Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 (vòng 2) - Môn: Sinh Học

doc1 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 810 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 (vòng 2) - Môn: Sinh Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 (VÒNG 2)
Năm học: 2013-2014
Môn: Sinh học
Thời gian làm bài: 150 phút 
Đề thi này gồm 01 trang
Câu 1 (1,75 điểm) 
a. Trong nội dung chương trình sinh học lớp 9, tỷ lệ phân li kiểu hình 1:1 có thể xuất hiện ở quy luật di truyền nào? Mỗi quy luật di truyền cho một sơ đồ lai minh họa.
b. Ở một loài cây, gen A quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với gen a quy định hạt xanh; gen B quy định hạt trơn trội hoàn toàn so với gen b quy định hạt nhăn. Các gen nằm trên hai cặp NST tương đồng. Xác định kiểu gen của P trong các phép lai giữa hai cây hạt vàng, vỏ trơn cùng loài với nhau? 
Câu 2 (1, 5 điểm) 
a. Ở một loài thực vật phát hiện một thể đột biến mà trong tất cả các tế bào sinh dưỡng đều thừa một nhiễm sắc thể. Cho biết đây là thể đột biến nào? Trình bày cơ chế phát sinh thể đột biến đó?
b. Một tế bào sinh dục mầm của Ngô tiến hành nguyên phân liên tiếp 10 lần, nhưng khi kết thúc phân bào 4, ở lần phân bào 5 có 4 tế bào con không hình thành thoi phân bào, kết quả đã tạo ra các tế bào 4n. Xác định tỷ lệ % tế bào bị đột biến và tế bào bình thường trong tổng số các tế bào con được hình thành?
Câu 3 (1,75 điểm) 
a.Yếu tố nào dẫn đến tính đa dạng và đặc thù của phân tử ADN? Vì sao tính đặc thù và ổn định của ADN chỉ mang tính tương đối?
b. Protein liên quan đến hoạt động sống nào của cơ thể? Trong điều kiện bình thường, cấu trúc đặc thù của Protein ở thế hệ tế bào sau có bị thay đổi không? Vì sao?
Câu 4 (1,25 điểm) 
a.Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật, nhất là ở động vật bậc cao? Người ta có thể dự báo được sự xuất hiện của đột biến gen không? Tại sao?
b. Kể tên các loại biến dị. Phân biệt đột biến gen với đột biến nhiễm sắc thể.
Câu 5 (1,5 điểm) 
 Xét một cặp NST tương đồng chứa một cặp gen dị hợp Aa, mỗi gen dài 4080 Ăngstoron. Gen trội A có 3120 liên kết Hidro, Gen lặn a có 3240 liên kết Hidro.
a. Tính số lượng Nucleotit trong mỗi loại giao tử bình thường chứa gen nói trên.
b. Khi có hiện tượng giảm phân I phân li không bình thường thì số lượng từng loại Nucleotit trong mỗi loại giao tử hình thành là bao nhiêu?
c. Nếu cho các loại giao tử không bình thường đó tái tổ hợp với giao tử bình thường chứa gen lặn nói trên thì số lượng từng loại Nu trong mỗi loại hợp tử bằng bao nhiêu?
Câu 6 (1,25 điểm) 
a. Ở cây tứ bội (4n) các giao tử (2n) vẫn thụ tinh bình thường. Khi lai cây 4n có kiểu gen AAAA với cây 4n có kiểu gen aaaa thu được cây F1 có kiểu gen như thế nào? Tiếp tục lai cây F1 với cây 2n có kiểu gen Aa. Hãy tính theo lý thuyết số cây mang một gen trội A và số cây không mang gen trội A ở thế hệ sau.
b. Thế nào là phương pháp nghiên cứu phả hệ? Ý nghĩa của phương pháp?
Câu 7 (1,0 điểm). 
Ở một loài thực vật lai hai cây P: thân cao, hoa trắng với thân thấp, hoa đỏ thu được F1 có tỉ lệ: 1 thân cao, hoa đỏ : 1 thân cao, hoa trắng : 1 thân thấp, hoa đỏ : 1 thân thấp, hoa trắng. Biết mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng thân cao là trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp; tính trạng hoa đỏ là trội hoàn toàn so với tính trạng hoa trắng. Biện luận và tìm kiểu gen của P?
----------------HẾT-----------------
	Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
	Họ tên thí sinh..........................................................................SBD:.....................

File đính kèm:

  • docde chinh thưc 13-14.doc
Đề thi liên quan