Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 Vĩnh Phúc năm học 2013 – 2014 đề thi môn: Lịch sử

pdf5 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1462 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 Vĩnh Phúc năm học 2013 – 2014 đề thi môn: Lịch sử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GD& ĐT VĨNH PHÚC KÌ THI CHỌN HSG LỚP 9 NĂM HỌC 2013-2014 
ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ 
 Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề 
Câu 1 (2,5 điểm) 
 Trình bày sự ra đời, hoạt động và ý nghĩa của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. 
Câu 2 (2,0 điểm) 
 Vì sao phát xít Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương vào ngày 9/3/1945? Trước 
sự kiện này, Đảng Cộng sản Đông Dương đã có chủ trương gì? 
Câu 3 (2,5 điểm) 
 Thắng lợi quân sự nào của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp 
(1946-1954) đã làm phá sản bước đầu Kế hoạch Na-va của Pháp-Mĩ? Trình bày chủ 
trương của ta và diễn biến chính của thắng lợi đó. 
Câu 4 (3,0 điểm) 
 Nêu các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc từ sau năm 
1945 và một số sự kiện lịch sử tiêu biểu của mỗi giai đoạn. 
.................Hết................. 
 Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm 
Họ và tên thí sinh:Số báo danh: . 
ĐỀ CHÍNH THỨC 
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC KÌ THI CHỌN HSG LỚP 9 NĂM HỌC 2013-2014 
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: LỊCH SỬ 
 ( Hướng dẫn chấm có: 03 trang) 
Câu Nội dung Điểm 
1 Trình bày sự ra đời, hoạt động và ý nghĩa của Hội Việt Nam Cách mạng 
Thanh niên. 
2,5 
1. Sự ra đời 
- Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc), Người đã 
tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam tại đây và một số thanh niên mới từ 
trong nước sang 
- Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh 
niên, trong đó tổ chức Cộng sản đoàn làm nòng cốt. 
2. Hoạt động 
- Nguyễn Ái Quốc trực tiếp mở nhiều lớp huấn luyện chính trị để đào tạo một 
số thanh niên Việt Nam trở thành những cán bộ cách mạng 
- Năm 1925, xuất bản Báo Thanh niên làm cơ quan tuyên truyền của Hội. 
- Đầu năm 1927, xuất bản tác phẩm Đường Kách mệnh. Tác phẩm đã vạch ra 
những phương hướng cơ bản của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam 
- Năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên có chủ trương “vô sản 
hóa”- đưa hội viên vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền cùng sống và lao động 
với công nhân để tự rèn luyện, đồng thời truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin, tổ 
chức và lãnh đạo công nhân đấu tranh. 
- Đến năm 1929, đáp ứng yêu cầu của phong trào công nhân và phong trào yêu 
nước, chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập ở Hà Nội (3-1929). Sau Đại hội 
lần thứ nhất, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phân hóa thành hai tổ chức 
là Đông Dương Cộng sản đảng (6-1929) và An Nam Cộng sản đảng (8-1929). 
3. Ý nghĩa 
 - Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra đời là mốc quan trọng đánh dấu sự 
phát triển của cách mạng Việt Nam, nhờ hoạt động của Hội, chủ nghĩa Mác-
Lênin được truyền bá rộng rãi vào nước ta, thúc đẩy phong trào dân tộc dân 
chủ phát triển 
 - Là bước chuẩn bị về tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. 
Hội là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam... 
2 Vì sao phát xít Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương vào ngày 9/3/1945? 
Trước sự kiện này, Đảng Cộng sản Đông Dương đã có chủ trương gì ? 
2,0 
1. Phát xít Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương vào ngày 9/3/1945 vì: 
- Về bản chất: Đế quốc phát xít Pháp - Nhật không thể chung một miếng mồi 
béo bở là Đông Dương. Chúng tuy cấu kết với nhau nhưng thực tế lại mâu 
thuẫn rất gay gắt. 
- Trên thực tế: 
+ Vào đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. 
Nước Pháp được giải phóng, Chính phủ kháng chiến Đờ Gôn về Pa- ri 
+ Ở Mặt trận Thái Bình Dương, phát xít Nhật khốn đốn trước những đòn tấn 
công dồn dập của Anh-Mĩ trên bộ cũng như trên mặt biển. 
