Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 -Trung học cơ sở cấp huyện năm học 2012-2013 môn: ngữ văn

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 4390 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 -Trung học cơ sở cấp huyện năm học 2012-2013 môn: ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THANH SƠN
PHÒNG GD&ĐT
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
…………….
…........................


Đề thi có 01 trang
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 -THCS CẤP HUYỆN
 NĂM HỌC 2012-2013
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)



Câu 1 (6,0 điểm)

Cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều được Nguyễn Du khắc họa trong đoạn trích " Kiều ở lầu Ngưng Bích".
	Trích (Truyện Kiều, Nguyễn Du, Ngữ văn lớp 9 tập I)
Câu 2 (4,0 điểm)
 Giá trị của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
 (Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận, Ngữ văn 9 tập I)

Câu 3 (10,0 điểm)

 Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, nhà văn Nguyễn Thành Long đã để cho ông hoạ sĩ nghĩ về anh thanh niên như sau:
 Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩ trong cái vắng vẻ vòi vọi hai nghìn sáu trăm mét trên mặt biển, cuồn cuộn tuôn ra khi gặp người. Những điều suy nghĩ đúng đắn bao giờ cũng có những vang âm, khơi gợi bao điều suy nghĩ khác trong óc người khác, có sẵn mà chưa rõ hay chưa được đúng.
 (Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, Ngữ văn lớp 9 tập I)
 Nêu rõ những điều anh suy nghĩ và những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh trong truyện ngắn.

––––––––––––––––––– Hết ––––––––––––––––––––
Họ và tên thí sinh ........................................................................... SBD....... 
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm







PHÒNG GD&ĐT THANH SƠN
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG LỚP 9-THCS CẤP HUYỆN 
NĂM HỌC 2012-2013
Môn: Ngữ văn
 (Hướng dẫn chấm có 04 trang)

Câu 1 (6.0 điểm): 
 Cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều được Nguyễn Du khắc họa trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.
 ( Truyện Kiều, nguyễn Du, Ngữ văn 9 tập 1)
Nội dung
Điểm
1. Yêu cầu về kiến thức:
5,0
Để trình bày cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều được thể hiện trong đoạn trích " Kiều ở lầu Ngưng Bích", thí sinh có thể sử dụng nhiều luận điểm, luận cứ khác nhau. Sau đây là một số gợi ý:

- Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Du, Truyện Kiều và vị trí đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

0,5
- Kiều ở lầu Ngưng Bích là đoạn trích mà Nguyễn Du đã khắc họa rất thành công tâm trạng của Thúy Kiều trong một cảnh ngộ éo le (...). Từ tâm trạng của nhân vật, tác giả đã làm hiện rõ vẻ đẹp nội tâm của nhân vật. Đó là:

0,5
+ Vẻ đẹp của một tâm hồn nhạy cảm ( ý thức rõ cảnh ngộ của bản thân khi phải đối mặt với nỗi cô đơn tuyệt đối, nỗi đau khổ, bẽ bàng đến tận cùng và có biết bao ngổn ngang, chia xé trong lòng ).


0,5
+ Vẻ đẹp của một tấm lòng thủy chung, son sắt đối với người yêu ( đau đáu với lời thề ước ngày nào, đau đớn khi biết Kim Trọng chờ mình trong vô vọng, tấm lòng thương nhớ của mình đối với chàng Kim không nguôi,...).

1,0
+ Vẻ đẹp của tấm lòng hiếu thảo đối với cha mẹ ( xót xa, đau đớn khi không được chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ...). 


1,0
- Đánh giá về vẻ đẹp của nhân vật: Thúy Kiều không chỉ đẹp ở ngoại hình mà dù ở trong cảnh ngộ nào Thúy Kiều cũng hiện lên với vẻ đẹp vị tha, nhân hậu rất đáng trân trọng. 


0,5
- Đánh giá thành công của Nguyễn Du về ngòi bút khắc họa vẻ đẹp nội tâm nhân vật qua nghệ thuật tẩ cảnh ngụ tình, điển tích điển cố...
0,5
- Đánh giá về tình cảm, thái độ của nhà thơ Nguyễn Du đối với Thúy Kiều: Thấu hiểu, đồng cảm sâu sắc; trân trọng, ngưỡng mộ, ngợi ca vẻ đẹp nội tâm nhân vật... 
0,5
2. Yêu cầu về kỹ năng:
1,0
+ Hiểu đúng yêu cầu của đề, biết làm một bài văn cảm thụ. Biết kết hợp một cách nhuần nhuyễn các phép lập luận đã học.
0,5
+ Có kỹ năng triển khai luận điểm, luận cứ, bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, ít mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả...
0,5
Câu 2 (4.0 điểm)
 Giá trị của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:
 Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
 Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
 Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
 (Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận, Ngữ văn 9 tập I)
Nội dung
Điểm
Xác định biện pháp tu từ 
1.0
Biện pháp tu từ so sánh: Mặt trời như hòn lửa 	
0.5
Biện pháp tu từ nhân hoá: Sóng cài then; đêm sập cửa, câu hát căng buồm. 
0.5
Giá trị của biện pháp tu từ 
3.0
Nghĩa gợi tả: Miêu tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào buổi hoàng hôn.
1.0
Nghĩa gợi cảm 

