 điểm) 
8.1. Chọn câu đúng (0,5) :	Câu D (đột biến đa bội thể)
8.2. Cơ thể đa bội : đặc điểm – giải thích (1,5) :
	* (1,0) Nguyên nhân : Sự tăng (gấp bội) số lượng nhiễm sắc thể (à tăng số lượng ADN) (0,25) -/- à tăng cường độ trao đổi chất (0,25) -/- à tăng kích thước tế bào (0,25) -/- à tăng kích thước cơ quan (năng suất tăng cao đối với cây trồng) (0,25).
	* (0,5) Đặc điểm : Cơ thể to lớn hơn bình thường (0,25) -/- Khả năng chống chịu (với các điều kiện bất lợi của môi trường) cũng tăng (0,25).
Câu 9. (2,0 điểm) 
9.1. Chọn câu đúng (0,5) :	
Câu B (những biến đổi của kiểu hình trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường).
9.2. Mức phản ứng (1,5) :
	* (0,5) Định nghĩa : Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen (một gen, một nhóm gen) trước (những điều kiện) môi trường khác nhau.
	* (0,5) Yếu tố quy định : Mức phản ứng do kiểu gen quy định.
	* (0,5) Mức phản ứng rộng : Tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng hơn (0,25) -/- Vì tính trạng số lượng thường chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường (dễ bị biến đổi trước những thay đổi của môi trường) (0,25).
Câu 10. (2,0 điểm) 
10.1. Sinh đôi cùng/khác trứng (1,0) :	
Cặp sinh đôi gồm hai trẻ : một mắc bệnh, một không à kiểu gen của chúng khác nhau (0,5) -/- à sinh đôi khác trứng (0,5).
10.2. Giải thích (1,0) :
	* (0,25) Không thể khẳng định được (là cặp sinh đôi cùng trứng).
	* (1,0) Vì : do sự kết hợp ngẫu nhiên của các tinh trùng và trứng trong quá trình thụ tinh (0,5) -/- mà các trẻ sinh đôi (đồng sinh) khác trứng vẫn có thể có kiểu gen giống nhau ( à mắc cùng một thứ bệnh, có cùng giới tính, giống nhau về một số/nhiều tính trạng) (0,5).
HD :	Phân bố điểm như nêu trên chỉ có ý nghĩa khi bài làm chưa hoàn chỉnh ; nếu bài đã đầy đủ, chỉ cho tối đa phần 10.2. này 1,0 điểm đúng như thang điểm đã quy định.
HẾT
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docde thi hsg lop 9(3).doc
Đề thi liên quan