+ Ở Đông Dương, thực dân Pháp nhân cơ hội cũng ráo riết hoạt động, đợi khi 
quân Đồng minh kéo vào đánh Nhật sẽ nổi dậy hưởng ứng để giành lại địa vị 
thống trị cũ. 
- Trước tình hình trên, đêm ngày 9/3/1945 Nhật bất ngờ đảo chính Pháp trên toàn cõi 
Đông Dương, quân Pháp chống cự yếu ớt và đầu hàng. 
2. Chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương 
- Ngay khi tiếng súng đảo chính của Nhật vừa nổ, Ban Thường vụ Trung ương 
Đảng đã họp hội nghị mở rộng. Hội nghị ra chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và 
hành động của chúng ta”. 
- Xác định kẻ thù chính, cụ thể, trước mắt của nhân dân Đông Dương lúc này 
là phát xít Nhật 
- Hội nghị quyết định phát động một cao trào “Kháng Nhật, cứu nước” mạnh mẽ 
làm tiền đề cho Tổng khởi nghĩa... 
3 Thắng lợi quân sự nào của quân dân ta trong cuộc kháng chiến 
chống Pháp (1946-1954) đã làm phá sản bước đầu Kế hoạch Na-va 
của Pháp-Mĩ? Trình bày chủ trương của ta và diễn biến chính của 
thắng lợi đó. 
2,5 
1. Thắng lợi quân sự làm phá sản bước đầu Kế hoạch Na-va của Pháp-Mĩ 
trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) là thắng lợi của cuộc tiến 
công chiến lược Đông – Xuân 1953-1954. 
2. Chủ trương của Đảng: 
- Tháng 9/1953, Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp đề ra kế hoạch 
tác chiến Đông – Xuân 1953-1954 với quyết tâm giữ vững quyền chủ động 
đánh địch trên cả hai mặt trận- chính diện và sau lưng địch. 
- Phương hướng chiến lược của ta là: Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến 
công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu, buộc 
chúng phải bị động phân tán lực lượng đối phó với tatạo cho ta những điều 
kiện thuận lợi để tiêu diệt thêm sinh lực địch. 
- Phương châm chiến lược của ta là: “tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt”, 
“đánh ăn chắc, đánh chắc thắng”. 
3. Diễn biến: 
- Đầu tháng 12 – 1953, bộ đội chủ lực của ta ở Tây Bắc tổ chức một bộ phận 
bao vây, uy hiếp địch ở Điện Biên Phủ; bộ phận còn lại mở cuộc tiến công địch 
giải phóng toàn tỉnh Lai Châu (trừ Điện Biên Phủ). Na-va buộc phải đưa 6 tiểu 
đoàn cơ động từ đồng bằng Bắc Bộ lên tăng cường. Như vậy, Điện Biên Phủ 
trở thành nơi tập trung quân thứ hai của địch sau đồng bằng Bắc Bộ. 
- Đầu tháng 12 – 1953, liên quân Việt – Lào mở cuộc tiến công địch ở Trung 
Lào, giải phóng toàn tỉnh Thà Khẹt, đồng thời bao vây, uy hiếp Xê-nô. Na-va 
tăng cường lực lượng cho Xê-nô và Xê-nô trở thành nơi tập trung quân thứ ba 
của địch. 
- Cuối tháng 1 – 1954, quân ta phối hợp với quân Pa-thét Lào mở cuộc tiến 
công địch ở Thượng Lào, giải phóng toàn tỉnh Phong Xa-lì, mở rộng vùng giải 
phóng Lào Na-va cho tăng cường lực lượng để Luông Pha- bang trở thành 
nơi tập trung quân thứ tư của địch. 
- Đầu tháng 2 – 1954, quân ta mở cuộc tiến công địch ở Bắc Tây Nguyên, giải 
phóng toàn tỉnh Kon Tum, đồng thời bao vây uy hiếp Plây Cu. Na-va buộc 
phải bỏ dở cuộc tiến công Tuy Hòa để tăng cường lực lượng cho Plây Cu và 
Plây Cu trở thành nơi tập trung quân thứ năm của địch. 