Thiên nhiên vửa rộng lớn, vừa gần gũi, rực rỡ, hòa nhịp với con người.
1.0
Gợi cho người đọc những liên tưởng, cảm nhận phong phú, sống động về thiên nhiên, vũ trụ, vẻ đẹp khỏe khoắn, niềm vui, niềm lạc quan của người lao động trước cuộc sống mới...
1.0
Câu 3 (10.0 điểm)
 Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, nhà văn Nguyễn Thành Long đã để cho ông hoạ sĩ nghĩ về nhân vật anh thanh niên như sau:
 Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩ trong cái vắng vẻ vòi vọi hai nghìn sáu trăm mét trên mặt biển, cuồn cuộn tuôn ra khi gặp người. Những điều suy nghĩ đúng đắn bao giờ cũng có những vang âm, khơi gợi bao điều suy nghĩ khác trong óc người khác, có sẵn mà chưa rõ hay chưa được đúng.
 (Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, Ngữ văn lớp 9 tập I)
 Nêu rõ những điều anh suy nghĩ và những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh trong truyện ngắn.
Nội dung
Điểm
Yêu cầu về kĩ năng trình bày : 
2,0
 Đảm bảo một văn bản nghị luận có bố cục ba phần rõ ràng, tổ chức sắp xếp ý một cách hợp lí, liên kết chặt chẽ.

1,0
- Hành văn trôi chảy, mạch lạc, chữ viết rõ ràng, cẩn thận, không có quá 3 lỗi về chính tả, dùng từ, diễn đạt
1,0
Yêu cầu về kiến thức 	
8,0
1. Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn trích 
1,0
Nguyễn Thành Long (1925 – 1991) là cây bút chuyên về truyện ngắn và kí. Truyện của ông thường có khuynh hướng ca ngợi tình yêu Tổ quốc, nhân dân. Lặng lẽ Sa Pa được viết vào mùa hè 1970 trong chuyến đi Lào Cai, in trong tập Giữa trong xanh (1972). Với chất thơ nhẹ nhàng, trầm lắng, thiết tha, Lặng lẽ Sa Pa ca ngợi những con người sống giữa non xanh lặng lẽ nhưng vô cùng sôi nổi, hết lòng vì Tổ quốc thân yêu . 
1,0
2. Những điều anh suy nghĩ 
3,5
Anh suy nghĩ về hoàn cảnh làm việc, công việc mình làm: (Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được; công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất). Anh đã vượt lên hoàn cảnh bằng những suy nghĩ rất đẹp, giản dị mà sâu sắc về công việc, về cuộc sống. Anh thấy được ý nghĩa cao quý trong công việc thầm lặng của mình.	
1.0
Anh thực sự cảm thấy hạnh phúc khi biết những việc mình làm đã góp một phần nhỏ giúp cho không quân bắn rơi máy bay Mĩ (từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc). Điều này giúp anh hiểu được ý nghĩa lớn lao của cuộc sống.	

1.0
Anh suy nghĩ về những con người đang sống xung quanh anh: ông kĩ sư nông nghiệp cần mẫn ngày này qua ngày khác thụ phấn cho hàng vạn cây su hào với mong ước để củ su hào nhân dân toàn miền Bắc nước ta ăn được to hơn, ngọt hơn trước; anh cán bộ nghiên cứu sét mười một năm không một ngày xa cơ quan để quyết tâm hoàn thành cho được bản đồ sét. Đó là những con người làm cho anh thanh niên thấy cuộc đời đẹp quá. Và anh mơ ước được làm việc trên trạm đỉnh Phan -xi -păng, nơi lí tưởng để làm công việc khí tượng.	



1.0
-> Qua những suy nghĩ của anh thanh niên, nhà văn đã ca ngợi và khẳng định vẻ đẹp của con người lao động, của lí tưởng sống dựng xây Tổ quốc.	

0.5
3. Những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh 
2,5
Với ông hoạ sĩ già: anh đã làm cho ông xúc động mạnh, khiến ông đi hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác và làm cho trái tim mệt mỏi của ông trở nên khao khát, yêu thêm cuộc sống. Ông quyết định quay trở lại nơi này để hoàn thành bức vẽ chân dung anh.	

1.0
Với cô kĩ sư trẻ: Anh đã làm cho cô cảm động và bị cuốn hút ngay từ giây phút đầu tiên gặp, làm cho cô hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của anh, hiểu thêm cái thế giới những con người như anh. Anh đã giúp cô nhìn nhận lại bản thân mình, giúp cô yên tâm hơn về quyết định của mình, và trên tất cả là những háo hức và mơ mộng mà anh đã trao cho cô. Cô gái chia tay anh bằng một ấn tượng hàm ơn khó tả.	
1.0
-> Qua những suy nghĩ của các nhân vật ông hoạ sĩ, cô kĩ sư, nhà văn nhấn mạnh ý nghĩa lớn lao của những công việc thầm lặng. Đó là những suy nghĩ đẹp, cách sống đẹp.	

0.5
4. Mở rộng, nâng cao 
1,0
Những điều anh suy nghĩ và những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh chính là những suy tư trăn trở của nhà văn trước cuộc đời. Ý nghĩa ấy được gửi gắm qua hình thức một câu chuyện nhẹ nhàng, giầu chất thơ.	

0.5
Từ những suy nghĩ ấy, rút ra cho bản thân những bài học về cách sống cao đẹp.	
0.5

 

 .........................HẾT.............................










File đính kèm:

  • docDe HSG van 9 huyen Thanh Son nam 20122013.doc