- Phối hợp chặt chẽ với mặt trận chính diện, phong trào chiến tranh du kích 
phát triển mạnh ở vùng sau lưng địch. Bộ đội ta ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ, 
Bình-Trị- Thiên, đồng bằng Bắc Bộ cũng đẩy mạnh hoạt động đánh địch. 
4 Nêu các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc từ sau năm 3,0 
1945 và một số sự kiện tiêu biểu của mỗi giai đoạn. 
1. Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX. 
- Ngay khi được tin phát xít Nhật đầu hàng, nhân dân nhiều nước Đông Nam Á 
đã nổi dậy, tiến hành khởi nghĩa vũ trang lật đổ ách thống trị của phát xít, 
thành lập chính quyền cách mạng, tuyên bố độc lập. Tiêu biểu là các nước: 
 In-đô-nê-xi-a (17/8/1945), Việt Nam (2/9/1945), Lào (12/10/1945). 
- Phong trào đấu tranh nhanh chóng lan sang các nước Nam Á và Bắc Phi. Các 
nước ở hai khu vực này liên tiếp nổi dậy giành độc lập như Ấn Độ (1950), 
Ai Cập (1952)Năm 1960, 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập. 
- Ở Mĩ La-tinh, phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập phát triển mạnh. 
Ngày 1/1/1959, cách mạng Cu Ba thắng lợi, chế độ độc tài thân Mĩ bị lật đổ. 
- Như vậy, tới giữa những năm 60 của thế kỉ XX, hệ thống thuộc địa của chủ 
nghĩa đế quốc -thực dân về cơ bản đã bị sụp đổ. 
2. Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX. 
- Nét nổi bật của giai đoạn này là phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân 
dân các nước Ăng-gô-la, Mô-dăm-bích và Ghi-nê Bít-xao nhằm lật đổ ách 
thống trị của Bồ Đào Nha. 
- Đến đầu những năm 70, chính quyền mới ở Bồ Đào Nha đã phải tuyên bố độc 
lập cho Ghi-nê Bít-xao (1974), Mô-dăm-bích (1975) và Ăng-gô-la (1975). Sự 
tan rã các thuộc địa của Bồ Đào Nha là một thắng lợi quan trọng của phong 
trào giải phóng dân tộc ở châu Phi. 
3. Giai đoạn từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX. 
- Từ cuối những năm 70, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức 
cuối cùng của nó là chế độ phân biệt chủng tộc (A-pac-thai), tập trung ở ba 
nước miền Nam châu Phi là Rô-đê-di-a, Tây Nam Phi và Cộng hòa Nam Phi. 
- Sau nhiều năm đấu tranh ngoan cường và bền bỉ của người da đen, cuộc đấu 
tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc lần lượt giành được thắng lợi: Chính 
quyền của người da đen đã được thành lập ở Rô-đê-di-a (1980), Tây Nam Phi 
(1990). Đặc biệt, năm 1993 chế độ phân biệt chủng tộc ở Cộng hòa Nam Phi đã 
bị xóa bỏ sau hơn ba thế kỉ tồn tại. 
- Như vậy, đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX, hệ thống thuộc địa của chủ 
nghĩa đế quốc đã bị sụp đổ hoàn toàn. Lịch sử các dân tộc ở Á, Phi, Mĩ La-tinh 
bước sang thời kì mới-thời kì củng cố nền độc lập dân tộc, xây dựng và phát 
triển đất nước. 
----------- Hết ----------- 
ĐỀ CHÍNH THỨC KÌ THI CHỌN HSG LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2013-2014 
MA TRẬN ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ 
------------------------------------- 
Mã Chủ đề Nhận biết 
(1) 
Thông hiểu 
(2) 
Vận 
dụng (3) 
Tổng 
A1 Việt Nam trong những năm 
1919-1930. 
2.0 
0.5 
2.5 
A2 
Cuộc vận động tiến tới Cách 
mạng tháng Tám năm 1945 
1.75 
0.25 
2.0 
A3 Việt Nam từ cuối năm 1946 
đến năm 1954 
1.25 
0.75 
0.5 
2.5 
A4 Các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh 
từ năm 1945 đến nay. 
 2.25 0.75 3.0 
Tổng 
3.25 
4.75 
2.0 
10 

File đính kèm:

  • pdf07_Su HSG LỚP 9.pdf
Đề thi liên quan